Chủ nhật, 28/04/2024 07:06 (GMT+7)

Định hướng xử lý rác thải và chuyển đổi công nghệ tại TP HCM

Tùng Anh - Ngọc Thạch -  Thứ hai, 26/08/2019 23:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chiều 26/8, tại trung tâm báo chí TP HCM đã diễn ra buổi họp báo thông tin định hướng của Tp về xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và chuyển đổi sang công nghệ đốt phát điện...

Cùng với tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá, phát triển kinh tế và xã hội cao, TP HCM đang đối mặt với nhiều vấn đề quản lý đô thị, bảo vệ môi trường. Trong đó giảm ô nhiễm môi trường là một trong 7 chương trình đột phá của TP.HCM giai đoạn 2016-2020.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT phát biểu tại buổi họp báo.

Hiện nay, việc xử lý chất thải của TP.HCM chủ yếu là chôn lấp. Một phần chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp đốt (không thu hồi năng lượng), sản xuất phân bón và tái chế, nhưng tỷ lệ còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của TP. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đã được thu gom, vận chuyển năm 2018 là hơn 3 triệu tấn, tăng 4,19% so với năm 2017. Trong đó, lượng chất thải được xử lý dưới dạng chôn lấp chiếm hơn 2 triệu tấn (chiếm khoảng 72,52% trên tổng khối lượng chất thải 2018). Và hạn chế lớn nhất của việc chôn lấp rác thải đó là tồn tại, phát sinh mùi hôi....

Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ X về chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020; trong đó xác định cải tạo, nâng cấp nhà máy, đổi mới công nghệ xử lý tại các nhà máy hiện hữu sang công nghệ đốt phát điện. Hướng đến năm 2020 lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ chôn lấp chỉ còn tối đa là 50% và đến 2025 tối đa còn 20%.

Rất đông phóng viên của hơn 30 cơ quan báo, đài có mặt đưa tin về nội dung buổi họp báo.

Ngay sau đó, UBND TP.HCM đã giao cho Sở TN&MT phối hợp cùng các Sở ngành để thực hiện những mục tiêu trên. Và việc đưa những công nghệ mới vào những nhà máy hiện hữu để xử lý rác còn tạo ra điện năng và các sản phẩm tái chế từ rác như gạch không nung, vật liệu xây dựng.

 Ngoài việc “đặt hàng” vào các công ty hiện hữu như Công ty Cổ phần phát triển Tâm Sinh Nghĩa; Công ty Cổ phần Vietstar; Công ty Cổ phần Tasco thì trong tương lai TP.HCM cũng sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng 02 nhà máy đốt phát điện để giải quyết nhu cầu cấp thiết xử lý chất thải rắn đô thị, đảm bảo môi trường sống bền vững và mang lại nguồn năng lượng tái tạo phục vụ cho cuộc sống…

Bạn đang đọc bài viết Định hướng xử lý rác thải và chuyển đổi công nghệ tại TP HCM. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề