Chủ nhật, 28/04/2024 05:42 (GMT+7)

Kiểm lâm Hà Nội triển khai nhiều phương án bảo vệ rừng

MTĐT -  Chủ nhật, 12/02/2023 14:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để bảo đảm an toàn cho người dân tham gia lễ hội; đồng thời phòng, chống cháy rừng, ngành kiểm lâm Hà Nội đã, đang tích cực phối hợp với chính quyền các cấp triển khai nhiều phương án bảo vệ rừng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Sở NN&PTNT Hà Nội thông tin, để phòng, chống cháy rừng mùa lễ hội và trong năm 2023 đạt hiệu quả, Sở đã có văn bản gửi 7 huyện, thị xã có rừng và các cơ quan liên quan đề nghị thường xuyên phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng cho cán bộ, công chức và người dân, qua đó nâng cao cảnh giác, có ý thức trách nhiệm trong phòng, chống cháy rừng ở mọi lúc, mọi nơi....

Ngoài ra, Sở NN&PTNT Hà Nội đề nghị các địa phương triển khai kịp thời văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt là Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3-1-2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong tình hình mới.

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã triển khai kế hoạch bảo vệ các khu rừng trong mùa lễ hội và thời gian tiếp theo trong năm; quyết định trưng tập một số cán bộ, công chức kiểm lâm để thành lập các tổ đội bảo vệ.

Đồng thời, tiếp tục phối hợp với địa phương tổ chức các đợt tuyên truyền lưu động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống cháy rừng.

Mặt khác, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội liên kết với kiểm lâm các tỉnh giáp ranh như: Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nam để trao đổi kinh nhiệm, xây dựng phương án tuần tra chung và phối hợp ứng phó khi cháy rừng xảy ra. Ở những lễ hội lớn như: Chùa Hương, đền Sóc, đền Thượng (Ba Vì)… có nguy cơ cháy rừng cao, Chi cục bổ sung lực lượng tuần tra nhằm ngăn chặn ngay từ đầu những tác nhân gây nguy hiểm cho rừng.

Để nâng cao năng lực cũng như trách nhiệm bảo vệ rừng trong mùa lễ hội cũng như thời gian tới, ngành kiểm lâm đề xuất thành phố đầu tư thêm phương tiện chữa cháy và tăng nguồn kinh phí hỗ trợ lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, lực lượng kiểm lâm, lực lượng giao khoán bảo vệ rừng ở cơ sở…; qua đó bảo đảm nguồn nhân lực đủ mạnh, yên tâm gắn bó với công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Bảo vệ rừng không chỉ là nhiệm vụ của lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng.

Vì vậy, mỗi người dân khi tham gia lễ hội, du xuân cần nâng cao hơn nữa ý thức phòng, chống cháy rừng để bảo vệ “lá phổi xanh” của Thủ đô.

Tại huyện Sóc Sơn, mỗi khi tổ chức lễ hội đền Sóc, huyện phân công lãnh đạo trực, kịp thời phối hợp, sẵn sàng huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ”…

Tháng 1/2023, các khu rừng ở huyện Sóc Sơn xảy ra 5 vụ cháy nghiêm trọng, gây thiệt hại hàng chục héc ta lâm sinh. Nhận thấy nguy cơ cháy rừng luôn tiềm ẩn, nhất là trong tháng cao điểm diễn ra lễ hội Gióng dịp xuân Quý Mão, huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo lực lượng kiểm lâm, chủ rừng và Ban tổ chức lễ hội bố trí lực lượng ứng trực, tăng cường hoạt động tuần tra tại khu vực đền Sóc, xung quanh Tượng đài Thánh Gióng và các trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng để tuyên truyền, nhắc nhở người dân, du khách tuân thủ nội quy của Ban Tổ chức lễ hội; khi hóa vàng mã, hóa sớ… không để tàn lửa bay vào rừng.

Nguy cơ cháy rừng nếu không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến thiệt hại rất lớn về kinh tế và ô nhiễm môi trường. Do đó, mỗi người dân, du khách khi tham gia lễ hội hay vào rừng trải nghiệm cần nâng cao ý thức bảo vệ rừng.

Song Lam

Bạn đang đọc bài viết Kiểm lâm Hà Nội triển khai nhiều phương án bảo vệ rừng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề