Chủ nhật, 28/04/2024 12:27 (GMT+7)

Lo sốt vó vì thượng nguồn xả lũ

MTĐT -  Thứ sáu, 31/08/2018 14:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong khi An Giang tập trung xả lũ ra biển Tây thì các địa phương cuối nguồn sông Hậu thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên như Kiên Giang và TP Cần Thơ phải lo sốt vó vì sợ thiệt hại do bị ngập sâu.

Ngày 31/8, tại 2 đập tràn Tha La và Trà Sư thuộc xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh An Giang chính thức vận xả lũ ra biển Tây để giảm áp lực nước từ thượng nguồn tiếp tục đổ về.

Theo ghi nhận của PV từ sáng sớm cùng ngày, khi hay tin ngành chức năng tiến hành xả đập thì có rất đông người dân từ các địa phương khác đến theo dõi nước lũ cuộn cuồn chảy vào sâu trong nội đồng. Trong khoảng thời gian 9 giờ đến 10 giờ cùng ngày, đơn vị chức năng tiến hành nghi thức xả đập vì mực nước phía bên trong 2 đập tràn này thấp hơn trên kênh Vĩnh Tế khoảng 1,5 m.

Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở NN-PTNN tỉnh An Giang, cho biết đây là quy trình vận hành kiểm soát lũ hằng năm khi có lũ lớn xuất hiện. Quy trình này được sự thống nhất giữa 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Tà keo của Campuchia.

Rất đông người dân đến theo dõi việc xả lũ. 

Cũng theo ông Thư, hiện tại mực nước trên đập chạm ngưỡng 4m và cao hơn bên trong gần 1,5 m và cao hơn 2 cm so chiều cao đập. Bên cạnh đó, sau khi xả đập thì khu vực trên địa bàn An Giang mực nước sẽ lên từ 3,0-3,5 cm. Sau khi xả lũ thì khu vực Kiên Giang và Cần Thơ sẽ cao lên khoảng 2 cm.

"Khi xả lũ, phù sa đóng góp vào dinh dưỡng đất không nhiều. Tuy nhiên, lũ đóng góp vào cân bằng sinh thái, giảm sâu bệnh, ô nhiễm môi trường. Đồng thời là điều kiện cho đất nghỉ ngơi mới là vấn đề chính", ông Thư khẳng định.

Còn theo ông Nguyễn Huỳnh Trung, phụ trách Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang, cho biết trước khi An Giang chính thức xả lũ vào vùng Tứ giác Long Xuyên thì các ngành chức năng ở tỉnh này đã lên kế hoạch ứng phó vì nước lũ sẽ tăng từ 0,5-1,1m trong 3 ngày tới. Một số huyện ở phía hạ nguồn như Hòn Đất, Giang Thành và Kiên Lương sẽ lần lượt bị ngập từ 0,2-0,6 m. Do đó, UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng lũ tràn về do xả đập Tha La và Trà Sư phải chủ động thông báo, hướng dẫn người dân có các giải pháp ứng phó nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Sau đây là một số hình ảnh xả lũ vào vùng Tứ giác Long Xuyên trước khi ra biển Tây vào sáng cùng ngày:

Nhìn rất rõ mực nước ngoài con đập cao hơn bên trong gần 1,5 m.

Lực lượng chức năng làm công tác ngăn chặn ghe, xuồng đi qua khu vực trước miệng đập tràn để tránh bị lũ cuốn vào nguy hiểm.

Nước lũ cuộn cuồn tràn vào nội đồng Tứ giác Long Xuyên và mang theo lượng phù sa ngầu đục rất được người dân mong đợi.

Trong khi nông dân trồng lúa, hoa màu ở hạ nguồn sông Hậu lo sốt vó vì An Giang xả lũ thì dân nghèo cũng có kế mưu sinh trên những cánh đồng ngập nước.

Theo Người lao động

Bạn đang đọc bài viết Lo sốt vó vì thượng nguồn xả lũ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau