Thứ sáu, 26/04/2024 14:27 (GMT+7)

Đua nhau rao bán khách sạn trên 'đất vàng' vì dịch

MTĐT -  Thứ sáu, 28/08/2020 16:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dịch Covid-19 đã khiến nhiều khách sạn ở Hà Nội phải đóng cửa vì không có khách. Đặc biệt, thời gian gần đây, thông tin rao bán khách sạn tại Hà Nội ngày một nhiều hơn.

Khách sạn 5 sao Hà Nội cũng bán gấp

Cách ly xã hội cùng với lệnh dừng bay đã khiến số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế sụt giảm đáng kể. Du khách tới Hà Nội nửa đầu năm nay giảm tới 65,4% theo năm, xuống còn 4,93 triệu lượt. Trong đó, lượng khách quốc tế giảm 68,8% theo năm. Lượng khách du lịch quý II giảm 84% theo năm xuống còn 1,08 triệu lượt. Do du lịch quốc tế đóng cửa, khách du lịch tới Hà Nội hầu hết là khách nội địa, công tác hoặc khách du lịch đến từ các địa phương khác.

Thời gian gần đây, sau khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, các thông tin rao bán khách sạn khách sạn tại Hà Nội ngày một nhiều. Trong đó, các khách sạn này chủ yếu tập trung ở khu vực quận Hoàn Kiếm, với giá rao bán từ hàng chục cho đến cả hàng trăm tỷ đồng.

Theo VTCNews, khách sạn Candle 4 sao tại phố Đội Cấn (quận Ba Đình) có diện tích hơn 2.000 m2, 20 tầng đang được rao bán với giá 880 tỷ đồng. Tại Phố Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm), một khách sạn 4 sao, 10 tầng cũng được rao bán với giá 130 tỷ đồng.

Tại phố Giảng Võ (quận Ba Đình) khách sạn 5 sao Grand Vista Hà Nội cao 17 tầng nổi và 3 tầng hầm, với 165 phòng nghỉ và chức năng đang được rao bán 950 tỷ đồng.

Tương tự, khách sạn 5 sao Atlanta Hà Nội với quy mô 16 tầng trên diện tích 560m2, ở Hàng Chuối (quận Hai Bà Trưng) cũng đang rao bán với giá 480 tỷ đồng.

Khách sạn 5 sao Atlanta (49 Hàng Chuối, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang được rao bán. Ảnh: SGGP.

Trên phố Hàng Bè, Bát Sứ (quận Hoàn Kiếm), một vài khách sạn cũng đã treo biển bán. Theo tìm hiểu, chủ một khách sạn trên phố Hàng Bè đã cho doanh nghiệp thuê lại kinh doanh 15 năm nay. Nhưng năm 2020 là năm hết hợp đồng, trùng với dịch COVID-19, kinh doanh ế ẩm, khách nước ngoài không sang được, nên doanh nghiệp đã trả mặt bằng cho chủ.

Theo VTV, tình trạng này cũng xảy ra tại TP.HCM. Theo báo cáo của Sở Du lịch TP.HCM, công suất phòng ở tại các khách sạn trên địa bàn hiện đã giảm gần 92%. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hàng loạt đơn đặt phòng trong tháng 7 - 8 đều huỷ khiến các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn lâm vào cảnh khó khăn. Hàng loạt khách sạn, nhà nghỉ tại khu vực trung tâm cũng đành phải rao bán.

Tại tuyến đường Lý Tự Trọng, Quận 1, đây là tuyến đường tập trung khách sạn quy mô 3 - 4 sao nhiều nhất khu vực trung tâm, cũng bắt đầu xuất hiện nhiều khách sạn rao bán với giá từ 200 – 950 tỷ đồng.

Không chỉ khách sạn có quy mô lớn, mà ngay cả những tuyến đường tập trung nhiều khách sạn tầm trung như Bùi Thị Xuân, Phạm Ngũ Lão, các khách sạn cũng đang trạng thái tìm chủ mới với giá khởi điểm từ 150 – 400 tỷ đồng.

Khó phục hồi

Theo dự báo của CBRE, tình hình hoạt động của các khách sạn trong quý III sẽ không có nhiều biến chuyển so với quý II bởi Việt Nam hiện đang trải qua làn sóng Covid-19 thứ hai và nhiều thành phố hoặc địa phương đang phải thiết lập cách ly xã hội để ngăn ngừa sự lây lan.

