Thứ bảy, 27/04/2024 11:54 (GMT+7)

Ngắm nhìn kiến trúc độc đáo Chùa cổ Hội Khánh nổi tiếng Việt Nam

Kim Đồng- Phúc Nội -  Thứ ba, 19/10/2021 14:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhắc đến Chùa Hội Khánh nhiều người biết đến, đây là ngôi chùa cổ được xây dựng vào thế kỷ 18 (1741).

Chùa Hội Khánh là công trình tôn giáo mang tính lịch sử, mỹ thuật cao với nhiều kiến trúc độc đáo, đặc biệt trong khuôn viên chùa có tượng Phật nằm dài nhất Châu Á đã được tổ chức Kỷ lục châu Á tại Ấn Độ xác lập.

Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo, nghệ thuật lớn nhất tỉnh Bình Dương, được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia ngày 07/01/1993…

Dọc theo Quốc lộ 13 theo hướng từ TPHCM về Bình Dương, chúng tôi có dịp ghé tham ngôi chùa cổ nổi tiếng tại Bình Dương. Đó là chùa Hội Khánh, ngôi chùa này được nhiều người biết đến ngoài điểm du lịch tâm linh thì chùa còn sở hữu công trình tôn giáo mang tính lịch sử, mỹ thuật cao với nhiều kiến trúc độc đáo, đặc biệt trong khuôn viên chùa có tượng Phật nằm dài nhất Châu Á đã được tổ chức Kỷ lục châu Á tại Ấn Độ xác lập.

Ngôi chùa cổ Hội Khánh được Thiền sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) khai sơn năm Cảnh Hưng thứ 2, đời Lê Hiển Tông, tức năm Tân Dậu (1741) ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Một số thông tin lịch sử cho rằng, lúc đầu chùa được xây trên một ngọn đồi cao, nhưng vào năm 1861 nó bị phá hủy trong chiến tranh. 

Chùa được cho xây lại do thầy Thích Chánh Đắc dưới chân đồi khoảng 100 m cách vị trí cũ. Địa chỉ của chùa hiện tại là 29 đường Chùa Hội Khánh phường Phú Cường thành phố Thủ Dầu Một, 30 km về phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh.

Có mặt trong khuôn viên chùa, tại đây dù ngôi chùa này đã được trùng tu và mở rộng nhiều lần nhưng về cơ bản còn giữ được phần lớn kiến trúc ban đầu. Theo đó, có thể thấy được giá trị phong phú về mặt lịch sử văn hoá, nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt phần lớn những di tích, cổ vật hàng mấy trăm năm được bảo tồn lưu giữ cho đến nay. Đây cũng là đặc điểm chung của các ngôi chùa cổ tại Bình Dương.

Mục sở thị nơi đây, việc năm 2007 chùa xây dựng thêm ngôi tháp 7 tầng cao 27 mét và tái tạo lại Phật tích “Tứ động tâm”, gồm có: Vườn Lâm Tì Ni (nơi Phật ra đời), Bồ Đề Đại Tràng (nơi Phật hành đạo), Vườn Lộc Uyển (nơi Phật thuyết đầu tiên), Ta La Song Thọ (đức Phật nhập niết bàn) có ý nghĩa sâu sắc về đạo pháp, … đã gây sự chú ý đến du khách. 

Ngoài ra, năm 2008, Phật đài quy mô lớn, cao 22m được xây dựng ở khu đất phía trước chùa. Tầng trệt là dãy nhà chiều dài 64m, chiều ngang 23m dùng làm Trường Phật học, Thư viện … Tầng trên tôn trí đại tượng đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn cao 12m, dài 52m. Đây là một công trình mỹ thuật đáng tự hào của Phật giáo Bình Dương, được khánh thành trọng thể vào ngày Rằm tháng Hai năm Canh Dần (30-3-2010) mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Đặc biệt, Chùa Hội Khánh ở Bình Dương còn gắn với hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Năm 1923 – 1926, cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng với cụ Tú Cúc (Phan Đình Viện) và Hòa thượng Từ Văn đã sáng lập ra Hội Danh Dự tại đây. 

Mời bạn đọc cùng Môi trường và Đô thị điện tử chiêm ngưỡng công trình kiến trúc nghệ thuật tại Chùa cổ Hội Khánh:

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Bạn đang đọc bài viết Ngắm nhìn kiến trúc độc đáo Chùa cổ Hội Khánh nổi tiếng Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ninh Bình rực rỡ Chợ hoa Xuân Giáp Thìn 2024
Chợ hoa TP Ninh Bình trong những ngày gần tết Nguyên Đán năm 2024 lại sôi động hơn bao giờ hết. Với sự hân hoan của người dân và du khách, chợ hoa không chỉ là nơi mua sắm những bông hoa tươi thắm mà còn là không gian để trải nghiệm văn hóa của dịp lễ này
TP. HCM: Lễ khai mạc Đường Xuân Cô Giang
Tối 29/1, UBND phường Cô Giang (quận 1, TP. HCM) tổ chức Lễ khai mạc Đường Xuân Cô Giang lần thứ nhất và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2024).
Bắc Giang: Ngắm vườn cam, bưởi hữu cơ doanh thu gần 7 tỷ đồng
Gia đình ông Nguyễn Văn Hữu ở thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang trồng hơn 10 ha cam, bưởi theo hướng hữu cơ. Do được chăm sóc bảo đảm quy trình kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm được nâng cao, mã đẹp, thị trường tiêu thụ thuận lợi.
Phân loại rác 3 trong 1
Chuyện phân loại rác đã được đề cập nhiều lần nhưng có vẻ đến giờ vẫn là "nhiệm vụ bất khả thi".

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề