Thứ sáu, 26/04/2024 13:34 (GMT+7)

Vì sao hàng trăm căn hộ tái định cư ở Hà Nội không có người nhận?

MTĐT -  Thứ hai, 27/08/2018 16:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trên địa bàn TP đang có tới 372 hộ gia đình được mua nhà tái định cư nhưng chưa liên hệ với Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở ký hợp đồng mua bán nhà.

Theo thông tin trên Vnexpress, mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã công bố danh sách 372 hộ gia đình được mua nhà tái định cư trên địa bàn thủ đô nhưng chưa liên hệ với Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở ký hợp đồng mua bán nhà, cũng chưa nộp tiền và nhận nhà.

Theo thông báo này, danh sách gồm: 44 hộ ở nhà N01 – 7A Lê Đức Thọ; 28 hộ ở nhà N02 – 5A Lê Đức Thọ; 14 hộ ở nhà NO26A Bắc Đại Kim; 08 hộ Nhà OCT DDN1 Bắc Linh Đàm; 16 hộ Nhà OCT ĐN 2 Bắc Linh Đàm; 20 hộ Nhà OCT ĐN 3 Bắc Linh Đàm; 58 hộ ở nhà CTI.1-1A Vĩnh Hoàng, 11 hộ Nhà CTI.1-1B Đơn nguyên A Vĩnh Hoàng; 23 hộ Nhà CTI.1-1B Đơn nguyên B VĨnh Hoàng; 14 hộ ở nhà CT3 ao Hoàng Cầu; 67 hộ Nhà A14A1 Nam Trung Yên; 43 hộ Nhà A14A2 Nam Trung Yên; 26 Nhà A14B2 Nam Trung Yên.

Có những hộ dân, dù UBND TP. Hà Nội đã có Quyết định bán nhà từ năm 2015 nhưng vẫn chưa làm thủ tục nhận nhà.

Theo thông báo của Sở Xây dựng Hà Nội, trong thời gian 60 ngày kể từ thời điểm thông báo chính thức được đăng tải (13/08/2018), những hộ dân có tên trong danh sách mà vẫn không liên hệ với Ban Quản lý để hoàn tất thủ tục mua nhà sẽ được tổng hợp để báo cáo lên cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Câu chuyện thừa nhà tái định cư, không có người đến nhận không còn là vấn đề mới ở Hà Nội. Cuối năm 2017, Công ty cổ phần xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco3) đã từng đề xuất phá bỏ ba tòa nhà tái định cư cao 6 tầng với 150 căn hộ thuộc Khu đô thị mới Sài Đồng (Q. Long Biên, Hà Nội) sau 10 năm không có người ở.

Hàng trăm căn hộ tái định cư ở Hà Nội không có người đến nhận. Ảnh minh họa: Internet. 

Được biết, ba tòa nhà trên được xây dựng từ năm 2001-2006, phục vụ nhu cầu tái định cư tại chỗ của người dân sau khi thực hiện dự án giải phóng mặt bằng mở rộng tuyến phố Sài Đồng - khu đô thị Sài Đồng.

Tuy nhiên, một thời gian dài người dân không chấp nhận thỏa thuận về tái định cư tại đây nên toàn bộ quỹ nhà này bị bỏ hoang từ đó đến nay.

Do không chấp nhận thỏa thuận về tái định cư nên cho đến nay, dự án mở rộng tuyến phố Sài Đồng vì thế cũng án binh bất động, chưa được triển khai.

Hiện cả ba tòa nhà đã xuống cấp, xung quanh cây, cỏ dại mọc um tùm, rác thải chồng chất. Các phần tường, móng đã hoen ố, xập xệ, nứt nẻ.

Liên quan đến việc ba tòa nhà này bị bỏ hoang suốt nhiều nhiều năm qua, Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, có cả trách nhiệm của chủ đầu tư và của cơ quan chức năng.

Trong khi nhiều người dân tại Hà Nội đang phải sống trong cảnh thiếu nhà đất, thiếu nhà, quỹ nhà giá rẻ luôn trong tình trạng thiếu cung thì hiện nay Hà Nội còn tới gần 1.000 căn hộ tái định cư đã xây xong từ lâu nhưng bỏ trống.

Theo đánh giá, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều dự án giải phóng mặt bằng gặp vướng mắc, khiếu kiện… Ghi nhận từ thực tế, tình trạng nhà tái định cư chất lượng thấp dẫn đến xuống cấp, thang máy hỏng không được sửa chữa, sụt lún... sau một thời gian ngắn bàn giao xảy ra phổ biến thời gian qua tại Hà Nội.

Từng trao đổi với báo chí về vấn đề này, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, giải quyết tái định cư ở Việt Nam gắn với xây nhà, trong khi các nước trên thế giới chỉ cần có chính sách tái định cư. Trong khi đó, khi xây dựng nhà tái định cư lại không thực hiện điều tra xã hội học để xem nguyện vọng của người dân, chỉ áp đặt, nên dẫn đến thất bại và hậu quả là nhà tái định cư bị bỏ hoang.

Thực trạng khu nhà tái định cư bỏ hoang không chỉ tồn tại ở Hà Nội mà còn diễn ra tại TP.HCM. Tuy nhiên, để giải bài toán các dự án tái định cư bỏ hoang này, TP. HCM áp dụng cách làm là đấu giá nhà tái định cư. Giải pháp này, theo nhận định của nhiều chuyên gia, là cách tối ưu để hạn chế lãng phí và thu hồi phần vốn Nhà nước đã bỏ ra nhanh nhất. Đồng thời, cũng đáp ứng một phần nhu cầu thực về nhà ở của một bộ phận người dân có thu nhập trung bình. Hà Nội có thể học hỏi phương án này.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao hàng trăm căn hộ tái định cư ở Hà Nội không có người nhận?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.