Thứ hai, 29/04/2024 10:11 (GMT+7)

Ninh Bình: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý cụm công nghiệp

An Na -  Thứ hai, 25/03/2024 15:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ngày 25/01/2024, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 14/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ban hành kèm theo Quyết định số 24/2021/QĐ-UBND ngày 30/6/2021 của UBND tỉnh (Sau đây gọi tắt là Quy chế).  

Nội dung sửa đổi, bổ sung Quy chế tập trung chủ yếu về quy định việc quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp, quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp,...  Đồng thời, quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện, cũng như theo dõi, quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn.

Cụ thể, đối với quy hoạch phân khu xây dựng cụm công nghiệp, UBND Tỉnh giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan rà soát, nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu xây dựng cụm công nghiệp (thành lập mới, mở rộng 4 hoặc điều chỉnh) theo đúng quy định hiện hành. Kinh phí lập quy hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước theo quy định. 

Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp, Quy chế quy định Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư; UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của hai đơn vị cấp huyện trở lên, trong phạm vi ranh giới Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình và trong phạm vi ranh giới quy hoạch chung đô thị mới được phê duyệt; UBND cấp huyện tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi địa giới hành chính được giao quản lý (trừ quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh) sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Xây dựng; Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức thẩm định theo quy định của pháp luật, trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh; hướng dẫn các Chủ đầu tư lập quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp theo trình tự, quy định hiện hành; Các sở, ban, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp trong việc thẩm định hồ sơ quy hoạch cụm công nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, Quy chế cũng quy định rõ hơn trách nhiệm, vai trò của Sở Công Thương trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác thông tin báo cáo về hoạt động cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

Sở Công Thương là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; chủ trì phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố để tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý dự án của các tổ chức, cơ quan có liên quan; theo dõi, cập nhật, phát hiện những sai sót, yếu kém về quản lý các dự án theo quy định của pháp luật; kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc, phát sinh, các vi phạm trong quá trình thực hiện dự án; chỉ đạo Trung tâm Khuyến công Xúc tiến thương mại và Phát triển cụm công nghiệp thực hiện các nhiệm vụ: Hướng dẫn nhà đầu tư tìm hiểu, hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục và triển khai thực hiện dự án đầu tư vào cụm công nghiệp; quản lý, theo dõi chung về tình hình hoạt động của các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp; đóng vai trò đầu mối tiếp nhận, tổng hợp, xây dựng báo cáo định kỳ 06 tháng, cả năm và cập nhật cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 3 như sau: Đối với thủ tục liên quan đến lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, công tác phòng cháy chữa cháy trong cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, sau khi giải quyết xong, cơ quan chủ trì gửi 1 bản kết quả về Sở Công Thương để theo dõi thực hiện.

Với Điều 4, sửa đổi điểm b, khoản 4: Chủ trì thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh đối với các dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp và dự án đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp; tham mưu cho UBND tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi và cấp lại giấy phép khai thác tài nguyên nước thuộc thẩm quyền; thẩm định tờ khai và ra thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo thẩm quyền.

Sửa đổi điểm d, khoản 5: Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp huyện, khắc phục và giải quyết các vấn đề có liên quan theo thẩm quyền khi xảy ra sự cố môi trường do các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong cụm công nghiệp trên địa bàn gây ra; trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường phải báo cáo UBND tỉnh.

Bổ sung điểm đ vào sau điểm d, khoản 5: Chủ trì thẩm định, cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện đối với các dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp; thẩm định tờ khai và ra thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo thẩm quyền.

Bổ sung khoản 7, khoản 8: UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận đăng ký môi trường của các dự án quy định tại khoản 1, Điều 49, Luật Bảo vệ môi trường; chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm tổ chức ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi cơ sở; trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, phải kịp thời báo cáo UBND cấp xã nơi xảy ra sự cố và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để phối hợp ứng phó./.

Bạn đang đọc bài viết Ninh Bình: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý cụm công nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.