Thứ ba, 30/04/2024 04:46 (GMT+7)

Hàn Quốc: Hình mẫu bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên

MTĐT -  Thứ hai, 21/08/2023 12:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trước thực trạng 2/3 diện tích bãi triều đã bị mất do hoạt động khai thác, phát triển bờ biển, giới khoa học Hàn Quốc đã thực hiện các nghiên cứu nhằm chứng minh rằng việc bảo vệ hệ sinh thái này là rất cần thiết.

“Giờ đây, mọi người sẽ không thể nhìn thấy những đàn chim bay lượn xung quanh khu vực này. Điều duy nhất có thể làm là cảm nhận môi trường mà chúng từng sinh sống”, ông Byeongwoo Lee, người quan sát và nghiên cứu về những loài chim sinh sống trên một bãi triều tại Yubudo, hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi bờ biển phía tây của Hàn Quốc, chia sẻ

Nếu nhìn từ xa hay quan sát qua thiết bị hỗ trợ như ống nhòm, người ta sẽ chỉ có thể thấy hình bóng mờ ảo của chúng trong bóng tối, và nghe được tiếng kêu “whhhrrr-reet-reet-reet” của hàng vạn con chim khi chúng kiếm ăn ở ven bờ và vùng ven sông nước. Đặc biệt, vào thời điểm khi mặt trời mọc và thủy triều rút xuống, bãi bùn dài gần 10km cùng những dòng nước đan chéo cũng sẽ hiện ra.

Ở những bãi triều này, người ta sẽ có thể tìm được một loại đất ngập nước trải dài trên các đường bờ biển. Các bãi triều ở Biển Hoàng Hải của Hàn Quốc, giống như những bãi triều được tìm thấy trên đảo Yubudo, đã trở thành “điểm lưu trú” của khoảng 50 triệu loài chim biển sau quãng đường di cư dài hơn 28.000km từ vùng viễn đông nước Nga và Alaska vào mùa hè đến Úc và New Zealand vào mùa đông. Một số loài chim thậm chí chỉ dừng lại một lần tại các bãi triều ở Hàn Quốc trong suốt hành trình của mình, để tìm nguồn thức ăn bổ sung và một nơi trú ẩn tạm thời.

Tuy nhiên, bất chấp tầm quan trọng đặc biệt của bãi triều này đối với môi trường sinh thái, nhiều điểm đang đứng trước nguy cơ bị biến mất trong thời gian tới. Những bãi triều quan trọng nhất, và cả những bãi triều có nguy cơ cao bị nhấn chìm thường nằm xung quanh Biển Hoàng Hải, dọc theo bờ biển Trung Quốc và phía tây của bán đảo Triều Tiên.

Trong suốt nhiều thập kỷ, con người đã biến những bãi triều này trở thành các khu công nghiệp và trang trại, làm thu nhỏ diện tích của những khu vực này và đẩy một số loài thường sinh sống ở nơi đây đến bờ vực tuyệt chủng. Thế nhưng, khi ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy những bãi triều này mang lại lợi ích to lớn đối với môi trường sinh thái, các loài động vật hoang dã và công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, các nhà khoa học và chuyên gia bảo tồn Hàn Quốc đang tiếp tục nỗ lực trong việc gìn giữ và khôi phục “những gì còn sót lại”.

‘Sợi dây’ bảo vệmôi trườngsinh thái

“Các bãi triều giờ đây đã trở thành ‘một sợi dây liên kết’ trong mối quan hệ giữa con người và biển cả”, ông Joon Kim, chuyên gia nghiên cứu các bãi triều của Hàn Quốc tại Viện nghiên cứu Jeonnam, nhấn mạnh.

Kể từ thời tiền sử, các cộng đồng ven biển của Hàn Quốc đã dựa vào các bãi triều để thu hoạch nghêu, cua, bạch tuộc và rong biển, và thậm chí họ đã thay đổi lối sống của mình theo lịch trình của thủy triều. Có thể thấy, sự đa dạng sinh học cũng như sự phong phú của những bãi triều luôn hiện hữu trong nhiều món ăn địa phương và văn hóa biển tại những khu vực này. Cũng nhờ vào những bãi triều này, ngành đánh bắt cá và thuỷ sản đã đóng góp hơn 330 triệu USD mỗi năm cho nền kinh tế Hàn Quốc.

Ở một góc độ khác, hệ sinh thái tại những bãi triều này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiện nay, một số trường đại học Hàn Quốc đang hợp tác với chính phủ để nghiên cứu về những bãi triều này và khả năng của chúng trong việc hỗ trợ làm sạch nước bị ô nhiễm, ngăn chặn bão và bảo vệ các cộng đồng ven biển, cũng như giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu bằng cách hấp thụ khí carbon dioxide.

