Thứ hai, 29/04/2024 03:06 (GMT+7)

Hà Nội cấm 30 điểm du lịch, di tích thực hiện “cấm hút thuốc lá”

MTĐT -  Thứ tư, 02/10/2019 14:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

30 địa danh gồm: Đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, chùa Quán Sứ, chùa Bà Đá, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng, Thư viện Quốc gia, Nhà hát Lớn, Nhà thờ Lớn, Nhà thờ Hàm Long…

Theo thông tin tại Hội nghị “Triển khai mô hình du lịch không khói thuốc trên địa bàn quận Hoàn Kiếm” do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức ngày 1/10 vừa được tổ chức, rất nhiều địa điểm du lịch tại Thủ đô thời gian tới sẽ quyết tâm không còn bóng dáng của thuốc lá.

Cụ thể, Ban Quản lý, Ban Giám đốc 16 điểm văn hóa và 14 đình, đền, chùa thuộc quận Hoàn Kiếm vừa ký cam kết "Điểm du lịch không khói thuốc", với mục tiêu chính thức trở thành điểm du lịch không khói thuốc ngay trong tháng 10/2019 này.

30 địa danh gồm: Đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, chùa Quán Sứ, chùa Bà Đá, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng, Thư viện Quốc gia, Nhà hát Lớn, Nhà thờ Lớn, Nhà thờ Hàm Long, Nhà lưu niệm (48 Hàng Ngang), Nhà tù Hỏa Lò, Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, Rạp Công nhân, Ngôi nhà di sản (phố Mã Mây)…

Dự kiến trong tháng 10 này, các điểm văn hóa, du lịch, di tích này sẽ gắn biển "không hút thuốc lá", "cấm hút thuốc lá", đồng thời sẽ có người nhắc nhở và xử phạt tại chỗ nếu người dân và du khách cố tình vi phạm.

Ngoài các địa điểm trên, UBND quận Hoàn Kiếm cũng thực hiện mô hình không khói thuốc ở 12 nhà hàng và 11 khách sạn trên địa bàn.

Trước đó năm 2018, số tiền phạt đối với hành vi này là 88 triệu đồng và năm 2017 là 160 triệu đồng.

Việc xử phạt hành vi hút thuốc lá diễn ra hầu hết ở trong khuôn viên nhà hàng - nơi bị cấm hút thuốc lá, xử phạt những nơi chưa treo biển cấm thuốc lá, vẫn còn gạt tàn thuốc lá trong khách sạn.

Tại Hội nghị "Triển khai mô hình du lịch không khói thuốc trên địa bàn quận Hoàn Kiếm", ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Việt Nam đã đưa ra Luật Phòng chống tác hại thuốc lá và Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế ra đời với mục đích nhân văn, vì sức khỏe con người.

"Khói thuốc là thủ phạm hàng đầu gây ra ung thư phổi, khói thuốc còn có thể dẫn đến đột quỵ vì xơ vữa động mạch, xơ vữa động mạch tim. Chính vì thế, việc triển khai mô hình không khói thuốc thể hiện một xã hội văn minh mà nhiều thành phố trên thế giới đã thực hiện"- ông Khuê nhấn mạnh.

Việt Nam đã từng triển khai mô hình không khói thuốc tại các điểm di sản thế giới và du lịch nổi tiếng như Hạ Long, Hội An, Nha Trang. Quận Hoàn Kiếm với Hồ Gươm nằm ở trung tâm, trái tim của Hà Nội là điểm đến ngàn năm văn hiến và thu hút rất đông du khách. Việc triển khai mô hình du lịch không khói thuốc sẽ góp phần tạo nên thương hiệu cho thành phố vì hòa bình.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội cấm 30 điểm du lịch, di tích thực hiện “cấm hút thuốc lá”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.