Thứ hai, 29/04/2024 07:32 (GMT+7)

Đề án "Sáp nhập Trường Cao đẳng Hải Dương và Trường Đại học Hải Dương"

Song Lam -  Thứ sáu, 07/04/2023 17:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tỉnh ủy Hải Dương có thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc bổ sung, hoàn thiện đề án “Sáp nhập Trường Cao đẳng Hải Dương và Trường Đại học Hải Dương” và đặt tên trường đại học sau sáp nhập.

tm-img-alt
Trường Đại học Hải Dương.

Trước đó ngày 04/04, sau khi nghe Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo về việc bổ sung, hoàn thiện Đề án “ Sáp nhập Trường Cao đẳng Hải Dương và Trường Đại học Hải Dương” và đề nghị xem xét đặt tên trường đại học sau sáp nhập (Tờ trình số 193-TTr, ngày 03/4/2023), Ban thường vụ tỉnh ủy Hải Dương đồng ý với nội dung bổ sung, hoàn thiện Đề án “ Sáp nhập Trường Cao đẳng Hải Dương và Trường Đại học Hải Dương” như đề xuất và thống nhất đặt tên trường đại học sau sáp nhập là Trường Đại học Hải Dương.

Mục tiêu của việc sáp nhập là xây dựng trường đại học trọng điểm của tỉnh Hải Dương và khu vực đồng bằng sông Hồng, có uy tín, chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo giáo viên, lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ... Thực hiện kết nối Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp, phát triển đào tạo các ngành nghề trọng điểm, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực để phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp, nông nghiệp xanh, phục vụ cho sự phát triển tỉnh để phấn đấu đến năm 2030 Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp phát triển.

Việc sáp nhập còn góp phần tinh gọn đơn vị sự nghiệp công lập, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Tạo điều kiện để trường sau sáp nhập từng bước thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính...

Trường Đại học Hải Dương thành lập từ năm 2011 trên cơ sở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương. Trường có 8 phòng, 5 khoa, 8 trung tâm. Từ năm 2019 - 2021, trường đào tạo được 2.785 học viên.

Trường Cao đẳng Hải Dương được thành lập năm 1960, có 5 phòng, 11 khoa, 1 trung tâm và các trường thực hành: Mầm non thực hành Hoa Sen, Tiểu học Chu Văn An, THCS Chu Văn An, THPT Chu Văn An. Bốn năm gần đây (2019-2022), trường đào tạo 4.387 sinh viên hệ cao đẳng, 1.454 học sinh hệ trung cấp.

Theo đề án, sau sáp nhập, trường mới sẽ có 8 phòng chức năng, 11 khoa, 2 trung tâm và giữ nguyên các trường thực hành. Trường có 4 cơ sở, trụ sở chính sẽ nằm ở khu đô thị phía Nam, TP Hải Dương (trụ sở chính Trường Đại học Hải Dương hiện nay).

Về việc tuyển sinh, nét mới đáng chú ý của trường sau khi sáp nhập là sẽ đào tạo giáo viên hệ đại học. Thường trực Tỉnh ủy Hải Dương chỉ đạo tập trung sáp nhập để kịp tuyển sinh năm học này.

Đến sáng 7/4, đề án đang trong giai đoạn trình Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định.

Bạn đang đọc bài viết Đề án "Sáp nhập Trường Cao đẳng Hải Dương và Trường Đại học Hải Dương". Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.