Chủ nhật, 28/04/2024 06:52 (GMT+7)

Nghiên cứu cảnh báo sóng nhiệt có thể kéo dài ở vùng nước biển sâu

MTĐT -  Thứ hai, 02/10/2023 07:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các đợt nắng nóng trên biển có thể kéo dài và tăng về cường độ ở vùng nước sâu hơn, nguy cơ đe dọa đến các loài nhạy cảm trong khi biến đổi khí hậu khiến các hiện tượng cực đoan xảy ra thường xuyên hơn.

Kết luận này được đưa ra trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Climate Change ngày 18/9.

tm-img-alt
Rạn san hô Great Barrier tại khu vực ngoài khơi Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Đại dương hấp thụ 90% lượng nhiệt dư thừa do khí thải carbon từ hoạt động của con người gây ra kể từ giai đoạn đầu của thời đại công nghiệp. Các đợt nắng nóng ở biển diễn ra mạnh và thường xuyên hơn. Những hiện tượng cực đoan này nguy cơ tác động đặc biệt nghiêm trọng đến các loài không thể di cư để thoát khỏi vùng nước nóng quá mức, như san hô ở Rạn san hô Great Barrier và rừng tảo bẹ ngoài khơi miền Nam Australia và Đông Bắc Thái Bình Dương.

Trong nghiên cứu mới, các tác giả xem xét tác động do nhiệt độ ở các vùng nước biển sâu tăng đột biến. Tác giả chính của nghiên cứu, bà Eliza Fragkopoulou thuộc Trung tâm Khoa học Đại dương tại Đại học Algarve của Bồ Đào Nha lưu ý đây là nỗ lực đầu tiên nghiên cứu các đợt nắng nóng ở dưới mặt nước biển bởi trước đây các nhà khoa học chủ yếu tìm hiểu về các đợt nắng nóng và tác động của hiện tượng này ở mặt nước biển.

Trong nghiên cứu mới, các tác giả sử dụng kết quả quan trắc tại chỗ và lập mô hình dựa trên các đợt nắng nóng ở biển trên toàn cầu từ năm 1993 – 2019, trong đó có dữ liệu ở độ sâu 2.000 mét dưới mặt nước biển. Kết quả phân tích cho thấy nhiệt độ cao nhất ở độ sâu 50 – 200 mét dưới mặt nước biển, đôi khi cao hơn 19% so với nhiệt độ mặt nước biển. Nghiên cứu cũng cho thấy thời gian xảy ra sóng nhiệt cũng gia tăng cùng với độ sâu. Tình trạng nóng lên kéo dài tới 2 năm sau khi nhiệt độ mặt nước biển trở lại bình thường.

Qua nghiên cứu, bà Fragkopoulou đánh giá nắng nóng có thể gây tác động mạnh nhất đối với sự đa dạng sinh học ở vùng nước từ bề mặt đến độ sâu 250 mét. Vùng biển rộng lớn nhất được xếp là khu vực chịu ảnh hưởng lớn là ở Bắc Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, với độ sâu từ 1.000 – 2.000 mét.

Trong khi tác động của các đợt nắng nóng ở biển đối với sự đa dạng sinh học ở vùng biển sâu chưa rõ ràng, bà Fragkopoulou cho rằng giới khoa học cần khẩn trương nghiên cứu thêm để hiểu về hiện tượng này cũng như để đối phó với những tác động tiềm tàng đối với ngành du lịch và ngư nghiệp.

Bạn đang đọc bài viết Nghiên cứu cảnh báo sóng nhiệt có thể kéo dài ở vùng nước biển sâu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Nguyễn Hằng/TTXVN

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề