Chủ nhật, 28/04/2024 17:15 (GMT+7)

Delhi ô nhiễm khói bụi như ngày “tận thế”

MTĐT -  Thứ tư, 07/11/2018 15:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo WHO ô nhiễm khói bụi có thể khiến hơn 1 triệu người dân Ấn Độ tử vong mỗi năm, và thủ đô New Delhi đang có chất lượng không khí tồi tệ nhất trong số các thành phố lớn trên thế giới.

Chất lượng không khí ở phía Bắc của Ấn Độ, trong đó có thủ đô New Delhi đã giảm mạnh vào ngày 5/11

Hạt PM 2.5, hạt nhỏ chất có thể tiếp cận sâu vào phổi và gây ra vấn đề sức khỏe lớn, đo được ở nồng độ 400 ở hầu hết các khu vực của thủ đô, và ở một số nơi nồng độ này tăng vọt lên hơn 600.

Con số đó gấp gần 24 lần mức khuyến cáo 25 microgam/m3 trung bình trong khoảng thời gian 24 giờ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo WHO, Ấn Độ là nơi có 14 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

New Delhi xếp hạng thứ 6 về mức độ ô nhiễm nặng nhất.

Đốt đồng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm khói bụi ở Thủ đô New Delhi. Ảnh: AP.

Cứ đến tháng 11 hằng năm, các bệnh viện ở New Delhi lại chật cứng bệnh nhân nhập viện do các triệu chứng về hô hấp. Thậm chí, hành lang bệnh viện cũng được trưng dụng làm chỗ nằm cho bệnh nhân do tình trạng quá tải.

Thời tiết mùa Thu mát mẻ hơn có thể "giữ" các chất gây ô nhiễm ở gần mặt đất, khiến nồng độ bụi siêu vi PM 2.5 trong những ngày này tăng gấp 30 lần so giới hạn an toàn.

Một trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất là lúc diễn ra lễ hội Diwali của các tín đồ đạo Hindu, lễ hội truyền thống lớn nhất ở Ấn Độ.

Trong thời gian diễn ra lễ hội, khói bụi từ việc đốt hàng triệu quả pháo hòa cùng khói xe, khí thải nhà máy, bụi từ công trường xây dựng và khói đốt rơm rạ tạo ra một đám mây khói bụi khổng lồ bao trùm thành phố 20 triệu dân. Các chỉ số ô nhiễm lúc này thậm chí có thể nhảy vọt lên mức cao không có trên các thiết bị đo đạc khoa học.

Việc gia tăng khói bốc cháy từ các cánh đồng trong khu vực cũng khiến không khí Thủ đô Delhi trở nên ô nhiễm trầm trọng hơn.

“Tốc độ gió giảm xuống còn 15 km/h từ 29 km/h và có một bước nhảy vọt đáng kể trong vụ cháy rạ ở Punjab và Haryana trong vài giờ qua”, Anumita Roychowdhury, giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Môi trường ở New Delhi cho biết khi đề cập đến 2 bang, nơi nông dân đốt rạ trong các cánh đồng của họ để chuẩn bị cho vụ mùa đông.

Trẻ em, người già và nhưng người mắc các bện về hô hấp là những đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất nhất từ tình trạng ô nhiễm khói bụi ở New Delhi, vốn được dự báo sẽ không thuyên giảm cho đến khoảng cuối tháng 2/2019.

Báo cáo của WHO hồi tháng 10 cho thấy mỗi năm có hàng chục nghìn trẻ em tử vong do tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm. Trẻ em có nhịp thở nhanh hơn người lớn, do đó, lượng không khí độc hại được đưa vào cơ thể nhiều gấp hai lần số lượng người lớn tiếp nhận. Theo bác sĩ, lượng khí đó sẽ dần hủy hoại cơ thể các em.

“Trong ngày đầu chào đời, một đứa trẻ ở Delhi hít vào lượng không khí ô nhiễm tương đương với việc hút 20-25 điếu thuốc lá”, bác sĩ phẫu thuật phổi Arvind Kumar cho biết.

Nhiều năm qua, ông tham gia vận động không biết mệt mỏi nhằm nâng cao nhận thức về mối đe dọa từ ô nhiễm không khí. Hồi tháng 10, WHO cho rằng vấn đề này cũng nghiêm trọng như nạn dịch thuốc lá.

Khói bụi bao vây Thủ đô New Delhi. Ảnh: AP.

Cuối tuần, bác sĩ Kumar đã yêu cầu lắp đặt mô hình lá phổi nhân tạo khổng lồ gắn bộ lọc để tuyên truyền về ảnh hưởng tàn phá của khói mù. Nhiều bệnh nhân ông khám chữa có vết mô sẹo do hít thở không khí ở Delhi từ khi sinh ra.

“Họ không hút thuốc, nhưng cũng có lá phổi đen. Những vết đen thậm chí xuất hiện ở phổi của cả thanh thiếu niên. Thật đáng sợ”, AFP dẫn lời bác sĩ.

Mặc dù các nỗ lực của chính quyền nhằm giải quyết tình trạng khói mù vẫn được áp dụng mỗi khi mùa đông đến, nhưng chúng đều không hiệu quả. Một số các biện pháp đó là cấm thi công, cắt giảm phương tiện giao thông và nghiêm cấm sử dụng máy phát điện dùng dầu diesel.

Những giải pháp mang tính dài hạn hơn lại càng khó đạt được trong lúc chính quyền các bang từ chối phối hợp để xử lý nguyên nhân gốc rễ của cơn khủng hoảng, đơn cử như tình trạng nông dân đốt rơm rạ ở vùng ngoại ô New Delhi.

Nhật Hạ(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Delhi ô nhiễm khói bụi như ngày “tận thế”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hành động để giải quyết các thách thức toàn cầu
Cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về 'hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia nhằm tìm kiếm giải pháp cho những thách thức toàn cầu hiện nay.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.