Thứ sáu, 26/04/2024 12:52 (GMT+7)

Những lợi thế giúp Quảng Bình thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp

MTĐT -  Thứ ba, 29/03/2022 09:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đến nay, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 162 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 106.000 tỷ đồng.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

 Sở hữu các yếu tố hạ tầng cứng 

Quảng Bình đang hướng tới mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá ở khu vực Bắc Trung bộ vào năm 2025 và để đạt được mục tiêu này, tỉnh đang tập trung kêu gọi các nguồn vốn đầu tư trong nhiều lĩnh vực.

Ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, thời gian qua, hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp đã được Quảng Bình quan tâm đầu tư mạnh mẽ, tạo điều kiện thu hút đầu tư, khai thác tốt thế mạnh của địa phương để phát triển công nghiệp.

“Tỉnh ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo có năng lực và quy mô sản xuất lớn, có tác động lan tỏa, công nghệ, thiết bị hiện đại, thân thiện môi trường”, ông Trần Thắng thông tin.

Chú trọng xúc tiến đầu tư

Bên cạnh đó, công tác xúc tiến đầu tư được chú trọng; một số dự án đầu tư mới trong các khu công nghiệp, khu kinh tế đã đi vào hoạt động, đang phát huy hiệu quả như các dự án may xuất khẩu, chế biến gỗ, sản xuất kính cường lực, thu hồi nhiệt thải phát điện, chế biến hải sản, các nhà máy gạch không nung...

Trong thời gian tới, Quảng Bình tiếp tục chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh; phát triển công nghiệp và tăng cường liên kết vùng với các khu kinh tế trọng điểm trong khu vực.

Đặc biệt, Quảng Bình sẽ đẩy mạnh phát triển các khu kinh tế động lực của tỉnh, gồm Khu kinh tế Hòn La, Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo gắn với hành lang Quốc lộ 12A; hoàn thiện kết cấu hạ tầng cứng, tăng tỷ lệ lấp đầy, phát huy hiệu quả các khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, Quán Hàu, Cam Liên và các cụm công nghiệp.

Khu kinh tế Hòn La thuộc huyện Quảng Trạch, được quy hoạch với tổng diện tích tự nhiên 10.000 ha (gồm 8.900 ha đất liền; 1.100 ha mặt biển và đảo). Đây là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp phụ trợ theo Quy hoạch Nam Hà Tỉnh - Bắc Quảng Bình, tập trung các ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh Quảng Bình như công nghiệp phụ trợ, sản xuất điện năng, đóng tàu, công nghiệp xi măng, sản xuất thủy tinh...

Tại Khu kinh tế Hòn La, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã và đang đầu tư xây dựng hai nhà máy nhiệt điện lớn. Tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với EVN tái khởi động triển khai xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I để kịp đưa vào vận hành trong năm 2023 - 2024; xúc tiến đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II, các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, thủy điện, điện sinh khối…), triển khai đầu tư các dự án đường dây và trạm biến áp 500 kV, 220 kV, 110 kV.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó trưởng ban, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Bình cho hay, đến nay, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 162 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 106.000 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều dự án quy mô lớn, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương trong các lĩnh vực nhiệt điện, cảng biển nước sâu, chế biến vật liệu xây dựng…

PV(T/h)

Bạn đang đọc bài viết Những lợi thế giúp Quảng Bình thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.