Thứ sáu, 26/04/2024 09:37 (GMT+7)

Tỉnh Thanh Hóa bị DN ‘tố’ bất nhất chủ trương ở KĐT mới Đông Hương?

Anh Văn -  Thứ hai, 31/08/2020 10:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo ông chủ của Xi măng Công Thanh, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có những quyết định thể hiện sự bất nhất chủ trương về Khu đô thị (KĐT) Đông Hương gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

Chủ trương không đồng nhất?

Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh có văn bản về việc làm rõ thủ tục trình tự triển khai KĐT Đông Hương, thành phố Thanh Hóa và kêu cứu về chủ trương không đồng nhất của UBND tỉnh Thanh Hóa, có dấu hiệu chèn ép doanh nghiệp.

Theo đó, ngày 9/6/2020, Sở xây dựng tỉnh Thanh Hóa có văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về việc điều chỉnh tổng thể mặt bằng quy hoạch dự án tại khu đô thị mới Đông Hương.

Công ty Công Thanh  đề nghị việc sớm phê duyệt quy hoạch phương án điều chỉnh tổng thể mặt bằng quy hoạch dự án tại khu đô thị mới Đồng Hương như đề nghị của Sở Xây dựng tại văn bản ngày 9/6/2020 để Công ty triển khai công việc tiếp theo triển khai dự án và thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Phối cảnh dự án Khu trung tâm thương mại – văn phòng cho thuê và khách sạn 5 sao Công Thanh. Tuy nhiên, 11 năm qua dự án này vẫn chưa thể triển khai vì vướng các thủ tục.

Tuy nhiên, ngày 24/8/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra văn bản trả lời Sở Xây dựng về việc điều chỉnh quy hoạch phương án điều chỉnh tổng thể mặt bằng quy hoạch dự án tại khu đô thị mới Đồng Hương rằng: "Không chấp nhận điều chỉnh quy hoạch do không đảm bảo mỹ quan đô thị dọc Đại lộ Lê Lợi".

Được biết, văn bản trên do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm ký thay Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Trả lới phóng viên, ông Nguyễn Công Lý, ông chủ của xi măng Công Thanh nói rằng: "Việc phủ quyết của UBND tỉnh Thanh Hoá hoàn toàn không có lý do, trái ngược với đề xuất của Sở Xây dựng và các Sở ban ngành khác của tỉnh. Đáng nói, trước đó, ngày 3/5/2017, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn đã có văn bản số 4651/UBND-CN về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch dự án Khu trung tâm thương mại – văn phòng cho thuê và khách sạn 5 sao Công Thanh".

Ông Lý nói rằng, các văn bản cùng của UBND tỉnh Thanh Hóa đã có sự không đồng nhất về mặt chủ trương nhất quán về việc giải quyết vấn đề của doanh nghiệp. Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh đã có đơn gửi các cơ quan chức năng xem xét, xử lý và làm rõ một số nội dung của doanh nghiệp.

Vị này cũng đặt thêm câu hỏi, tại sao văn bản về chủ trương đầu tư cùng của UBND tỉnh Thanh Hóa nhưn năm 2017 và năm 2020 lại có sự đối lập hoàn toàn. Việc bất nhất về chủ trương như vậy khiến doanh nghiệp thiệt hại đủ bề. Bởi Từ năm 2017, doanh nghiệp đã bỏ nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc, tuy nhiên đến nay lại bị phủ quyết không có lý do, vậy ai sẽ phải chịu trách nhiệm về những sự thiệt hại của doanh nghiệp?

“Liên quan đến việc không chấp nhận điều chỉnh quy hoạch do không đảm bảo mỹ quan đô thị dọc Đại lộ Lê Lợi mới đây của UBND tỉnh Thanh Hóa là rất mơ hồ, cảm tính. Đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa làm rõ vấn đề này? Trước đó UBND tỉnh đã đồng ý, sau đó Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên Môi trường cũng đồng ý nhưng tại sao, UBND tỉnh lại bất ngờ không đồng ý mà không đưa ra lý do xác đáng. Phải chăng đây là sự duy ý chí của một số cá nhân trong bộ máy, hay vì lợi ích nào đó phía sau? Liệu có sự làm khó doanh nghiệp đầu tư của UBND tỉnh Thanh Hóa không?", ông Nguyễn Công Lý bức xúc nói.

UBND tỉnh yêu cầu doanh nghiệp nộp 82 tỷ trong 6 ngày?

