Chủ nhật, 28/04/2024 04:30 (GMT+7)

Lễ hội Khai Hạ-Cầu An đón nhận bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Thanh Hạ -  Thứ năm, 25/08/2022 15:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng 25/8, tại Lăng Ông tả quân Lê Văn Duyệt, ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh long trọng tổ chức lễ đón bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia với "Lễ hội khai hạ - cầu an".

Sáng 25/8, nhân Lễ giỗ lần thứ 190 Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt (1832-2022), tại Di tích lịch sử văn hóa lăng Lê Văn Duyệt, Ủy ban nhân dân Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ đón nhận Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Khai Hạ - Cầu An" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng nhấn mạnh, văn hóa Việt Nam - cội nguồn sức mạnh dân tộc, sức mạnh nội sinh, là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ then chốt trong chiến lược phát triển văn hóa.

tm-img-alt
"Lễ hội Khai Hạ - Cầu An" tại Lăng Ông bà Chiểu là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Khai Hạ-Cầu An tại Lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt là lễ hội thứ ba của Thành phố được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, thể hiện sự trân trọng và ghi nhận của Nhà nước đối với những cống hiến, đóng góp to lớn của nhân dân vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa, Bình Thạnh ngày nay đã gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể này. Đây không chỉ là niềm tự hào của nhân dân TP Hồ Chí Minh mà còn góp phần làm đa dạng kho tàng của di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam.

Cùng với Lễ hội Khai Hạ-Cầu An tại Lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt vào mùng 7 tháng giêng âm lịch hằng năm; lễ giỗ lần thứ 190 Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt (vào ngày mùng 1 tháng 8 âm lịch) nhằm ghi nhớ công lao vị quan thanh liêm đã chăm lo tốt đời sống nhân dân, có tầm nhìn xa rộng đặt nền tảng xây dựng và phát triển Sài Gòn-Gia Định nói riêng và vùng đất Nam Bộ nói chung trở nên trù phú, được tổ chức thường niên. Lễ hội này đã trở thành một hoạt động tín ngưỡng, văn hóa có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống người dân Sài Gòn-Gia Định-TP Hồ Chí Minh nói riêng, nhân dân Nam Bộ nói chung.

Theo ông Đinh Khắc Huy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, “Lễ hội Khai Hạ - Cầu An” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia là niềm vinh dự, tự hào của quận; đồng thời cũng đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận trách nhiệm to lớn phải tiếp tục bảo tồn, tôn tạo và phát huy hơn nữa giá trị của di sản vô giá này, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho những giá trị văn hóa của cha ông để lại mãi mãi tỏa sáng cùng với những bước phát triển của đất nước.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng khẳng định, “Lễ hội Khai hạ - Cầu an” là một di sản văn hóa quan trọng của vùng đất Gia Định-Sài Gòn xưa và TP Hồ Chí Minh ngày nay. Yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao, các cơ quan liên quan của thành phố; Đảng bộ, chính quyền quận Bình Thạnh với tất cả tình cảm và trách nhiệm hãy hợp tác chặt chẽ, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Khai hạ - Cầu an tại Lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt để luôn có vị trí xứng đáng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào miền nam, của nhân dân TP Hồ Chí Minh nói chung và quận Bình Thạnh nói riêng.

Các đơn vị cần có nhiều hình thức thiết thực, sinh động để quảng bá di sản văn hóa phi vật thể, truyền thống Lễ hội Khai hạ - Cầu an tại Lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt của TP Hồ Chí Minh đến cả nước và bạn bè quốc tế.

Lễ hội khai hạ - cầu an là lễ hội truyền thống tại lăng Ông Bà Chiểu, thường diễn ra vào mùng 7 tháng giêng âm lịch hằng năm. Đây là điểm nhấn sinh hoạt văn hóa của người dân Nam Bộ và TP.HCM từ xưa và còn được gìn giữ đến nay.

Lễ hội Khai hạ - Cầu an là điểm nhấn sinh hoạt văn hóa của người dân Nam Bộ và TP.HCM để cầu mong cho mưa thuận gió hòa và kỳ vọng một năm mới công việc thuận lợi, làm ăn hanh thông; thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân trong lao động, sinh hoạt và bảo vệ đất nước. Trong lễ Khai hạ - Cầu an thường kèm theo những chầu hát bội sống động, tinh tế, sâu sắc. Điều này được lý giải là bởi tuồng hát không chỉ mang giá trị văn hóa mà còn lồng ghép mục đích giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân về ý thức đạo lý làm người, đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân Việt. Lễ hội là một di sản văn hóa quan trọng của vùng đất Gia Định – Sài Gòn xưa và TP.HCM ngày nay.

Bạn đang đọc bài viết Lễ hội Khai Hạ-Cầu An đón nhận bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề