Thứ sáu, 26/04/2024 11:29 (GMT+7)

Quận 8, TP.Hồ Chí Minh: Mong mỏi của một đại gia đình

SÁU NGUYỄN - BÌNH AN -  Thứ sáu, 20/07/2018 08:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vướng dự án công viên cây xanh có quy hoạch từ hàng chục năm trước nên phần đất của đại gia đình không được chuyển mục đích. Và sắp tới đây họ sẽ bị cưỡng chế, sống cảnh màn trời chiếu đất.

Từ lá đơn cầu cứu…

Vừa qua, các hộ dân Phạm Thị Kim Liên, Phạm Thị Kim Hương, Phạm Thái Hùng, Đào Thị Sâm, Lưu Bá Hùng, Phạm Quốc Tuấn, Trần Văn Thành (cùng trú tại phường 6, quận 8, TP.Hồ Chí Minh) đã làm đơn cầu cứu gửi đến các cơ quan chức năng và báo chí. Theo đơn, các hộ dân này cho biết, họ là một đại gia đình khoảng mấy chục người từ ông bà, các con cháu sinh sống trên phần đất mấy chục năm nay. Phần đất này nằm trong quy hoạch công viên cây xanh, tuy nhiên, nhiều năm qua chính quyền vẫn chưa thực hiện dự án.

Tiếp xúc với PV, họ sẵn sàng chấp nhận giao đất nếu Nhà nước thực hiện dự án. Song, đại gia đình đang có nguy cơ ra đường ở khi ngày 20/7/2018, chính quyền sẽ tiến hành cưỡng chế nên các hộ dân rất hoang mang.

Đơn cầu cứu của các hộ dân

Tất cả các hộ dân trên đều là con, cháu của bà Trần Thị Chín (SN 1941) – chủ nhân của thửa đất số 23 tờ bản đồ 01 (nay là thửa số 7 tờ bản đồ số 89 thuộc phường 6, quận 8). Các hộ dân trình bày: “Trước đây, cha mẹ chúng tôi là ông Phạm Văn Tỵ, bà Trần Thị Chín (SN 1941, cùng ngụ số nhà 2273A/44/19A đường Phạm Thế Hiển, phường 6, quận 8, TP.HCM) khai phá được một thửa đất. Thửa đất này có diện tích 1.655m2 là thửa đất số 23, tờ bản đồ số 1 (nay thuộc thửa số 7 tờ 89 bản đồ địa chính P6, Q8). Phần đất này, gia đình tôi canh tác, trồng trọt và dựng nhà cửa ở tạm trên đất”.

Năm 1998, bà Trần Thị Chín được UBND quận 8 cấp GCNQSDĐ số 00007 QSDĐ/3803/QĐ-UB. Sau đó, bà Chín và chồng có chia cho mỗi đứa con, cháu một phần đất để tự tạo cuộc sống riêng vì gia đình quá đông anh em (tổng cộng 9 người con). Năm 1999, Nhà nước có thông báo toàn bộ thửa đất này thuộc quy hoạch công viên cây xanh. Thế nhưng, đến nay đã hơn 15 năm vẫn không thấy nhà nước tiến hành xây dựng.

Cũng theo các hộ dân, họ vẫn luôn mong mỏi Nhà nước thực hiện việc xây dựng công viên cây xanh, ra Quyết định thu hồi đất để áp giá, chi trả tiền đền bù để có tiền mua đất ở khác.

Hoặc nếu xóa bỏ quy hoạch thì cho họ chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thổ cư để các gia đình được ổn định cuộc sống.

Đến tình hình thực tế

Các hộ dân cũng thông tin, vì quá bức bách về nhu cầu chỗ ở, nên năm 2015, được sự chấp thuận và chỉ dẫn của cán bộ địa phương, họ có tiến hành xây dựng trang trại trồng nấm và ở tạm tại đó để trông coi.

Ông Phạm Thái Hùng cho biết (Một trong những hộ dân): “Trong quá trình nuôi trồng vì thiếu kiến thức nên việc kinh doanh gặp thua lỗ và thất bại. Tất cả tiền bạc chúng tôi vay mượn và dành dụm chắt chiu bao lâu đều dồn hết vào căn nhà này.

Nên sau khi nuôi trồng thất bại, chúng tôi vẫn tiếp tục ở tạm tại đây vì không còn nơi nào khác để đi. Hiện chúng tôi đều là những người không có công việc ổn định, đồng lương ít ỏi bấp bênh”.

Một số hình ảnh tại khu vực sắp cưỡng chế
Một số hình ảnh tại khu vực sắp cưỡng chế

Theo tìm hiểu của phóng viên, đại gia đình này có người già và nhiều trẻ nhỏ (người già nhất gần 80 tuổi và trẻ nhỏ nhất mới 4 tháng tuổi). Những người dân này cũng chỉ có một mái nhà làm chốn đi về. Nay chính quyền có quyết định tháo dỡ, không biết họ sẽ đi đâu về đâu? 

Để tìm hiểu thêm thông tin, ngày 18/7/2018, phóng viên đã đến UBND quận 8 và UBND phường 6 liên hệ để làm việc. Tuy nhiên, lãnh đạo UBND phường 6 đi họp và không có ai trả lời.

Còn tại UBND quận 8, phóng viên để lại nội dung làm việc, nhân viên tiếp nhận cho biết chờ ý kiến của lãnh đạo.

Thiết nghĩ để người dân không phải rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”, chính quyền quận 8 và phường 6 cần cân nhắc xem xét đến nhu cầu thực tế, từ đó có phương án giúp đỡ người dân.

Bạn đang đọc bài viết Quận 8, TP.Hồ Chí Minh: Mong mỏi của một đại gia đình. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.