Chủ nhật, 28/04/2024 15:45 (GMT+7)

Hà Nội sẽ sáp nhập hàng ngàn tổ dân phố

MTĐT -  Thứ ba, 03/12/2019 14:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội về việc kiện toàn các thôn, tổ dân phố trên địa bàn, hiện TP có 7.968 thôn, tổ dân phố, trong đó có 4.115 thôn, tổ dân phố trong diện phải sáp nhập.

Dự kiến tổng số thôn, tổ dân phố sau khi sáp nhập là 5.136, giảm 2.832 đơn vị. Với những thôn, tổ dân phố có quy mô hộ gia đình lớn, TP đề xuất căn cứ thực tế bổ sung thêm một cấp phó.

Để thuận lợi trong công tác quản lý thôn, tổ dân phố sau khi sáp nhập, UBND TP đề nghị đổi tên 226 thôn, tổ dân phố tại 9 quận, huyện.

Hiện nay còn 8 quận, huyện (Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Ứng Hoà, Mỹ Đức) có thôn, tổ dân phố trong diện phải sáp nhập nhưng chưa thực hiện việc kiện toàn thôn, tổ dân phố trong năm 2019.

Lý do là đa số các thôn trong diện phải sắp xếp đều có vị trí biệt lập, cách xa các thôn liền kề, thôn có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống… Đối với huyện Ứng Hoà quy trình lấy ý kiến cử tri chưa hoàn thành.

Với các tổ dân phố thì do chủ yếu tập trung ở các quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, dự báo trong thời gian tới quy mô hộ gia đình sẽ tăng nhanh.

Trong kỳ họp khai mạc hôm nay 3/12, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét tờ trình của UBND TP về việc kiện toàn các thôn, tổ dân phố trên địa bàn.

Trong cuộc họp phản biện đề án nêu trên, một số ý kiến trong Mặt trận tổ quốc thành phố băn khoăn việc sáp nhập thôn, tổ dân phố sẽ gây khó khăn do địa bàn rộng, quy mô hộ gia đình tăng cao, địa điểm hội họp khó khăn, phong tục tập quán, tín ngưỡng khác nhau.

Các ý kiến này cũng cho rằng, sau sáp nhập việc bầu trưởng thôn, tổ trưởng dân phố sẽ rất khó khăn do những người đảm nhận vị trí này thường có tuổi, sức khoẻ hạn chế, chế độ ưu đãi thấp. Và khi sáp nhập, tâm lý ai cũng muốn trưởng thôn, tổ trưởng là người địa phương mình.

Uỷ ban mặt trận tổ quốc thành phố đề nghị Ban soạn thảo đề án lưu ý việc Quốc hội đã đồng ý cho TP Hà Nội thí điểm bỏ HĐND cấp phường; khi không còn cơ quan dân cử cấp phường thì vai trò của tổ dân phố rất quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi cho người dân.

Từ những phân tích trên, Mặt trận tổ quốc thành phố kiến nghị UBND TP thực hiện đề án một cách cẩn trọng, chặt chẽ; trong quá trình sáp nhập phải tính đến các yếu tố, đặc điểm về văn hóa, tôn giáo của từng cộng đồng...

Theo thông tư số 14 được Bộ Nội vụ ban hành cuối năm 2018, quy mô số hộ gia đình để thành lập thôn mới ở đồng bằng sông Hồng là 300 hộ trở lên; thành lập tổ dân phố mới thuộc TP Hà Nội là 450 hộ trở lên. Những thôn, tổ dân phố hiện nay có quy mô hộ gia đình dưới 50% quy định trên thì phải sáp nhập với thôn, tổ dân phố liền kề.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội sẽ sáp nhập hàng ngàn tổ dân phố. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.