Theo ông Jong Seong Khim, nhà khoa học biển tại Đại học Quốc gia Seoul, các bãi triều của Hàn Quốc chứa rất nhiều loài sinh vật đơn bào nhỏ, hay còn gọi là tảo cát đáy, bởi sau khi kết thúc vòng đời của mình, chúng sẽ mang theo carbon dioxide và chìm trong bùn sâu hơn 80m. Số lượng tảo cát đáy làm cho hệ sinh thái ở các bãi triều của Hàn Quốc trở nên vô cùng đa dạng.

Vào năm 2021, ông Khim cùng một số nhà khoa học đã công bố nghiên cứu cho thấy các bãi triều và đầm lầy ngập mặn của Hàn Quốc có khả năng hấp thụ lên đến 260.000 tấn carbon dioxide, tương đương với mức phát thải của khoảng 110.000 ô tô mỗi năm.

Cùng năm đó, chính phủ Hàn Quốc cũng đã công bố một dự án kéo dài 4 năm nhằm bảo vệ và khôi phục các bãi triều, đầm lầy ngập mặn nhằm đóng góp cho công cuộc chống lại biến đổi khí hậu.

Ông Joon Kim bày tỏ hy vọng rằng, những bằng chứng về khả năng lưu trữ carbon của các bãi triều này sẽ là cơ sở để chính phủ và các nhóm bảo tồn nhận thức được giá trị của chúng, qua đó có những giải pháp kịp thời nhằm cứu chúng khỏi cảnh bị nhấn chìm vĩnh viễn.

Đứng trước nguy cơ

Trong 70 năm qua, Hàn Quốc đã chuyển mình từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá trở thành một quốc gia công nghiệp phát triển cao. Trong quá trình thay đổi nhanh chóng này, 2/3 bãi triều của Hàn Quốc đã mất đi.

Đối với Hàn Quốc, một quốc gia được bao quanh bởi đại dương ở ba phía, việc bồi đắp những bãi đất khô, rắn chắc trên địa hình ngập nước, nói cách khác là quá trình cải tạo đất, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc mở rộng phạm vi đất có thể sử dụng. Thế nhưng, so với hiện tượng ô nhiễm hay tình trạng mực nước biển dâng cao, việc cải tạo đất chính là mối đe doạ dẫn đến nhiều tổn thất nhất cho các bãi triều.

Trước đây, những thông tin và số liệu thu thập được về các bãi triều này chưa có nhiều, nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy 16% các bãi triều trên thế giới đã biến mất chỉ trong vòng vài thập kỷ qua. “Chúng ta đang ở thời điểm nguy cấp và buộc phải xem xét lại những gì có thể làm để trả lại các bãi triều như trước”, nhà nghiên cứu Joon Kim chỉ rõ .

Một trong những dự án phát triển bờ biển gây tranh cãi nhất là Saemangeum, dự án cải tạo khu đất có diện tích hơn 400km2, rộng gấp bảy lần khu vực Manhattan, New York (Mỹ). Ban đầu, các nhà phát triển xác định Saemangeum sẽ trở thành một vùng nông nghiệp chủ đạo. Thế nhưng, sau đó, khi nền kinh tế thay đổi và bắt đầu dịch chuyển, họ đã quyết định biến đất này thành một khu công nghiệp hành lang.

Năm 2006, bất chấp các vụ kiện tụng và phản đối liên miên, bức tường dài 33km ở Saemangeum đã ngăn lại nguồn nước tự nhiên bảo đảm sự tồn tại của hệ sinh thái tại đây. Dù chỉ là một phần trong kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng, đây đã trở thành con đập biển dài nhất thể giới và được ghi danh vào kỷ lục Guinness. Nhưng đằng sau đó, hàng triệu sinh vật biển đã chết bởi chính bức tường ấy đã làm biến đổi hệ sinh thái tại đây.

Bên cạnh đó, do không tìm được thức ăn và nơi để hạ cánh, hàng chục ngàn con chim di cư cũng đã đã biến mất. Theo giới khoa học cho biết, dù là loài chim đang có nguy cơ cao bị tuyệt chủng, nhưng khoảng 90.000 con chim dẽ lớn đã chết vì sự thay đổi môi trường sinh học. Ước tính tổng số lượng cá thể của loài này đã giảm ít nhất 24%.

Tuy nhiên, động vật hoang dã không phải là loài duy nhất bị tác động bởi sự biến đổi của các bãi triều. Trước khi có bức tường ấy, Saemangeum được biết đến là khu vực nổi tiếng khắp Hàn Quốc bởi là vùng đánh bắt được những con nghêu tươi ngon nhất, trong đó hỗ trợ việc làm cho khoảng 20.000 ngư dân, nhưng rồi gần như tất cả những thứ đó giờ đây cũng đã biến mất.

Tuy nhiên, bất chấp những lời hứa về việc làm cho cộng đồng, các nhà phát triển đã hoàn thành chưa đến một nửa công việc khai hoang và phần lớn những gì đã được khai hoang là những lô đất trống chưa được phát triển.

