Thứ hai, 29/04/2024 05:14 (GMT+7)

Mùa xuân về Bắc Giang khám phá vẻ đẹp mê hồn ở Đền bà Chúa Then ở Lạng Giang

Trần Ngọc Sơn -  Thứ ba, 12/03/2024 10:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một buổi sáng những ngày đầu xuân Giáp Thìn, chúng tôi về thăm Đền bà Chúa Then ở xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) - một trong những chốn tổ của Chúa Then trong Đạo Mẫu Việt Nam. Vẻ đẹp nơi đây như cõi bồng lai tiên cảnh chốn thiên đường.

Quần thể đền bà Chúa Then nằm trên địa bàn thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (Bắc Giang), cách thủ đô Hà Nội khoảng 75 km về phía Đông Bắc, cách trung tâm TP Bắc Giang khoảng 20 km về phía Bắc, cách trung tâm thị trấn Kép, huyện Lạng Giang khoảng 6 km về phía Đông Bắc.

tm-img-alt
Quần thể khu đền bà Chúa Then ảnh chụp Plycam. Ảnh: TNS.

Tọa lạc bên bờ con sông Thương thơ mộng, quần thể khu đền bà Chúa Then cổ kính giữa không gian xanh với những mái đền cong vút in bóng trên nền trời. Dọc dãy hiên nhà đền, hàng cột gỗ Lim to tới cả người ôm cùng những bộ cánh cửa nhà đền được chạm trổ, họa tiết cầu kỳ tỉ mỉ, công phu bởi những bàn tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân. Kiến trúc của khu đền mang đậm nét truyền thống xưa của vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

tm-img-alt
Mới hơn 08 giờ sáng đã có hàng trăm du khách nô nức tìm về Đền bà Chúa Then. Ảnh: TNS.

Quần thể khu đền bà Chúa Then cổ kính giữa không gian xanh với những mái đền cong vút in bóng trên nền trời. Dọc dãy hiên nhà đền, hàng cột gỗ Lim to tới cả người ôm cùng những bộ cánh cửa nhà đền được chạm trổ, họa tiết cầu kỳ tỉ mỉ, công phu bởi những bàn tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân. Kiến trúc của khu đền mang đậm nét truyền thống xưa của vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

tm-img-alt
Một góc sân trung tâm trước nhà đền chính: Ảnh: TNS.

Được trò chuyện với cậu Bùi Quang Lưu - thủ nhang đồng đền bà Chúa Then chia sẻ: “Quần thể khu đền bà Chúa Then có 10 dãy nhà đền, được xây dựng bố trí 2 khu đền thờ chính gồm: Khu 1 là đền Thụy Ứng thờ Nam Thiên Tứ Bất Tử và đức thánh mẫu Liễu Hạnh; khu 2 đền thờ các chúa Sơn Lâm, Sơn Trang và bà Chúa Then ( dân tộc Nùng). Ngoài ra, nhà đền còn có các khu nhà sắp lễ, nhà tiếp khách; khu bếp ăn nhà đền”.

“Tục thờ Chúa Then ở đền bà Chúa Then, xã Hương Sơn ( huyện Lạng Giang ) được giữ gìn qua nhiều dòng họ (đã được bắt pháp). Tín ngưỡng thờ Chúa Then ở nhiều nơi như các tỉnh: Bắc Giang; Lạng Sơn; Cao Bằng… Tục thờ cúng Chúa Then là loại hình nghệ thuật văn hóa hóa phi vật thể, mang tính dân gian, có sức sống mãnh liệt trong đời sống cộng đồng các dân tộc Nùng, Thái và Tày. Loại hình văn hóa tín ngưỡng dân gian gắn liền với từng bản sắc của dân tộc Tày, Nùng và Thái. Họ coi, việc thờ chúa Then không chỉ là cầu an lành, may mắn mà còn gắn liền với sinh hoạt tín ngưỡng trong năm. Then có nghĩa là “thiên”, người Tày quan niệm chúa Then là đại diện cho thần tiên, cầu nối tâm linh, thỉnh cầu tới tai đất trời trên cao thấu hiểu giúp đỡ muôn dân, cầu cho mưa thuận, gió hòa mùa màng bội thu, cuộc sống yên ổn, ấm no hạnh phúc thái bình”, - cậu Bùi Quang Lưu cho biết thêm.

Sau khi thắp hương cầu bình an, du khách có thể tản bộ thăm các dãy nhà đền. Tìm cho mình những cảnh sắc, không gian đẹp, check- in những bức ảnh lưu lại kỷ niệm một chuyến đi đầy ấn tượng, thú vị. Khi thăm đền, du khách cần chấp hành các nội quy, quy định của nhà đền. Không được tự ý sờ mó, làm xê dịch các vật dụng hoặc tự ý bẻ cành, hái hoa vứt xả rác thải bừa bãi, cười nói to gây mất trật tự, mĩ quan và sự tôn nghiêm của khu đền.

tm-img-alt
Chị Nguyễn Thị Hải, ở xã Lam Cốt, huyện Tân Yên (Bắc Giang) tạo dáng với tà áo dài trong khuôn viên đền. Ảnh: TNS.
tm-img-alt
Anh Đỗ Văn Dũng ở TDP. Thanh Lương, P. Dĩnh Kế, TP. Bắc Giangtới đền cầu phúc, cầu may, tranh thủ thời gianCheck-in cùng con trai bé Đỗ Đức Phúc lưu lại kỷ niệm tại đền. Ảnh: TNS.

