Thứ hai, 29/04/2024 09:47 (GMT+7)

Mất 10% diện tích rừng nhiệt đới nguyên sinh trên thế giới vào năm 2022

MTĐT -  Thứ tư, 28/06/2023 17:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Diện tích rừng nhiệt đới nguyên sinh trên toàn cầu giảm 10% trong năm 2022 do nạn khác thác gỗ trái phép, chặt phá rừng để lấy đất canh tác cũng như hoạt động khai thác vàng.

Số liệu trên được nêu ra trong báo cáo nghiên cứu chung của Đại học Maryland (Mỹ) và tổ chức Giám sát rừng toàn cầu (GFW) của Viện Tài nguyên thế giới, có trụ sở ở Washington, công bố hôm 27/6.

Từ vùng Amazon của Bolivia đến Ghana, năm ngoái, mỗi phút có diện tích rừng nhiệt đới tương đương 11 sân bóng đá bị phá hủy. Các hệ sinh thái đa dạng sinh học và chứa nhiều carbon nhất hành tinh bị dọn sạch để chăn nuôi gia súc, nông nghiệp và khai thác mỏ. Ở một số quốc gia, các cộng đồng rừng bản địa buộc phải rời bỏ đất đai của họ bởi các ngành công nghiệp khai khoáng. Con người đang phá hủy một trong những công cụ quan trọng nhất giúp giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu và giúp ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học.

Theo báo cáo, sự suy giảm hàng năm của rừng nguyên sinh nhiệt đới tăng nhanh vào năm 2022, bất chấp cam kết chấm dứt phá rừng vào năm 2030 mà 145 nước ký kết tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow, Scotland vào năm 2021.

Brazil đã ký cam kết COP26 nhưng vào năm ngoái đây là nước có diện tích rừng nguyên sinh nhiệt đới bị phá hủy lớn nhất. Tình trạng này diễn ra trong năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Jair Bolsonaro.

Rừng nhiệt đới là nơi lưu trữ hàng đầu đối với khí carbon dioxide. Vì vậy, nạn phá rừng là một trong nguyên nhân chính dẫn đến lượng khí thải nhà kính tăng trên toàn cầu.

Báo cáo của Đại học Maryland và GFW cho biết, bất chấp nhận thức ngày càng nâng cao của các doanh và các nhà hoạch định chính sách về sự cần thiết phải hạn chế mất rừng trên toàn thế giới, diện tích rừng nhiệt đới nguyên sinh tương đương với 11 sân bóng đá biến mất mỗi phút vào năm ngoái. Điều này làm giải phóng lượng khí thải carbon tương đương với lượng khí thải từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch hàng năm của Ấn Độ.

tm-img-alt
Một khu vực của rừng nhiệt đới Amazon ở Humaitá, Brazil bị đốt phá hồi. Ảnh: Getty Images

Tổn thất rừng nhiệt đới nguyên sinh cũng xảy ra ở một nước khác bao gồm Cộng hòa Dân chủ Congo và Bolivia, do các hoạt động bao gồm phá rừng để lấy đất canh tác nông nghiệp.

Báo cáo của của Đại học Maryland và GFW chỉ ra rằng ở phía tây Amazon, các điểm nóng phá rừng tiếp tục tập trung vào khu vực xung quanh các con đường và thường là do hoạt động phát quang để làm đồng cỏ chăn nuôi gia súc.

Tuy nhiên, Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva, người kế nhiệm ông Bolsonaro, đã cam kết trấn áp nạn phá rừng bất hợp pháp, đồng thời cung cấp nhiều nguồn lực và hỗ trợ tài chính hơn cho các cơ quan bảo vệ môi trường của đất nước. Trong tháng 4, nạn phá rừng ở khu vực rừng Amazon thuộc Brazil giảm gần 70% so với năm trước đó.

Trong khi đó, năm 2022, Ghana ghi nhận tốc độ mất rừng nguyên sinh tăng gần 70% so với năm 2021, mức tăng lớn nhất so với bất kỳ nước nào trong những năm gần đây. Phần lớn diện tích rừng bị tàn phá liên quan đến sản xuất ca cao, khai thác vàng và hỏa hoạn và xảy ra trong các khu vực rừng được bảo vệ ở Ghana.

Tuy nhiên, các dấu hiệu thay đổi tích cực đã xuất hiện ở Malaysia và Indonesia, nơi có tỷ lệ mất rừng nguyên sinh nhiệt đới giảm xuống gần mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây. Indonesia là một ví dụ nổi bật, với tình trạng mất diện tích rừng không liên quan đến hỏa hoạn đã giảm 75% kể từ năm 2016.

Một phát hiện đầy hy vọng khác là tình trạng mất độ che phủ của rừng nói chung trên toàn cầu, bao gồm cả rừng nhân tạo cũng như rừng tự nhiên do nguyên nhân từ các hoạt động con người hoặc tự nhiên, giảm khoảng 10% vào năm ngoái.

Báo của Đại học Maryland và GFW cho biết, điều này phần lớn là nhờ các vụ cháy rừng ở Nga ít xảy ra hơn. Năm 2022 cũng là “năm tương đối yên ắng đối với các vụ cháy rừng trên toàn cầu” với thiệt hại liên quan đến hỏa hoạn giảm gần 1/3 so với năm 2021.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo cháy rừng sẽ trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn ở một số nước khi biến đổi khí hậu gia tăng. Viện Tài nguyên thế giới cho biết các vụ cháy rừng hiện đang làm mất diện tích cây che phủ gần gấp đôi so với 20 năm trước.

Trước tình hình này, Inger Andersen, Giám đốc môi trường của Liên Hợp Quốc, đã kêu gọi tăng giá carbon rừng để loại bỏ động cơ kinh tế ngắn hạn của việc phát quang rừng nhiệt đới. Thông qua thị trường carbon, các quốc gia có những hệ sinh thái rừng quan trọng đối với khí hậu – chẳng hạn như Gabon, Brazil và Peru – có thể nhận được các khoản thanh toán để duy trì rừng, vì chúng giúp lưu trữ carbon. Nếu khoản thanh toán này đủ lớn, phá rừng sẽ không còn mang lại lợi ích kinh tế ngắn hạn. Vào tháng 4, một báo cáo đã tính toán rằng cần ít nhất 130 tỷ USD mỗi năm để bảo vệ các khu vực rừng có nguy cơ cao nhất.

Ông Andersen nói: “Rừng rất quan trọng đối với sự thịnh vượng của chúng ta và Trái đất. Chấm dứt nạn phá rừng và ngăn chặn mất độ che phủ rừng là những công việc thiết yếu đối với khí hậu, khả năng phục hồi và giảm tổn thất và thiệt hại. Chúng ta cần định giá carbon rừng cao hơn, một mức giá phản ánh giá trị thực của rừng, phản ánh chi phí phát thải thực tế và đủ để khuyến khích người bán hạn mức phát thải carbon bảo vệ rừng. Bảo vệ rừng và phục hồi rừng không chỉ là vấn đề carbon. Đó còn là bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ sinh kế của người dân bản địa và cộng đồng địa phương, đồng thời duy trì chu trình thủy văn để bảo vệ chúng ta khỏi sạt lở đất, xói mòn đất và lũ lụt. Chúng ta không thể để mất thêm độ che phủ rừng”.

An Khải (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Mất 10% diện tích rừng nhiệt đới nguyên sinh trên thế giới vào năm 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.