Thứ sáu, 26/04/2024 12:28 (GMT+7)

Đồng Nai: Tỷ lệ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau xử lý dưới 15%

Lan Thanh -  Thứ ba, 19/07/2022 09:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quy hoạch đến 2025, tỉnh Đồng Nai đã có 9 khu, 17 dự án xử lý rác và giảm dần tỷ lệ chôn lấp tại các khu xử lý. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn một số khó khăn trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt, nhất là nạn xả thải trái phép ra môi trường.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ cùng với sự gia tăng dân số kéo theo lượng chất thải rắn sinh hoạt gia tăng cả về khối lượng và chủng loại.

Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều bất cập như tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn chưa cao, chưa được phân loại tại nguồn, tỷ lệ tái chế còn thấp, phương thức xử lý chủ yếu là chôn lấp không hợp vệ sinh… đã trở thành vấn đề nổi cộm, bức xúc ở nhiều địa phương.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, mỗi ngày có hơn 2 ngàn tấn chất thải sinh hoạt. Chất thải sinh hoạt được thu gom, xử lý tại 4 khu Quang Trung, Vĩnh Tân, Túc Trưng và Xuân Tâm. Các khu xử lý này đủ khả năng xử lý chất thải sinh hoạt đến năm 2025.

Thượng tá Phạm Ngọc Hà, Phó trưởng phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết: “Lực lượng công an phát hiện một số vụ việc lớn, vụ xả thải công ty Singwell, khu công nghiệp Nhơn Trạch, chôn lấp chất thải công ty Shinmax, công ty Điện Quang, và một số cá nhân, tổ chức có hành vi chôn lấp chất thải rắn công nghiệp trên đất nông nghiệp.”

Hiện nay, khó khăn đối với doanh nghiệp xử lý rác thải là vốn đầu tư nhà máy lớn, công nghệ được duyệt nhưng lượng chất thải tiếp nhận ít; Luật Bảo vệ môi trường không định hướng công nghệ, thiết bị xử lý; các khu xử lý tập trung khâu xử lý, chưa thực sự phục vụ tái chế, tái xử lý; đơn giá trần xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn thấp và quy định đấu thầu hàng năm gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Theo lãnh đạo Sở TNMT tỉnh Đồng Nai: Trong 17 dự án thì thực tế chỉ có 6 dự án tái chế chất thải rắn sinh hoạt, mà theo quy hoạch của Đồng Nai thì mỗi một huyện phải có 1 khu xử lý.

Hiện nay, tỉnh Đồng Nai vẫn còn có tỷ lệ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau xử lý dưới 15%, trong khi tỉ lệ của cả nước là 71%. Hiện địa phương đã xây dựng lộ trình chuyển sang đốt rác, chuyển đổi công nghệ xử lý. Ngoài ra, việc kiểm soát chặt nguồn chất thải, chế tài, bắt buộc các cơ sở có chất thải rắn phải giao nộp cho đơn vị thu gom.

"Mong muốn của tỉnh Đồng Nai hạ tỉ lệ chôn lấp dưới 5%, vì vậy chúng ta phải làm kỹ quy trình phân loại, tái chế, xử lý", ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết thêm.

Bạn đang đọc bài viết Đồng Nai: Tỷ lệ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau xử lý dưới 15%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.