Thứ hai, 29/04/2024 11:24 (GMT+7)

Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia - Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh

Yên Hoà -  Thứ hai, 30/10/2023 10:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mới đây, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đồng Tháp long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia – Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh.

Tối ngày 29/10, tại Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh (Phường 6, TP Cao Lãnh), tỉnh Đồng Tháp long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia - Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh.

Tại buổi lễ, đại biểu được xem tổ khúc nghệ thuật đặc sắc khắc họa những ngày tháng hào hùng của sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh “Đi vinh quang - ở anh dũng”. Năm 1954, thị trấn Cao Lãnh, tỉnh Long Châu Sa (TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ngày nay) được chọn là 1 trong 3 điểm Tập kết ra Bắc của Quân đội Nhân dân Việt Nam theo Hiệp định Giơ-ne-vơ.

tm-img-alt
Lễ đón nhận Bằng Xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia "Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh".

Tượng đài tưởng niệm sự kiện Tập kết năm 1954 được xây dựng trên khuôn viên 12.000m2, tại Bến Bắc Cao Lãnh, phường 6, thành phố Cao Lãnh. Đây cũng chính là địa điểm diễn ra sự kiện Tập kết năm 1954.

Theo Hiệp định đình chiến ở Việt Nam, cùng với hai tỉnh khác ở khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ là Bình Thuận và Cà Mau, thị trấn Cao Lãnh, tỉnh Long Châu Sa (tức TP Cao Lãnh ngày nay) được chọn làm điểm tập kết chuyển quân ra Bắc trong 100 ngày của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tại thời điểm đó, tỉnh Long Châu Sa đã đón tiếp và đưa tiễn 13.508 cán bộ, chiến sĩ và con em miền nam từ các tỉnh Mỹ-Tân-Gò, Long Châu Sa, Gia-Định-Ninh, Phân Liên Khu miền Đông và quân tình nguyện Cao Miên xuống tàu tập kết ra bắc.

Hơn 69 năm trôi qua, sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh vẫn còn nguyên giá trị lịch sử. Bài học về tinh thần đoàn kết dân tộc, về ý chí quyết tâm, thống nhất của quân dân ta, ra đi vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp cách mạng cao cả vẫn luôn sáng ngời

Để ghi nhớ sự kiện này, tỉnh Đồng Tháp cùng các tỉnh, thành phố có cán bộ, chiến sĩ và con em miền nam tập kết tại Cao Lãnh năm 1954, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh tiến hành xây dựng công trình Tượng đài tập kết năm 1954 tại Cao Lãnh. Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh có ý nghĩa lịch sử, chính trị, văn hóa to lớn, là “Địa chỉ đỏ” góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Với ý nghĩa lịch sử và tầm vóc của sự kiện này, ngày 10/10/2017, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đã huy động nguồn lực, khởi công xây dựng Tượng đài tưởng niệm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh và khánh thành vào ngày 29/10/2019. Đến ngày 24/2/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh là Di tích lịch sử Quốc gia.

tm-img-alt
Lễ đón nhận Bằng Xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia "Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh".

Trong chương trình buổi lễ, được sự ủy nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia - Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh.

Buổi lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia nhằm thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lan tỏa giá trị, ý nghĩa lịch sử, chính trị, văn hóa to lớn ghi lại dấu ấn sự kiện Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Bạn đang đọc bài viết Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia - Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.