Ngày 2/12/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 5101/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền sử dụng đất tại KĐT mới Đông Hương. Theo đó, tổng giá trị quyền sử dụng đất tại dự án nói trên là hơn 164 tỷ đồng. Tức là mức giá này được tính trên cơ sở của Hội đồng thống nhất hệ số giá đất khu vực dự án bằng 1,65 lần so với bảng giá đất do nhà nước quy định.

Ngày 15/6/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra một văn bản lệnh doanh nghiệp trong 6 ngày (15/6 đến 20/6) nếu không đóng trước 82 tỷ đồng tiền sử dụng đất sẽ thu hồi dự án.

Sau đó, ngày 18/12/2019, Sở Tài nguyên Môi Trường Thanh Hóa đã có công văn tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết đề nghị của Công ty Công Thanh về giá đất nộp cho ngân sách nhà nước cho dự án nói trên. Theo Sở Tài nguyên Môi Trường Thanh Hóa nội dung xem xét lại giá đất của dự án là không có cơ sở xem xét.

Ngày 9/6/2020, Sở xây dựng tỉnh Thanh Hóa đã gửi công văn về việc điều chỉnh tổng thể mặt bằng quy hoạch dự án tại khu đô thị mới Đông Hương. Trả lời văn bản trên, ngày 29/4/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho rằng, sau khi phương án điều chỉnh quy hoạch được chấp thuận mới thực hiện các thủ tục thực hiện chủ trương đầu tư, đất đai, tài chính.

Tuy nhiên, ngày 15/6/2020 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra một văn bản yêu cầu doanh nghiệp trong vòng 6 ngày (từ ngày 15/6 đến ngày 20/6) nếu không đóng trước 82 tỷ tiền sử dụng đất thì sẽ thu hồi dự án, trong khi đó doanh nghiệp đã đóng 13 tỷ quỹ bảo đảm ký quỹ.

Việc UBND tỉnh yêu cầu doanh nghiệp nộp 82 tỷ đồng trong 6 ngày nếu không sẽ thu hồi dự án khiến doanh nghiệp vô cùng bất ngờ và bức xúc.

11 năm chưa thể triển khai dự án

Ngày 12/3/2009, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định số 574 do Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến ký, về việc giao đất có thu tiền sử dụng đất cho Xi măng Công Thanh tại khu đô thị mới Đông Hương (thành phố Thanh Hóa).

Theo đó, tỉnh Thanh Hóa phê duyệt cho Xi măng Công Thanh 17.963m2 đất để sử dụng vào mục đích xây dựng khách sạn 5 sao, văn phòng làm việc, văn phòng cho thuê và dịch vụ thương mai tại xã Đông Hương.

Đến năm 2017, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn đã có văn bản số 4651 về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch dự án Khu Trung tâm thương mại – Văn phòng cho thuê và khách sạn 5 sao Công Thanh.

Sau 8 năm, pháp lý của dự án lại được bắt đầu lại từ đầu bằng việc điều chỉnh cục bộ. Xi măng Công Thanh lại ráo riết thực hiện thủ tục để hoàn tất thủ tục để triển khai dự án.

Thủ tục triển khai dự án có bước tiến khi đến tháng 7/2018, tỉnh Thanh Hóa có văn bản đốc thúc việc hoàn thành hồ sơ dự án để triển khai. Tuy nhiên, phải đến hơn 1 năm sau, 12/11/2019, Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Thanh Hóa đã ra văn bản thông báo việc thẩm định giá đất tại dự án trên.

Ngày 2/12/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 5101/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền sử dụng đất. Theo đó, tổng giá trị quyền sử dụng đất tại dự án nói trên là hơn 164 tỷ đồng. Tức là mức giá này được tính trên cơ sở của Hội đồng thống nhất hệ số giá đất khu vực dự án bằng 1,65 lần so với bảng giá đất do nhà nước quy định.

Sau đó, ngày 18/12/2019, Sở Tài nguyên Môi Trường Thanh Hóa đã có công văn tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết đề nghị của Công ty Công Thanh về giá đất nộp cho ngân sách nhà nước cho dự án nói trên. Theo Sở Tài nguyên Môi Trường Thanh Hóa nội dung xem xét lại giá đất của dự án là không có cơ sở xem xét.

Và đến này, dự án vẫn chìm trong các thủ tục khác và vẫn chưa thể triển khai.

Bạn đang đọc bài viết Tỉnh Thanh Hóa bị DN ‘tố’ bất nhất chủ trương ở KĐT mới Đông Hương?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.