Thứ hai, 29/04/2024 22:54 (GMT+7)

Nguồn vốn dành cho khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế

MTĐT -  Thứ ba, 12/03/2024 09:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cho đến nay nhiều vấn đề pháp lý về việc hình thành, phát triển KCN sinh thái, chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái chưa được hướng dẫn cụ thể.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Nghị định số 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý KCN và KKT đã bổ sung các quy định đối với loại hình KCN sinh thái để góp phần thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Theo định hướng của Bộ KH&ĐT, đến năm 2030 sẽ có từ 40-50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, trong thực tế, nguồn vốn dành cho phát triển kinh tế xanh nói chung và các KCN sinh thái nói riêng vẫn còn rất hạn chế.

Tính đến tháng 12/2022, tổng dư nợ tín dụng xanh tại Việt Nam mới chỉ đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,3% tổng dư nợ tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế. Cho đến nay, hầu như chưa có chính sách tín dụng ưu đãi nào được quy định nhằm thúc đẩy tiếp cận vốn cho các KCN sinh thái. Nếu không có nguồn vốn đầu tư kịp thời thì rất khó để mô hình KCN sinh thái phát triển được trong thực tế, và điều này có thể khiến cho Việt Nam bỏ lỡ "làn sóng đầu tư xanh" ngày càng trở thành xu hướng trọng tâm của các nhà đầu tư quốc tế.

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Bùi Văn Thành, Phó Chủ tịch Công ty TNHH Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế (ISC) cho biết, thực tế cho thấy đầu tư KCN sinh thái đang gặp thách thức, khó khăn, vướng mắc ở cả 3 cấp độ: quy định của luật liên quan thiếu tính đồng bộ, mâu thuẫn; việc ban hành, giải thích, áp dụng quy định văn bản dưới luật còn thiếu rõ ràng; việc thực thi còn phụ thuộc vào cách hiểu và giải thích của công chức. Cho đến nay nhiều vấn đề pháp lý về việc hình thành, phát triển KCN sinh thái, chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái chưa được hướng dẫn cụ thể. Đơn cử, theo Nghị định 35/2022/NĐ-CP, KCN sinh thái là KCN mà các doanh nghiệp trong đó tham gia vào hoạt động sản xuất “sạch hơn” và sử dụng hiệu quả tài nguyên, và có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp.

Còn theo quy định của Luật Môi trường, hiện nay chỉ khi đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường thì doanh nghiệp mới được tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN.

Chuyên gia Bùi Văn Thành băn khoăn, vậy khi doanh nghiệp vào KCN sinh thái, chuyển đổi thành KCN sinh thái doanh nghiệp phải “sạch hơn”, thì sạch hơn là gì, phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Chuyên gia này cũng cũng cho biết, theo quy định, xây dựng KCN thì phải có trong quy hoạch. Nhưng trong Luật Quy hoạch, phần về quy hoạch vùng lại không đề cập đến KCN sinh thái, không quy định về khu công nghệ cao. Như vậy khi doanh nghiệp xin chấp nhận chủ trương đầu tư thành lập khu công nghệ cao, KCN sinh thái thì phải làm như thế nào, có phải sửa đổi, bổ sung quy hoạch vùng đã được phê duyệt không, đây vẫn là một câu hỏi.

Luật sư Bùi Văn Thành cho rằng, việc triển khai các mô hình sinh thái đều rất tốn kém, vì thế cần chính sách ưu đãi đặc biệt hơn trong việc triển khai mô hình này, nếu không thì doanh nghiệp sẽ không tham gia. Nhưng hiện nay chỉ có các chính sách ưu đãi chung, áp dụng cho tất cả các loại hình KCN, chưa có chính sách ưu đãi đặc biệt cho việc phát triển loại hình KCN sinh thái. Vì vậy cần phải bổ sung những chính sách ưu đãi cụ thể về tiếp cận đất đai, quy hoạch, nguồn vốn đầu tư và khoa học công nghệ…

Để thuận lợi trong phát triển KCN, đối với chủ đầu tư KCN, ông Lực nhấn mạnh khi đưa ra các kiến nghị chính sách cần đúng, trúng và có giải pháp đi kèm; quyết liệt cơ cấu lại hoạt động, sản phẩm; cần đa dạng hóa nguồn vốn, hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp hơn; quan tâm quản lý rủi ro, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về môi trường, an toàn, hệ sinh thái KCN…

An Na (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Nguồn vốn dành cho khu công nghiệp sinh thái vẫn còn hạn chế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...