Mặc dù đã đưa ra cam kết hỗ trợ việc làm cho cộng đồng tại đây, song các nhà phát triển mới chỉ hoàn thành được chưa đến một nửa tiến trình cải tạo đất, và phần lớn những khu vực đã được cải tạo hiện đều là những lô đất trống, chưa được phát triển.

Các nhà phát triển hiện có kế hoạch xây dựng một sân bay trên “bãi triều cuối cùng còn sót lại” tại Saemangeum, bãi triều Sura, và dự kiến kế hoạch xây dựng sẽ được khởi công vào năm 2024. Một số nhà hoạt động vì môi trường đã lên tiếng phản đối và quyết định khởi kiện nhằm ngăn chặn kế hoạch này thành sự thật. Họ nhấn mạnh rằng địa điểm này hiện vẫn cung cấp môi trường sống cho các loài có nguy cơ tuyệt chủng như cò thìa mặt đen và chim choắt mỏ cong hông nâu.

“Đó thật sự là một điều vô cùng đau lòng khi nghĩ đến quá trình biến đổi của những bài triều này. Có lẽ đôi lúc, chúng ta sẽ quên đi vẻ đẹp từng có của nó trong quá khứ, những kí ức đó đang dần bị che lấp bởi ngoại cảnh trong thực tại”, ông Dongpil Oh, nhà hoạt động môi trường và hiện là lãnh đạo Đội điều tra hệ sinh thái khu vực Saemangeum, chia sẻ.

Kỷ nguyên bảo tồnmới

Sau 30 năm xây dựng, sự phát triển của Saemangeum cũng đi kèm với sự “sụp đổ” của hệ sinh thái tự nhiên. Những gì đang diễn ra tại đây đã khơi dậy một phong trào bảo vệ môi trường trên khắp Hàn Quốc sau khi người dân chứng kiến những gì xảy ra khi các bãi triều biến mất. Cũng chính vì vậy, hai năm sau khi bức tường chắn sóng ở Saemangeum hoàn thành, năm 2008, dù các dự án đang dang dở vẫn được cấp phép, song chính phủ Hàn Quốc đã cấm tất cả các dự án cải tạo mới, có quy mô lớn.

Đến năm 2019, hoạt động cải tạo các bãi triều cuối cùng tại Hàn Quốc cũng đã được kiểm soát. Theo báo cáo năm 2023 của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, hoạt động khôi phục các bãi triều tự nhiên tại Hàn Quốc đã khắc phục được những thiệt hại trong khoảng thời gian trước đó.

Khu bảo tồn Vịnh Suncheon nằm ở phía nam Hàn Quốc chính là một ví dụ điển hình cho hoạt động bảo tồn bãi triều tại quốc gia này. Vào những năm 90, vùng đất này hoàn toàn tránh được sự đe doạ từ kế hoạch khai thác đất của chính phủ.

Vịnh Suncheon đã trở thành vùng đất ngập nước ven biển đầu tiên của Hàn Quốc được bảo vệ ở quy mô quốc tế, và các bãi triều tại đây đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2021, cùng với bốn bãi triều khác ở Hàn Quốc. Hàng năm, những bãi triều này và khu vực lân cận thuộc Vườn quốc gia đón hơn 6 triệu lượt khách du lịch đến tham quan, với mong muốn chiêm ngưỡng các loài động vật hoang dã như sếu đầu đen và bọ cạp đốm xanh.

Với ngân sách từ thành phố và ngân sách quốc gia, Khu bảo tồn đất ngập nước Vịnh Suncheon đã mở rộng khu đất gần bờ biển, đồng thời khôi phục các bãi triều kết nối với biển.

Cách tiếp cận toàn diện của Hàn Quốc trong việc khôi phục các bãi triều đã tạo thuận lợi cho việc canh tác lúa hữu cơ, qua đó cải thiện mức độ ô nhiễm của dòng chảy. Đây cũng được xem là một bài học giáo dục cho trẻ em và người dân địa phương, cũng như mở ra cơ hội thúc đẩy du lịch sinh thái trong vùng. Thành công của Vịnh Suncheon là một hình mẫu cho việc bảo tồn bãi triều ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.

“Mục tiêu trọng tâm của chúng tôi là khơi thông dòng chảy, để thuỷ triều hoạt động theo cách riêng của nó như từ xưa đến nay. Cứ như vậy, thiên nhiên sẽ tự biết cách chữa lành vết thương của mình”, nhà bảo tồn Sunmi Hwang chia sẻ.

Bạn đang đọc bài viết Hàn Quốc: Hình mẫu bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Hữu Minh / Ngày nay

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hàng tấn cá chết bất thường trên sông Mã
Từ ngày 19/3 đến 28/4, trên địa bàn các xã Thiết Kế, Thiết Ống, Ban Công, Ái Thượng và thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước(Thanh Hóa) xuất hiện hàng tấn cá lồng nuôi chết bất thường có hàng chục trên sông Mã khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...