Chủ nhật, 28/04/2024 11:40 (GMT+7)

Phục hồi và phát triển hệ thống 4 sông nội đô cần sự đồng bộ của các giải pháp và tổ chức thực hiện

MTĐT -  Thứ tư, 23/08/2023 16:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hệ thống sông Tô Lịch - Kim Ngưu - Lừ - Sét, với tổng chiều dài gần 40km cùng hành lang dọc hai bên sông chiếm một diện tích mặt nước – cây xanh quý giá, trở thành một vành đai xanh đóng góp đáng kể vào việc điều hòa khí hậu cho khu vực nội đô TP Hà Nội

tm-img-alt
Sông Tô Lịch. Nguồn internet

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hoá, đặc biệt là sức ép dân số cơ học trên địa bàn Thành phố Hà Nội ngày càng tăng đã gây quá tải hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đặc biệt liên quan đến chất lượng môi trường nước một số con sông (Tô Lịch, Nhuệ, sông Đáy (đoạn chảy qua địa phận thành phố Hà Nội) đang báo động vì ô nhiễm (đặc biệt đối với một số thông số ô nhiễm về chất hữu cơ (BOD5, COD), Nitơ, Phốt Pho và vi sinh vật gây bệnh).

Các dòng sông của Hà Nội không chỉ còn đóng vai trò thoát nước mà còn là không gian xanh đầy tiềm năng khôi phục các giá trị lịch sử, văn hóa, phát triển không gian công cộng dạng tuyến tính, phục vụ sinh hoạt cộng động cho dân cư đô thị; đặc biệt tại các khu vực nội đô – nơi có mật độ dân cư cao. Bên cạnh đó, tương tự như nhiều đô thị có dòng sông thì không gian dọc hai  bên bờ sông biết khai thác và sử dụng hiệu quả, sáng tạo sẽ là cơ hội để thu hút đầu tư và công trình bên sông, dưới sông và du lịch...,  

Trong nhiều năm qua, Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp cải tạo các dòng sông bao gồm xây đê, kè bờ, xây đập và cống ngăn, thậm chí cả lấp bớt một phần sông (trường hợp sông Tô Lịch) hoặc cống hoá sông, mương; tuy nhiên do nguồn lực có hạn, phụ thuộc vốn vay, đầu tư dàn trải, chắp vá, không đồng bộ, nhiều giải pháp mang tính kỹ thuật không phù hợp hoặc không khả thi....thiếu việc huy động xã hội hoá trong đầu tư nâng cấp cải tạo… Mặt khác thiếu các giải pháp phi công trình(cơ chế, chính sách, vốn, tài chính, tuyên truyền, vận động, sự tham gia….) dẫn đến kết quả còn quá nhiều hạn chế, các dòng sông vẫn tồn tại nhưng chất lượng nước, chất lượng môi trường xung quanh ngày càng xuống cấp ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân đô thị. 

1. Thống nhất với mục tiêu cơ bản của dự án đó là: Cải thiện chất lượng môi trường nước và phát triển hệ thống sông nội đô đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội cho thành phố Hà Nội cho giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2045 cùng với các mục tiêu cụ thể:

Đề xuất được các giải pháp kỹ thuật và quản lý trong kiểm soát ô nhiễm hệ thống 04 sông đô thị (sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét) trên cơ sở cải thiện chất lượng môi trường nước và duy trì dòng chảy sinh thái, tăng cường quá trình làm sạch tự nhiên của sông hồ và bổ cập tự nhiên cho hệ thống nước đô thị. 

Đề xuất được các giải pháp tổ chức không gian và thiết kế cảnh quan nhằm khôi phục và phát huy vai trò của 04 con sông về giá trị lịch sử, văn hóa, môi trường và sinh thái đô thị, phát triển kinh tế theo hướng phát triển bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.

2. Để thực hiện mục tiêu của đề án nhóm nghiên cứu đã tiến hành công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, lấy mẫu phân tích thí nghiệm … nhiều thông tin, số liệu đã được cập nhật đây là các số liệu rất bổ ích có giá trị tham khảo cao. Phương pháp nghiên cứu phù hợp, kết quả dự báo chấp nhận được.

3. Nội dung đề án tập trung vào (1) Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và thách thức trong quản lý hệ thống sông nội đô bao gồm: Hiện trạng phát sinh nước thải; công tác thu gom và xử lý nước thải tập trung và hiện trạng chất lượng môi trường nước; (2) Đánh giá hiện trạng sử dụng không gian kiến trúc, cảnh quan bao gồm: Hiện trạng của các không gian lịch sử văn hóa dọc 4 con sông nội đô; kiến trúc cảnh quan, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, hiện trạng sử dụng không gian dọc hai bên bờ sông. (3) Đề xuất chương trình, dự án phục hồi chất lượng môi trường nước và phát triển hệ thống 4 sông nội đô. 

