Chủ nhật, 28/04/2024 17:20 (GMT+7)

ĐBSCL: Chủ động trước sụp lún và sạt lở

MTĐT -  Thứ tư, 04/12/2019 10:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 28/11, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã ký quyết định tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển Đông, đoạn từ Đất Mũi đến Vàm Xoáy (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) với chiều dài 3km.

Trước đó, tháng 9/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng ban hành quyết định tình huống khẩn cấp 8 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm xảy ra trên địa bàn.

Diễn tiến ngày một phức tạp
ĐBSCL đang chịu tác động kép từ nước biển dâng và quá trình tự sụp lún nhiều vùng đất, đó là nguy cơ đang hiện hữu. Ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ TN-MT), cho biết: Theo kết quả quan trắc tại TP.HCM và ĐBSCL với tổng số 339 điểm, cho thấy có 306 điểm lún 0,1 - 81,4cm; tốc độ lún trung bình 0,01 - 06,8cm mỗi năm.
Nơi lún nhiều nhất là phường An Lạc (quận Bình Tân, TPHCM) với tổng độ lún 81cm; Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu dẫn đầu khu vực ĐBSCL với mức độ lún cao nhất, từ 52,4 - 62,6cm. Các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Long An... có tổng độ lún nhỏ nhất (từ 12,4 - 15,9cm).
Cửa biển Vàm Xoáy (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), một trong những điểm nóng sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: TẤN THÁI
Theo đánh giá sơ bộ trong kết quả nghiên cứu về sự sụt lún đất ở bán đảo Cà Mau do Viện Địa kỹ thuật Na Uy thực hiện, trong 15 năm qua, đất ở tỉnh Cà Mau sụt lún từ 30 - 70cm, bình quân khoảng 1,9 - 2,8cm mỗi năm; nếu tiếp tục gia tăng khai thác nước ngầm thì trong 25 năm tới, dự báo sụt lún sẽ lên đến 90cm.
Tiến sĩ Dương Văn Ni (Trường ĐH Cần Thơ) tỏ ra tiếc nuối khi cảnh báo: “ĐBSCL chưa đến lúc phải khai thác các tầng nước ngầm một cách quá đáng như hiện nay. Ngoài những hệ lụy dẫn đến sụp lún, ô nhiễm nguồn nước, thì đây là cách khai thác không hợp lý nguồn dự trữ quý giá cho các thế hệ sau”.
Hiện toàn vùng có khoảng 9.650 giếng khai thác nước ngầm tập trung với tổng lưu lượng khoảng 1,97 triệu m3 mỗi ngày. Riêng TPHCM có khoảng 1.920 giếng, với lưu lượng khai thác 520.000m3/ngày. Ngoài ra, còn khoảng trên 1 triệu giếng quy mô hộ gia đình, với lưu lượng khai thác khoảng 840.000m3/ngày.
Theo các chuyên gia của Đại học Quốc gia TPHCM, qua thống kê cho thấy, trong thời gian 10 năm trở lại đây, hiện tượng xói lở và sạt lở bờ tại các sông rạch ở ĐBSCL ngày càng ra tăng. Nếu như năm 2010, toàn vùng ĐBSCL chỉ có 99 điểm sạt lở bờ sông, thì đến thời điểm hiện nay đã tăng lên 681 điểm sạt lở,  gấp 7 lần so với 2010.
Nguyên nhân gây tình trạng sạt lở bờ sông tại ĐBSCL như do địa chất, địa hình, chế độ dòng chảy, thủy triều, đây là những nguyên nhân khách quan khó kiểm soát. Song, nguyên nhân quan trọng và có thể kiểm soát được đó là con người tạo ra khi xây dựng tràn lan, cất nhà ở và công trình gần bờ sông, đường giao thông; tạo sóng từ phương tiện giao thông thủy, khai thác cát quá mức, thiếu hụt bùn cát do xây dựng các hồ chứa trên dòng chính sông Mekong.
Tập trung các giải pháp ứng phó
PGS-TS Nguyễn Phú Quỳnh (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam) cùng các chuyên gia đề xuất một số nhóm giải pháp chỉnh trị và kết cấu công trình bảo vệ bờ tại các khu vực sạt lở trọng điểm. Cụ thể, nhóm giải pháp công trình hỗ trợ và giảm nhẹ sạt lở được xem là thân thiện với môi trường có thể bảo vệ bờ bằng cách trồng các loại cây chắn sóng. Đây là giải pháp có giá thành thấp và thân thiện môi trường, hài hòa thiên nhiên, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.
Đối với những khu vực sạt lở bề mặt bờ sông, chân đường giao thông, sạt lở bờ sau khi ngăn dòng triều... có thể dùng giải pháp kè tường đứng, đóng cọc và sử dụng bao đất, cát chống sóng. Cách làm này có giá thành thấp và có thể áp dụng xã hội hóa. Riêng công trình kiên cố bảo vệ bờ sông nơi thị trấn, khu vực đông dân cư thì thực hiện giải pháp kè bảo vệ kết hợp chỉnh trang đô thị.
Tại Đồng Tháp, tỉnh vừa thực hiện xong công trình kè mềm chống sạt lở bờ sông Cần Lố (thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh) mang lại hiệu quả khả quan. Kè mềm thuộc nhóm “giải pháp xanh” được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới trong khoảng 10 năm qua. Ưu điểm của loại kè này là đem lại hiệu quả cao, chi phí thấp hơn 40%-70% so với kè cứng. Khu vực sạt lở sông Cần Lố dài hơn 40m, nhưng tổng chi phí kè mềm chỉ khoảng 2,2 tỷ đồng, thời hạn sử dụng lên tới 20 năm.
Hiện Bộ TN-MT và Bộ Xây dựng đang khẩn trương thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án “Đo đạc, kiểm tra các mốc cao độ nhà nước trên phạm vi TPHCM và vùng ĐBSCL giai đoạn II”; điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước dưới đất, tác động đến sụt lún bề mặt đất khu vực TPHCM và ĐBSCL, định hướng quản lý khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất để có giải pháp toàn diện phòng chống sạt lở và sụp lún cho cả vùng.
Theo saigondautu.com.vn
Bạn đang đọc bài viết ĐBSCL: Chủ động trước sụp lún và sạt lở. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.