Chủ nhật, 28/04/2024 07:18 (GMT+7)

Đề xuất xây dựng thêm quảng trường ở Hà Nội

MTĐT -  Thứ năm, 07/05/2020 16:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ban Thường vụ Quận ủy Nam Từ Liêm kiến nghị thành phố cho phép nghiên cứu triển khai xây dựng “Quảng trường Văn hóa - Thể thao thanh niên”.

Theo Tiền Phong đưa tin, sáng nay, tại buổi làm việc của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ với quận Nam Từ Liêm, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Trần Đức Hoạt đã kiến nghị với thành phố cho phép quận được nghiên cứu triển khai “Quảng trường văn hóa - thể thao thanh niên” của thành phố tại ô đất 5B2 (khu vực Mỹ Đình) và mô hình tuyến phố thương mại trên tuyến đường Đồng Bông.

Với kiến nghị này, quận Nam Từ Liêm mong muốn tận dụng lợi thế các công trình thể thao, các không gian lớn, kết nối giao thông ngoại ô để thu hút nhiều khách quốc tế, tạo ra các chuỗi thương mại, dịch vụ.

Bí thư Quận ủy Nam Từ Liêm Nguyễn Văn Hải phát biểu tại buổi làm việc.

Quận cũng kiến nghị thành phố cho triển khai mô hình chợ đêm tại khu vực Mễ Trì, gắn với quảng bá làng nghề bún Phú Đô, cốm Mễ Trì… tạo thành một điểm đến hấp dẫn, nhằm khai thác lợi thế trên địa bàn đang có rất đông người nước ngoài, nhất là người Hàn Quốc sinh sống.

Đánh giá về kiến nghị này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, thành phố hoan nghênh quận về đề xuất xây dựng “Quảng trường văn hóa - thể thao thanh niên”. Việc này không chỉ giúp khai thác hiệu quả hơn cụm các công trình thể thao lớn ở khu vực này mà đây còn là điều cần thiết cho không gian đô thị ở Thủ đô.

Theo ông Sơn, Hà Nội hiện có 4 quảng trường gồm quảng trường Ba Đình, quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, quảng trường 1-5 ở Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Xô và quảng trường Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, ngoài quảng trường Ba Đình gắn với yếu tố chính trị của quốc gia thì 3 quảng trường còn lại đều xây dựng từ thời chống Pháp.

Nói cách khác, qua đánh giá, Hà Nội vẫn đang thiếu không gian quảng trường. Trong không gian đô thị, quảng trường là không gian chung, nơi có thể phát triển được các hoạt động giao lưu văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, thương mại.

Ông Sơn cho biết thêm, việc thiết kế quy hoạch quảng trường trong không gian đô thị ở nước ta nói chung, Hà Nội nói riêng vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy, diện tích quảng trường trên diện tích đất đô thị ở nước ta chỉ chiếm 0,004%; chỉ tiêu diện tích quảng trường trên đầu người rất thấp, chỉ khoảng 0,022m2.

Với tinh thần đó, chúng tôi hoàn toàn nhất trí là phải có thêm ít nhất một không gian quảng trường ở Hà Nội, có thể đặt ở quận Nam Từ Liêm hoặc khu vực tây Hồ Tây”, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu quan điểm.

Còn về việc xây dựng quảng trường ở khu vực Mỹ Đình, ông Lê Hồng Sơn cho biết, khu vực đất này được Thủ tướng giao Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quản lý, do đó cần phải phối hợp bàn bạc và cân nhắc thêm.

Ngoài ra, quận Nam Từ Liêm cũng kiến nghị TP nâng cấp mở rộng đường 70 từ Nhổn đến Hà Đông trên địa bàn phường Xuân Phương, Phương Canh và Tây Mỗ; Tuyến đường từ Quốc lộ 32 đến đường 70 tại địa bàn phường Xuân Phương và Tây Mỗ; Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài từ Đại lộ Thăng Long đến khu đô thị Dương Nội Hà Đông trên địa bàn các phường Mễ Trì, Trung Văn, Đại Mỗ.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất xây dựng thêm quảng trường ở Hà Nội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề