Thứ hai, 29/04/2024 03:27 (GMT+7)

Nghệ An: Về một trong những cái nôi của người Việt Cổ tại Làng Vạc

PHƯƠNG THẢO -  Thứ hai, 15/04/2019 15:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đến hẹn lại lên, từ ngày 9 - 11/03(AL), người dân TX Thái Hòa lại háo hức tổ chức lễ hội Làng Vạc. Đây là lễ hội truyền thống tìm về cội nguồn của đồng bào các dân tộc trên mảnh đất TX. Thái Hòa.

Cách thành phố Vinh 90km về phía Tây Bắc, di tích lịch sử khảo cổ học Làng Vạc  tọa lạc tại xã Nghĩa Hòa, TX. Thái Hòa (Nghệ An). Khu di chỉ khảo cổ học Làng Vạc được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa và Thể thao) công nhận tại Quyết định số 61/QĐ-BVHTT ngày 16/9/1999 và công bố vào ngày 13/3/2000. Đây được xem là di tích lịch sử đầu tiên của huyện Nghĩa Đàn (cũ) được công nhận cấp quốc gia, là niềm vinh dự của mọi người dân và cũng từ đó lễ hội Làng Vạc được hình thành, tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000.

Đền Làng Vạc tọa lạc tại, xã Nghĩa Hòa, TX.Thái Hòa (Nghệ An).

Đầu năm 1972 đánh dấu sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng, đó là việc phát hiện ra di tích Làng Vạc khi ngẫu nhiên người dân nơi đây phát hiện được những công cụ và vũ khí bằng đồng trong lúc đào đất xây dựng đập nước Đại Vạn. Qua 5 lần khai quật (1972, 1973, 1980, 1990, 1991) trên diện tích hơn 1.438 m2 với 347 ngôi mộ với các kiểu chôn cất khác nhau và thu lượm được 1.228 hiện vật bằng đồng, gốm, đá, thuỷ tinh và bằng sắt, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm tiêu biểu cho nền văn minh người Việt cổ như: trống đồng, rìu xéo, dao găm cán tượng người, tượng voi hổ, bao tay, bao chân, vòng thuỷ tinh... Đáng chú ý nhất là 14 chiếc trống đồng có niên đại khoảng 2.100 năm. Đặc biệt cho đến nay Làng Vạc là di tích phát hiện được nhiều mộ táng nhất trong số hàng trăm di tích văn hoá Đông Sơn trên đất nước ta. Đây thực sự là những dấu tích về văn hóa, lịch sử, là những minh chứng cho thấy Làng Vạc là một trong những di tích thuộc nền văn hóa Đông Sơn, cách đây khoảng 2.500 năm - Thời kỳ Vua Hùng dựng nước. Cũng chính vì thế Làng Vạc được đánh giá là trung tâm văn hóa Đông Sơn trên lưu vực sông Cả, là một trong những cái nôi của người Việt cổ, được giới khảo cổ học trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Lễ hội Làng Vạc lần thứ XX năm 2019 được diễn ra từ ngày 13 - 15/4 tức ngày 9 – 11/3 âm lịch.

Ngoài phần lễ, phần hội với nhiều hoạt động thể thao thu hút đông đảo du khách như: Ném còn, cờ tướng, bóng chuyền, đẩy gậy,  nhảy bao bố, ...

Các đơn vị phường, xã tổ chức cắm trại.

Đặc biệt, trong phần hội có có những cuộc thi đặc sắc và để lại dấu ấn như: Múa cồng chiêng, các tiết mục hát múa dân tộc, giọng hát hay và người đẹp, được thể hiện rõ bản sắc văn hóa đặc trưng Phủ Qùy đang vươn mình lên thành một đô thị trẻ năng động.

Các trò chơi dân gian như cờ tướng, nhảy bao bố, kéo co,... được tổ chức trong phần hội.

Trải qua 20 lần tổ chức, Lê hội Làng Vạc trở thành nét văn hóa không thể thiếu của người dân TX Thái Hòa. Đến đây, du khách thập phương được trở về với cội nguồn tâm linh, về với một trong những cái nôi của người Việt Cổ.

Phần thi giọng hát hay được tổ chức trong đêm 14.04 (tức 10/3 Âm lịch).
Giải nhất người đẹp Làng Vạc được trao cho thí sinh Trịnh Hà Thương -  Đơn vị phường Hòa Hiếu.

 Lễ hội cũng là dịp người dân Thái Hòa hội tụ, thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, hướng về cội nguồn, thắp nén hương để ghi nhớ công đức của các bậc tiền nhân đã có công khai dân lập ấp, khai sinh ra mảnh đất Phủ Quỳ. Cùng nhau giữ gìn di tích, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống.

Bạn đang đọc bài viết Nghệ An: Về một trong những cái nôi của người Việt Cổ tại Làng Vạc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.