Thứ hai, 29/04/2024 11:17 (GMT+7)

Kéo dài thời gian thí điểm Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM

Song Lam -  Chủ nhật, 02/04/2023 12:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Qua 6 năm, UBND TP Hồ Chí Minh đánh giá Ban Quản lý an toàn thực phẩm đã bước đầu khẳng định chủ trương đúng đắn về thành lập mô hình cơ quan đầu mối quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định kéo dài thời gian hoạt động của Ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM từ 1/4/2023 cho đến khi Thủ tướng quyết định mô hình hoạt động chính thức.

Cụ thể, kéo dài thời gian hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (được thí điểm thành lập tại Quyết định số 2349/QĐ-TTg ngày 5/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ và được tiếp tục hoạt động theo Công văn số 11156/VPCP-TCCV ngày 6/12/2019 của Văn phòng Chính phủ, Quyết định số 446/QĐ-TTg ngày 1/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ), kể từ ngày 1/4/2023 cho đến khi Thủ tướng Chính phủ quyết định mô hình hoạt động chính thức của Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm đánh giá kết quả thực hiện thí điểm Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM; phối hợp với các bộ, ngành trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan. Mô hình cơ quan đầu mối về an toàn thực phẩm cho nhiều kết quả tích cực.

tm-img-alt
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trước đó, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có tờ trình kiến nghị Thủ tướng cho phép kéo dài thời gian thí điểm hoạt động của Ban Quản lý an toàn thực phẩm. Theo UBND TP.HCM, Ban Quản lý an toàn thực phẩm là mô hình mới, được Thủ tướng cho phép TP.HCM thí điểm từ tháng 12/2016, kéo dài 3 năm. Đến ngày 1/4/2020, Thủ tướng cho phép kéo dài thời gian thí điểm thêm 3 năm.

Qua 6 năm, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá Ban Quản lý an toàn thực phẩm đã bước đầu khẳng định chủ trương đúng đắn về thành lập mô hình cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Việc thí điểm thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã cho nhiều kết quả tích cực trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Do vậy, có một cơ chế đặc thù cho Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về quản lý an toàn thực phẩm là cần thiết.

Tính đến tháng 6/2022, các đoàn thanh, kiểm tra thuộc Ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM đã tiến hành kiểm tra về an toàn thực phẩm hơn 327.500 cơ sở. Trong đó, có khoảng 36.900 cơ sở vi phạm, chiếm 11,3% tổng cơ sở; xử phạt hơn 7.200 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt là hơn 153 tỉ đồng.

Bạn đang đọc bài viết Kéo dài thời gian thí điểm Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Thiệt hại gần 10 tỷ đồng do hạn hán
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 24/4, hạn hán đã gây thiệt hại cho tỉnh gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị ảnh hưởng.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.