Cụ thể, lĩnh vực kinh doanh khách sạn gặp rất nhiều khó khăn. Doanh thu trên mỗi phòng (RevPAR) trong nửa đầu năm tại thị trường Hà Nội và TP.HCM lần lượt giảm khoảng 56% và 64% so với cùng kỳ năm 2019. Nếu tính con số này toàn thị trường thì mức giảm giảm khoảng 55%.

Trong đó, công suất phòng giảm sút nghiêm trọng trong tháng 4, giai đoạn diễn ra cách ly toàn xã hội và bắt đầu được cải thiện trong tháng 5 và tháng 6 nhờ vào lượng khách nội địa bắt đầu du lịch trở lại.

Riêng đối với thị trường khách sạn cao cấp tại Hà Nội và TP.HCM, vốn phụ thuộc đáng kể vào nguồn khách quốc tế nên công suất phòng tại hai thị trường này chỉ tăng nhẹ trong khoảng từ 1-1,5 điểm phần trăm trong những tháng vừa rồi. Như vậy, sự hồi phục hoàn toàn của ngành dịch vụ lưu trú sẽ còn phải đối mặt với nhiều biến động khó lường và phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kiểm soát dịch của thế giới.

"Du khách nội địa được kỳ vọng sẽ dẫn dắt sự phục hồi của thị trường và bù đắp phần nào sự sụt giảm lượng khách quốc tế trong năm 2020. Thị trường du lịch nội địa bắt đầu khởi sắc hơn từ tháng 6 với việc ghi nhận tổng lượt khách gia tăng gấp 2,3 lần so với trong tháng 5. Trong bối cảnh chưa thể đi du lịch nước ngoài, nhiều người Việt lựa chọn những điểm đến trong nước nhằm hỗ trợ ngành du lịch địa phương. Những điểm đến có thể dễ dàng tiếp cận bằng đường bộ như Sapa, Hạ Long ở miền Bắc hoặc Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Lạt ở miền Nam đã đặc biệt hưởng lợi từ làn sóng phục hồi trong các tháng hè vừa qua", theo nhận định của báo cáo.

Tuy nhiên, về trước mắt, theo ông Nguyễn Trọng Thức - Phó Giám đốc của CBRE Hotels Việt Nam, "Thị trường khách sạn trong giai đoạn 2020-2021 được dự báo sẽ luôn ở trong tư thế phòng thủ, với tình hình hoạt động có thể thay đổi liên tục do phải đối mặt với những biến động khó lường về dịch bệnh cho đến khi có vắc-xin phòng ngừa hoặc phương pháp điều trị hiệu quả hơn".

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với ĐTTC GS. Đặng Hùng Võ, cho rằng đây là thời điểm rất khó khăn của doanh nghiệp kinh doanh loại hình khách sạn. Việc thị trường khách sạn tại Hà Nội có phục hồi sớm hay không phụ thuộc rất lớn vào khách du lịch nước ngoài.

Nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, hoạt động đón khách du lịch nước ngoài chưa biết khi nào mới mở lại. Trong khi đó, đa số doanh nghiệp đều vay vốn của các ngân hàng để đầu tư vào xây dựng khách sạn, hiện đang đối mặt với việc khó có khả năng hoàn trả cả gốc lẫn lãi, dẫn đến nguy cơ trở thành nợ xấu cho ngân hàng.

“Việc tiếp tục vay ngân hàng để giải cứu doanh nghiệp kinh doanh khách sạn hiện nay, theo tôi rất khó, vì không ngân hàng nào dám cho vay. Nên chăng, việc cần làm lúc này là các ngân hàng ân hạn khoản vay, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp. Việc kêu gọi sự giải cứu từ Chính phủ cũng rất khó, vì đây không thuộc nhóm ngành ưu tiên. Do đó, giải pháp lúc này là các doanh nghiệp nên có sự liên kết với nhau dưới hình thức các hội, hiệp hội tương trợ nhau về vốn vay để duy trì hoạt động, cầm cự đợi đến khi dịch bệnh kết thúc” – GS. Võ nhấn mạnh.

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Đua nhau rao bán khách sạn trên 'đất vàng' vì dịch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.