Thứ hai, 29/04/2024 21:14 (GMT+7)

Hà Nội nhiệt độ lên tới 37 độ C, đề phòng cảm nhiệt, mất nước

MTĐT -  Thứ sáu, 08/06/2018 08:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thông tin từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 8/6, tại khu vực Hà Nội, trời nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35-37 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 12-16 giờ.

Trung tâm này cho biết, do chịu ảnh hưởng của rìa xa phía Tây hoàn lưu cơn bão số 2 nên ngày hôm qua (07/06) ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xuất hiện nắng nóng trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 37 độ như: Lào Cai 37.2 độ, Hà Giang 37.1 độ, Bảo Lạc (Cao Bằng) 37.3 độ, Hữu Lũng (Lạng Sơn) 38.2 độ, Thanh Hóa 37.7 độ, Con Cuông (Nghệ An) 37.9 độ…
Trung tâm thông tin, do ảnh hưởng của rìa xa phía Tây hoàn lưu cơn bão số 2 nên ngày hôm nay (08/06) nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 37 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 12-16 giờ.

Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.

Ngày 8/6, không chỉ có miền Bắc mà các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng xảy ra nắng nóng diện rộng do chịu ảnh hưởng của rìa xa phía Tây hoàn lưu cơn bão số 2.
So với ngày 7/6, nền nhiệt tại miền Bắc tiếp tục tăng thêm 1 độ, cao nhất tại Hà Nội lên mức 37 độ C, có nơi trên 37 độ C, các tỉnh thành khác phổ biến 33-36 độ C. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1.
Từ ngày mai (09/06) nắng nóng sẽ giảm dần ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Về tình hình cơn bão số 02, đêm qua (07/6) bão số 02 đã đổ bộ vào phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Hồi 04 giờ ngày 08/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,4 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 09/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 23,0 độ Vĩ Bắc; 112,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới: (gió mạnh cấp 6 trở lên) phía Bắc vĩ tuyến 20,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 111,5 đến 114,5 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Đông, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km và suy yếu dần thành vùng áp thấp. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).
Đề phòng cảm nhiệt, mất nước vì nắng nóng ở trẻ em
Các bác sĩ lý giải nguyên nhân trẻ sốt khi nắng nóng, ngoài yếu tố nền nhiệt môi trường quá nóng thì có nguyên nhân lớn do trẻ bị mất nước, không được bù nước đúng cách.
Nhiều người quan niệm, mất nước chỉ xảy ra khi người bệnh bị đi ngoài, nôn. Nhưng thực tế, đi dưới cái nắng hầm hập trên 40 độ C ngoài đường, lượng nước trong cơ thể bị “bốc hơi” nhanh qua mồ hôi. Lúc này, nước “bốc hơi” không còn là nước lọc nữa mà kèm theo đó là muối, đường, khoáng… gây tình trạng mất nước cho cơ thể. Mồ hôi ra càng nhiều thì cơ thể càng dễ bị mất nước. Khi đó, cơ thể sẽ mệt mỏi, choáng, dễ gây sốt, trong nhiều trường hợp mất nước nặng khi đi ngoài nắng khiến người bệnh dễ bị say nắng, gây nhức đầu, khó thở
Tình trạng mất nước đáng ngại nhất là ở trẻ nhỏ và người già. Ở trẻ nhỏ không chỉ chịu tác động của nền nhiệt cao, mà trẻ em là đối tượng rất hiếu động, đùa nghịch, chạy nhảy nên lượng mồ hôi ra nhiều hơn rất nhiều người lớn. Không hiếm gặp những em bé vừa thay áo, chạy 5 - 10 phút thì đầu tóc lại ướt dòng dòng, mồ hôi thấm đẫm lưng áo. Nếu không được bù nước đúng cách trẻ rất dễ bị tăng thân nhiệt, sốt vì mất nước. Mất nước ở trẻ em dễ gây sốt do cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khả năng điều nhiệt kém, nên gặp thời tiết nắng gay gắt, mất nước nhiều trẻ dễ bị sốt hơn người lớn.
Vì thế, để chống nắng nóng mùa hè ngoài việc ở môi trường thoáng, đội mũ che chắn kĩ khi ra ngoài thì việc bù nước là vô cùng quan trọng. Hãy nhớ nguyên tắc, mùa hè nắng nóng luôn phải mang theo nước bên mình, hãy luôn nhắc trẻ uống nước đừng để trẻ mải chơi, đến khi khát nước quá mới về nhà tu cả bình nước sẽ không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất là uống nước từ từ, từng ngụm nhỏ, lúc lại uống và ghi nhớ đừng để khi cảm thấy khát mới uống.
Bên cạnh đó cũng có nhóm trẻ bị các bệnh lý viêm đường hô hấp, ho, viêm phổi vì nhiễm lạnh do trẻ chơi đùa ra nhiều mồ hơi ướt sũng mà người lớn không để ý thay đồ cho trẻ. Mồ hôi ra liên tiếp, ướt áo, ngấm lại vào cơ thể. Có nhiều trẻ đang chơi nóng quá mồ hôi mồ kê nhễ nhại ra đứng ngay trước quạt... làm cơ thể bị nhiễm lạnh gây ho, sốt. Trẻ cũng có thể cảm lạnh do cha mẹ cho trẻ ngủ ở phòng điều hòa để nhiệt độ quá thấp, sử dụng quạt thốc thẳng vào mặt. Nhiều cha mẹ lại sai lầm cho trẻ tắm mát ngay khi vừa chạy nhảy, vận động, khi tắm cho trẻ ngâm mình dưới nước thời gian lâu rất dễ bị cảm lạnh.
Theo Kinh tế & Đô thị
Bạn đang đọc bài viết Hà Nội nhiệt độ lên tới 37 độ C, đề phòng cảm nhiệt, mất nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...