Thứ bảy, 27/04/2024 17:44 (GMT+7)

Lào Cai: Mô hình "Lương thực cho em" thúc đẩy sự nghiệp giáo dục vùng cao

Song Lam -  Thứ sáu, 10/03/2023 10:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mô hình “Lương thực cho em” được Trường Tiểu học và THCS Bản Xèo duy trì hai năm nay, Là mô hình đã giúp cho hoạt động bán trú cũng như các hoạt động giáo dục khác của nhà trường ổn định trong thời gian vừa qua.

tm-img-alt
Các em học sinh tăng gia sản suất để cải thiện bữa ăn hằng ngày.

Cùng với sự hỗ trợ kịp thời của tỉnh, ngành Giáo dục và các nhà trường cũng đã có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong việc khắc phục khó khăn để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Mô hình "Lương thực cho em" mà Trường Tiểu học và THCS Bản Xèo, huyện Bát Xát triển khai 2 năm nay là một ví dụ tiêu biểu.

Sau khi Quyết định 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có hiệu lực, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai gặp không ít khó khăn do nguồn hỗ trợ của Nhà nước không còn. “Cái khó ló cái khôn”, nhiều cách làm hay, sáng tạo của các trường học đã kịp thời tháo gỡ nút thắt.

Mô hình "Lương thực cho em" được Trường Tiểu học và THCS Bản Xèo duy trì được 2 năm học, tức là ngay sau khi có những thay đổi về chính sách theo quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai ban đầu cũng gặp không ít khó khăn, tuy nhiên, mô hình đã giúp cho hoạt động bán trú cũng như các hoạt động giáo dục khác của nhà trường tương đối ổn định suốt 2 năm qua. 

Kho gạo của Trường Tiểu học và THCS Bản Xèo trong 2 năm qua luôn bảo đảm cung cấp đầy đủ lương thực cho các em học sinh. Đây là số gạo mà các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh ủng hộ cho bếp ăn bán trú của nhà trường; nhờ có kho gạo này, bữa ăn của học sinh thêm đủ đầy. Các nhân viên cấp dưỡng cũng không phải đau đầu tính toán chia khẩu phần bữa ăn như trước đây. Gạo đã được hỗ trợ một phần, thức ăn chủ yếu sử dụng từ kinh phí hỗ trợ của tỉnh theo Nghị quyết 09. Còn rau xanh thì thầy và trò nhà trường tranh thủ tăng gia, gieo trồng cũng đã bảo đảm cung cấp đầy đủ cho bữa ăn của các em học sinh.

Thống kê từ ngành giáo dục tỉnh Lào Cai, năm 2022, đã có gần 6 tỷ đồng được xã hội hóa để phục vụ cho mô hình trường bán trú dân nuôi và “Lương thực cho em”. Từ nguồn kinh phí này, đã có hàng chục nghìn học sinh có điều kiện học tập thuận lợi hơn, được ở bán trú, được chăm sóc về sức khỏe, bữa ăn đủ dinh dưỡng.

Mô hình cũng minh chứng thêm cho mối quan hệ gắn kết giữa gia đình - nhà trường - xã hội.

Bạn đang đọc bài viết Lào Cai: Mô hình "Lương thực cho em" thúc đẩy sự nghiệp giáo dục vùng cao. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề