Thứ hai, 29/04/2024 04:54 (GMT+7)

Gần 8.000 hộ dân Hòn Đất đảo lộn sinh hoạt vì thiếu nước sạch

MTĐT -  Thứ hai, 10/02/2020 09:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cuộc sống của hàng nghìn hộ dân tại Trung tâm thương mại thị trấn Hòn Đất (huyện Hòn Đất, Kiên Giang) những ngày qua như đảo lộn, bởi tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt.

Bà Đinh Thị Tiến ở khu vực Trung tâm thương mại thị trấn Hòn Đất (huyện Hòn Đất, Kiên Giang), phải thường xuyên thức dậy từ 1h đến 2h sáng để canh lấy nước sạch. Tuy nhiên, mỗi sáng bà cũng chỉ hứng được vài thùng để sử dụng trong ngày.

Những hôm không hứng được nước, cả gia đình bà phải đi xin nước giếng khoan của nhà hàng xóm để dự trữ dùng tạm.

Tương tự, gia đình bà Phạm Thị Đẹp (cùng cư ngụ tại thị trấn Hòn Đất) chủ yếu sử dụng nước giếng khoan để tắm giặt, vệ sinh. Ttrung bình mỗi ngày bà Đẹp phải chi 10.000 - 20.000 ngàn đồng để mua 1 bình nước 20 lít chỉ để phục vụ nhu cầu ăn uống của gia đình…

Bà Đẹp than thở: “Nước giếng khoan thì thường bị lóng phèn và có mùi tanh, không thể nấu ăn được, gia đình phải mua bình nước sạch để dùng. Hằng ngày mọi người cũng phải tranh thủ tắm giặt từ sớm, hoặc dự trữ nước vào thùng để dự phòng hôm cúp nước, đặc biệt là trong những tháng mùa khô sắp tới..”.

Bà Phạm Thị Đẹp (thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất, Kiên Giang) canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt để dùng hàng ngày. 

Bước vào mùa khô, tình trạng thiếu nước sạch có thể trở nên trầm trọng hơn, giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt cho hộ dân vùng sâu, vùng ven biển trên địa bàn huyện Hòn Đất vẫn đang là “bài toán khó” chưa tìm ra đáp số. Nhiều hộ gia đình khoan giếng nước ngầm, đóng cây nước sử dụng nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn là bị nhiễm mặn.

Ngoài ra, bà con còn xây hồ, mua sắm lu, kiệu để trữ nước mưa sử dụng nhưng vẫn không đủ. Đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt gần như còn ở giai đoạn “lập dự án”, chưa biết khi nào triển khai thực hiện nên nước sinh hoạt hàng ngày của người dân chủ yếu dựa vào nguồn nước mưa, nước ao hồ, sông rạch...

Trạm bơm tăng áp của công ty Cấp thoát nước Kiên Giang hoạt động liên tục với công suất từ 5.000 đến 6.000m3 nước, nhưng vẫn không đủ để cung cấp cho người dân thị trấn Hòn Đất. 

Theo chi nhánh cấp nước Hòn Đất, Trạm bơm tăng áp của công ty với công suất thiết kế là 5.000m3/1 ngày đêm, đỉnh điểm là gần 6000m3/ngày đêm. nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gần 8000 hộ dân từ cầu số 02 đến cầu Lình Huỳnh (huyện Hòn Đất, Kiên Giang). Trong khi đó, thời gian trước Tết Nguyên đán, lượng nước được người dân sử dụng đa phần tăng đột biến, nhiều hộ còn trữ nước nên việc cung cấp nước sạch cho các hộ dân, đặc biệt là hộ dân sinh sống tại khu vực xa Trung tâm thương mại thị trấn Hòn Đất gặp nhiều khó khăn.

Ông Bùi Thái Trung - Trưởng chi nhánh cấp nước Hòn Đất (Kiên Giang) cho biết thêm: “Trong khi chờ nhà máy nước Bắc Rạch Giá đi vào hoạt động, Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang đã có kế hoạch xây dựng khu xử lý cấp nước tại khu dân cư ấp Tà Lóc (Hòn Đất), với công suất khoảng 1.000m3/1 ngày đêm. Bên cạnh đó, công ty cũng đã gửi công văn tới UBND huyện Hòn đất xin lắp đặt trạm cung cấp nước trong mùa khô để thời gian tới có thể khắc phục phần nào tình trạng thiếu nước sạch ở các hộ dân”.

Ông Bùi Thái Trung - Trưởng chi nhánh cấp nước Hòn Đất (Kiên Giang). 

Người dân ở thị trấn Hòn Đất (huyện Hòn Đất, Kiên Giang) đang rất cần sự quan tâm của các cấp, ngành, cùng kết hợp tiếp tục hỗ trợ, đầu tư xây dựng cho nhân dân nhiều công trình nước sạch sinh hoạt mới, để người dân địa phương có đủ nguồn nước sinh hoạt, tiến đến sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.

Theo báo Pháp luật

Bạn đang đọc bài viết Gần 8.000 hộ dân Hòn Đất đảo lộn sinh hoạt vì thiếu nước sạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.