Nhận xét chung nội dung đạt yêu cầu, các đề xuất cụ thể cho từng con sông và có đề xuất chung cùng với các giải pháp để thực hiện có tính khả thi .

tm-img-alt
PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng phát biểu tại buổi tọa đàm do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức ngày 22/8/2023

4. Một số góp ý: 

a) Nội dung đề án: 

-Về cơ bản nên gọi là 4 nhóm nhiệm vụ (để thực hiện mục cụ thể) bao gồm: (1) Kiểm soát , phòng ngừa ô nhiễm; (2) Cải thiện phục hồi hệ thống sông cân bằng sinh thái;(3) Cải tạo, chỉnh trang không gian, kiến trúc cảnh quan và (4) Tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức như vậy đi kèm với 4 nhóm này là các dự án chung và các dự án cho từng con sông phù hợp thực hiện ở giai đoạn 2023-2025 và 2026-2030.

-Về giải pháp để thực hiện nhiệm có 5 nhóm giải pháp: tên gọi các nhóm có lẽ rà lại ví dụ: Về xây dựng, phát triển nguồn lực: ở đây được hiểu là phát triển nguồn nhân lực đúng hơn; Về tài chính có lẽ gọi là đầu tư và tài chính: Rà soát lại các nội dung có liên quan đến đầu tư, tài chính đưa về đây ( vay ODA, đầu tư hệ thống thoát nước…)

Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách: Cần làm rõ hơn cơ chế, chính sách gì và nếu tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào các dự án trên thì họ sẽ được hưỡng chính sách ưu đãi gì không?; huy động các nguồn lực cả tư nhân cần rõ hơn dự kiến vào dự án nào? Cần cụ thể hơn không chung chung?

b) Về một vài dự án: Các dự án cần có sự kết hợp đồng bộ ví dụ xây dựng đường đi bộ, xe đạp thì trồng cây xanh và chiếu sáng luôn không nên tách ra theo công trình ….Dự án liên quan đến cây xanh, công viên cần đề xuất nên trồng loại cây gì có tác dụng điều hoà không khí, có mùi thơm làm át mùi hôi….Cần có sự đánh giá tính khả thi việc bổ cập nước cho sông Sét, Lừ từ Sông Tô lịch bởi vì bản thân sông Tô Lịch cũng đã rất khó rồi; Ngoài nạo vét lòng sông….. k thấy có công nghệ mới/hiện đại nào tham gia vào xử lý/lọc nước thải hiện tại ở các sông này hoặc góp phần làm giảm khí, mùi ..

Rà soát sự trùng lặp nội dung một số dự án ví dụ có dự án phát triển cây xanh 2 bên sông (phạm vi đến đâu) có thể lại trùng với việc xây dựng công trình kiến trúc, mảng xanh, vui chơi giải trí ven sông….hoặc xây dựng hành lang đi bộ dọc sông với bố các đường đi bộ và xe đạp ven sông (sông Lừ). 

Các dự án đều có sự liên kết với nhau sự kết thúc dự án này là tiền đề của dự án sau và các dự án cũng phụ thuộc vào nhau vì vây cần làm rõ tính tổ chức, giai đoạn, nguồn vốn thực hiện…. Mặt khác cũng nên có đánh giá rủi ro về thực hiện để có giải pháp khác phục

Khái toán cần rà soát lại toàn bộ có lẽ không đúng, không sát và không hợp lý….

Bổ sung thêm phần kiến nghị.

Kết luận: Đề án được nghiên cứu công phu nghiêm túc, có nhiều số liệu bổ ích; các nhiệm vụ và giải pháp khá toàn diện và có tính khả thi. Các nhiệm vụ, dự án đều có tính kết nối, liên kết thì mới phát huy hiệu quả đòi hỏi phải có tiến độ thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc cũng như đảm bảo các nguồn vốn đầy đủ. Để thực hiện hiệu quả cần có sự vào cuộc của chính quyền và nhân dân, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp và sự tham gia của người dân. 

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến
Nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng

Bạn đang đọc bài viết Phục hồi và phát triển hệ thống 4 sông nội đô cần sự đồng bộ của các giải pháp và tổ chức thực hiện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng xanh không thể chạy theo phong trào
Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của thế giới, Việt Nam có thể xem đây là cơ hội, là động lực mới của tăng trưởng kinh tế.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau