Thứ sáu, 26/04/2024 07:55 (GMT+7)

Hà Nội: UBND P.Dịch Vọng coi thường pháp luật hay “bao che” vi phạm?

MTĐT -  Thứ tư, 26/02/2020 15:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đây là công trình được xây trên đất ao, có tranh chấp. Ngay từ khi bắt đầu công trình vi phạm xây dựng người dân đã báo tới chính quyền phường Dịch Vọng.

Công trình vi phạm nghiêm trọng về trật tự xây dựng tại số 38 đường Trần Đăng Ninh kéo dài (nay là phố Khúc Thừa Dụ, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) đã có quyết định cưỡng chế của Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy buộc thực hiện khắc phục hậu quả từ tháng 1/2019 nhưng vẫn tồn tại đến giờ. Dư luận đang đặt ra câu hỏi: UBND phường Dịch Vọng có coi thường pháp luật hay “bao che” vi phạm?

Mặc dù đã có quyết định cưỡng chế, nhưng đến nay công trình vẫn ngang nhiên tồn tại

Chính quyền đẩy dân đến cửa… khiếu kiện

Đây là công trình được xây trên đất ao, có tranh chấp. Ngay từ khi bắt đầu công trình vi phạm xây dựng người dân đã báo tới chính quyền phường Dịch Vọng. Công trình đã bị xử phạt hành chính. Không hiểu sao công trình vẫn được xây dựng và hoàn thiện đến cùng. Rồi sau đó cho thuê lại làm cửa hàng bán phở.

Theo quy định, nếu xây dựng công trình bắt buộc phải có giấy phép, thế nhưng không hiểu lý do gì mà UBND phường Dịch Vọng lại “bị che mắt” trước công trình vi phạm này ngay từ đầu, vào giữa năm 2018?

Ngày 18/12/2018, UBND quận Cầu Giấy đã ban hành Quyết định số 617/QĐ-KPHQ về việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Đến ngày 15/01/2019, UBND quận Cầu Giấy tiếp tục ban hành Quyết định số 22/QĐ-CC về việc “cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả”, buộc đối tượng vi phạm phải tháo dỡ phần công trình vi phạm. Thời gian thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là 10 ngày.

Nhiều tháng không thấy động tĩnh thực thi quyết định cưỡng chế, người dân đã buộc phải tố cáo tới Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy.

Tại Kết luận số 1085/KL-UBND ngày 27/5/2019, do ông Trần Việt Hà, Phó Chủ tịch UBND quận kí, đã xác nhận: Việc công trình xây dựng chưa đúng quy định và tồn tại đến nay chưa được xử lí là trách nhiệm thuộc về Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng.

UBND quận Cầu Giấy giao UBND phường Dịch Vọng nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với cán bộ, cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra và chậm xử lí công trình vi phạm. Tiếp tục chủ trì, phối hợp với Đội Quản lí trật tự xây dựng đô thị quận, Phòng Tư pháp quận và các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ, khẩn trương thực hiện việc cưỡng chế đảm bảo đúng quy định.

Thực tế, đến giờ, quyết định của UBND quận Cầu Giấy chỉ khắc sâu thêm sự thiếu niềm tin của người dân và đưa đẩy họ khiếu kiện lên cấp cao hơn.

Tân Bí thư quận đã... bất lực, liệu tân Bí thư Thành ủy có đổi vận cho dân nhờ?

Ngày 8/4/2019, khi bà Trần Thị Phương Hoa, sinh năm 1975, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội được điều động, phân công về làm Bí thư Quận ủy Cầu Giấy, người dân đã rất mừng là có làn gió mới sẽ giúp chỉ đạo giải quyết các vấn đề nổi cộm của quận, trong đó có vấn đề cử tri đã khiếu nại và tố cáo suốt từ giữa năm 2018.

Nhưng, càng chờ đợi, càng thất vọng, người dân đã phải cầu cứu lên cơ quan cấp trên.

Mới đây, cả Ban Tiếp công dân thành phố và Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội đã có công văn gửi tới Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy.

Theo Công văn số 22/BTCD-TH ngày 13/1/2020 về việc đôn đốc giải quyết đơn của công dân ở quận Bắc Từ Liêm của Ban Tiếp công dân Hà Nội  cho biết, đây là lần thứ 3 Ban Tiếp công dân nhận được đơn của công dân tố cáo Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng bao che cho hành vi xây dựng trên đất đang có tranh chấp, không thực hiện chỉ đạo của UBND quận Cầu Giấy. Ban Tiếp công dân đã chuyển đơn vào các ngày 17/10/2019 và 03/12/2019 nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin giải quyết. Vì vậy, Ban tiếp Công dân Hà Nội đề nghị Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy khẩn trương báo cáo Chủ tịch UBND TP Hà Nội kết quả giải quyết đơn của công dân.

Cũng trong ngày 13/1/2020, Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội đã chuyển đơn tố cáo Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy cố tình không cưỡng chế công trình xây dựng trái phép dù UBND quận Cầu Giấy ban hành Kết luận số 1085/KL-UBND ngày 27/5/2019.

Người dân hi vọng rằng, với tư cách là Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội, tân Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ sẽ giúp họ đổi vận để được chứng kiến 1 điều đơn giản, được hưởng điều bình thường là: Pháp luật được thực thi, bởi, hơn 1 năm qua, dù quyết định đã ban hành nhưng vẫn “nằm chết” trên những trang giấy do sự “dung túng” của những người thực thi pháp luật tại phường Dịch Vọng và quận Cầu Giấy.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về nội dung này.

Theo Minh Huyền/Báo Thanh Tra

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: UBND P.Dịch Vọng coi thường pháp luật hay “bao che” vi phạm?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.