Thứ hai, 29/04/2024 11:03 (GMT+7)

Dự kiến ngày 26-8 khởi công nhà ga sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất

Tuệ An -  Thứ sáu, 25/08/2023 10:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dự kiến ngày 26/8 tới, nhà ga hành khách sân bay Long Thành và nhà ga T3 - sân bay Tân Sơn Nhất với tổng mức đầu tư hơn 45.000 tỷ đồng sẽ được khởi công.

Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) dự kiến ngày 26/8 tới đây sẽ tổ chức khởi công xây dựng công trình nhà ga hành khách và đường cất hạ cánh của dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Theo đó, công trình nhà ga hành khách (gói thầu 5.10) có giá trị hơn 35.000 tỷ đồng, thời gian thi công nhà thầu đề xuất 39 tháng. Nhà ga hành khách lấy hình ảnh hoa sen làm ý tưởng chính và được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế, áp dụng vào mái, phối cảnh từ góc nhìn mặt chính nhà ga, nội thất khu vực sảnh làm thủ tục, được bố trí theo dạng tập trung gồm khu vực trung tâm và 3 cánh.

Nhà ga được thiết kế với hai cao trình đi và đến tách biệt, gồm 1 tầng trệt và 3 tầng lầu, tổng diện tích sàn 376.451,32m2, chiều cao đỉnh mái 45,55m, bố trí 40 vị trí đỗ gần cho các máy bay Code C, E, F.

tm-img-alt
Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất cũng dự kiến khởi công vào ngày 26/8 với tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng. (Ảnh: ACV)

Công trình nhà ga hành khách được thiết kế xây dựng và áp dụng các công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực hàng không, lựa chọn chủng loại vật liệu theo xu hướng áp dụng cho các nhà ga hàng không hiện đại trên thế giới, đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ và đặc tính của nhà ga hàng không; áp dụng các loại vật liệu bao che đảm bảo tiết kiệm năng lượng cho nhà ga, thân thiện với môi trường.

Các hạng mục sân đường khu bay với đường cất hạ cánh (gói thầu số 4.6) có chiều dài 4.000m, chiều rộng 45m; hệ thống 2 đường lăn song song, 6 đường lăn thoát nhanh, các đường lăn nối, diện tích khoảng 69,3ha; 4 sân đỗ tàu bay (sân đỗ tàu bay trước nhà ga hàng hóa, sân đỗ tàu bay trước nhà ga chuyển phát nhanh, sân đỗ bảo trì tàu bay, sân đỗ cách ly) và các sân đỗ phương tiện phục vụ mặt đất với diện tích khoảng 12,4ha.

Các hạng mục hạ tầng giao thông đi kèm như hệ thống đường công vụ khu bay (bao gồm đường kết nối khu bay, đường công vụ sân đỗ nhà ga hàng hóa, hangar, đường vành đai, đường bảo trì, đường tiếp cận khẩn cấp) có tổng chiều dài 29,67km; hệ thống thoát nước mưa khu bay; hệ thống đèn hiệu sân bay; hệ thống chiếu sáng sân đỗ tàu bay; hệ thống thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác…

Gói thầu số 4.6 có dự toán được phê duyệt hơn 7.308 tỷ đồng, với thời gian thi công 700 ngày là gói thầu lớn thứ 2 thuộc dự án thành phần 3 của đại công trình sân bay Long Thành đến thời điểm hiện tại.

Cùng với việc khởi công xây dựng nhà ga sân bay Long Thành, ngày 31/8, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất cũng được khởi công với các hạng mục như: nhà ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không, hệ thống cầu cạn. Công trình này có tổng mức đầu tư 10.990 tỷ đồng. Thời gian thi công dự kiến là 20 tháng, đưa vào khai thác từ quý 3/2025.

Nhà ga hành khách T3 được thiết kế một tầng hầm, 4 tầng nổi với tổng diện tích sàn lên tới hơn 112.000 m2. Nhà ga này có 90 quầy thủ tục hàng không, 20 quầy gửi hành lý tự động, 42 kios check in, 27 cửa ra tàu bay (13 cửa ống lồng và 14 cửa bằng xe bus), 25 cửa kiểm soát an ninh hành khách...

Sau khi hoàn thành, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất sẽ phục vụ quốc nội với công suất 20 triệu hành khách/năm, khai thác được tất cả máy bay code C và code E (các loại máy bay thân rộng).

Bạn đang đọc bài viết Dự kiến ngày 26-8 khởi công nhà ga sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.