Khuôn viên đền bà Chúa Then được trồng khá nhiều cây xanh, tạo bóng mát. Những dãy cây cảnh, cây xanh được bố trí không gian hài hòa. Một hồ nuôi cá cảnh được thiết kế các tiểu cảnh non bộ, trồng xen cây xanh nổi giữa mặt nước. Những đàn cá đủ màu sắc sặc rỡ, bơi lội tung tăng giữa làn nước trong vắt có thể nhìn thấu tới tận đáy hồ. Giữa không gian bình yên, thanh tịnh, du khách có cảm giác xua tan hết mệt mỏi sau một chặng đường xa hành trình tới thăm đền.

Hát Then là một loại hình diễn xướng dân gian, gắn bó mật thiết trong đời sống của đồng bào Tày, Nùng, Thái. Tháng 12 - 2019, tổ chức UNESCO đã chính thức ghi danh Di sản “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự kiện này một lần nữa khẳng định thế giới đánh giá cao kho tàng văn hoá phong phú của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

tm-img-alt
Chị Phạm Thị Ưng, ở TDP. Phú Độ, thị trấn Vôi (huyện Lạng Giang)chụp ảnh cùng cây đàn Tính - một nhạc cụ không thể thiếu khi đệm nhạc hát Then. Ảnh: TNS.

Hát Then là một loại hình diễn xướng dân gian, gắn bó mật thiết trong đời sống của đồng bào Tày, Nùng, Thái. Tháng 12 - 2019, tổ chức UNESCO đã chính thức ghi danh Di sản “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự kiện này một lần nữa khẳng định thế giới đánh giá cao kho tàng văn hoá phong phú của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

tm-img-alt
Hồ cá Koi tô trong khuôn viên đền, tạo điểm nhấn rực rỡ cho các bạn trẻ và du khách đam mê chụp ảnh. Ảnh: TNS.
tm-img-alt
Chị Bùi Thị Vân ở thôn Hạ, xã Mỹ Thái ( huyện Lạng Giang) say ngắm bông hoa lan trắng. Ảnh: TNS.
tm-img-alt
Chị Bùi Thị Giang ở TDP. Hoành Sơn, thị trấn Vôi chiêm ngưỡngnhững bôngmẫu đơn. Ảnh: TNS.

Được biết, từ ngày 19/02/2024 đến 21/02/2024 (tức ngày mùng 10 đến 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn), lễ hội mở cửa rừng nằm trong chuỗi hoạt động Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Giang 2024 được UBND huyện Lạng Giang tổ chức tại đền Cổ Ngựa, đền Chúa Then, thôn Việt Hương, xã Hương Sơn ( huyện Lạng Giang). Đến với lễ hội, du khách được trải nghiệm chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Di sản quê hương - trường tồn và lan tỏa” được dàn dựng công phu theo hình thức diễn xướng dân gian và được sân khấu hóa; màn trống hội và 4 tiết mục hát Then; màn rước từ đền Cổ Ngựa về đền Chúa Then và thực hiện nghi lễ mở cửa rừng tại đền Chúa Then.

tm-img-alt
Tiết mục biểu diễn hát then củaCLBThen thôn Cần Cốc (xã Hương Sơn)phục vụ du kháchtại đền.Ảnh: TNS.
tm-img-alt
 Du khách say mê múa hát cùng CLB hát then thôn Cần Cốc. Ảnh: TNS.

Bên cạnh đó, du khách được trải nghiệm các trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, bịt mắt đập niêu, kéo co, đẩy gậy. Lễ hội mở cửa rừng là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, gắn với tục thờ Mẹ rừng hay còn gọi là Mẹ xứ sở và còn một tên khác nữa được gọi là vị Nữ Thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, vị Nữ Thần đó được gọi là Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Thánh Mẫu Thượng Ngàn là bà chúa Then đã có công ban phát các sản vật và che chở cho nhân dân.

Vào dịp đầu xuân năm mới, bà chúa Then thường ban phát cho Nhân dân lộc rừng, các sản vật nông nghiệp, hoa quả để nhân dân cấy lúa, gieo trồng. Các nghi lễ cúng Thần rừng tại đền Chúa Then là một hình thái sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc biệt với tổng hòa các yếu tố văn hóa và nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo.

Trong đó, nghi lễ cúng Thần rừng là quan trọng nhất và mang tính cộng đồng rõ nét. Nghi lễ này không chỉ để tạ ơn Thần rừng đã mang nguồn nước, sản vật cho dân bản mà còn có ý nghĩa giáo dục cho thế hệ trẻ về việc bảo vệ rừng. Đây cũng là tín hiệu khởi đầu cho một mùa màng làm ăn, lao động gặp nhiều may mắn, đem lại những vụ mùa bội thu tốt đẹp cho đồng bào các dân tộc ở xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (Bắc Giang).

Bạn đang đọc bài viết Mùa xuân về Bắc Giang khám phá vẻ đẹp mê hồn ở Đền bà Chúa Then ở Lạng Giang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.