Thứ hai, 29/04/2024 17:06 (GMT+7)

Quản lý hệ thống cấp thoát nước phục vụ phát triển đô thị bền vững

MTĐT -  Thứ sáu, 07/07/2023 11:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tính đến năm 2022, ban kỹ thuật ISO/TC 224 đã xây dựng và ban hành 22 tiêu chuẩn, đưa ra hoạt động cần thiết để thực hiện các mục tiêu của hệ thống cấp thoát nước.

Để định hướng và giúp các quốc gia, đô thị, khu đô thị phát triển theo hướng xây dựng đô thị thông minh tránh được những rủi ro, đưa ra các giải pháp thống nhất trên toàn cầu để thống nhất các phương pháp đánh giá, nhiều tổ chức tiêu chuẩn trên thế giới như Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã nghiên cứu và ban hành các tiêu chuẩn về hệ thống cấp thoát nước thông qua ban kỹ thuật ISO/TC 224. Tính đến năm 2022, ban kỹ thuật ISO/TC 224 đã xây dựng và ban hành 22 tiêu chuẩn, đưa ra các hoạt động cần thiết để thực hiện các mục tiêu của hệ thống cấp thoát nước.

1. Tổng quan

Nước là nguồn tài nguyên có vai trò quan trọng đối với sự sống trên trái đất. Chỉ chiếm 0,002 % tổng lượng nước, nước ngọt đang là nguồn tài nguyên khan hiếm trên toàn thế giới. Hiện nay có gần 2 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận với nguồn nước sạch an toàn. Dự kiến đến năm 2025 sẽ có khoảng 35 % dân số trên thế giới thiếu nước nghiêm trọng. Ước tính đến năm 2030 nhu cầu về nước của con người sẽ tăng lên tới 40 %. Bên cạnh đó, điều kiện vệ sinh không đảm bảo ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người và là nguyên nhân gây ra hàng loạt các bệnh dịch. Cứ 20 giây lại có một trẻ em tử vong vì các bệnh liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường. Do đó, nhân loại đang phải đổi mặt với thách thức về sự khan hiếm nguồn nước nghiêm trọng, nhu cầu nước sạch ngày càng tăng cao và suy giảm chất lượng nước nặng nề.

Là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên nước dồi dào, nhưng Việt Nam không nằm ngoài nguy cơ khan hiếm nguồn nước sạch để sử dụng do tình trạng khai thác và sử dụng không hợp lý. Tình trạng thất thoát của các cơ sở cấp nước cùng với hệ thống thoát nước lạc hậu đang gây ra nhiều vấn đề thiếu nước sạch trầm trọng và ô nhiễm làm ảnh hưởng lớn đến an toàn, sức khỏe và môi trường sống. Do vậy nếu không có chiến lược và chính sách quản lý nước một cách hiệu quả thì nguy cơ thiếu nước đã được cảnh báo đến năm 2025 với hơn 98,2 triệu dân thì bình quân chỉ cung cấp được 3.280 m3/người/năm so với mức trung bình 4.000 m3/người/năm theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA).

Quản lý hệ thống cấp thoát nước phục vụ phát triển đô thị bền vững hướng tới xây dựng TP thông minh
Trong bối cảnh phát triển đô thị theo định hướng đô thị thông minh, các tiêu chuẩn về về hệ thống cấp nước và hệ thống thoát nước thải là giải pháp toàn diện và hiệu quả để giải quyết vấn đề này. 

Hiện nay các hệ thống cấp và thoát nước của nước ta (nhất là ở các đô thị lớn) không đồng bộ và xuống cấp nên không còn phù hợp trình độ phát triển hiện tại cũng như xu hướng phát triển đô thị hướng tới xây dựng thành phố thông minh trong tương lai. Việc bảo vệ nguồn nước sạch hiệu quả bằng cách quản lý các hệ thống cấp nước (nhất là nước uống) và hệ thống thoát nước thải một cách hiệu quả là một bài toán khó trong bối cảnh phát triển như hiện nay.

Để giải quyết vấn đề đó cần phát triển nguồn tài nguyên nước và tối ưu hóa cơ sở hạ tầng cấp thoát nước để bù đắp cho sự cũ kỹ và hao mòn. Do đó, các cơ sở hạ tầng của hệ thống cấp thoát nước cần thích ứng với quá trình tăng trưởng và phù hợp với các yêu cầu mới bằng cách cải tiến kỹ thuật và nâng cao chất lượng dịch vụ cho người sử dụng. Trong bối cảnh phát triển đô thị theo định hướng đô thị thông minh, các tiêu chuẩn về về hệ thống cấp nước và hệ thống thoát nước thải là giải pháp toàn diện và hiệu quả để giải quyết vấn đề này.

2. Tiêu chuẩn về hệ thống cấp nước và hệ thống thoát nước thải phục vụ phát triển đô thị bền vững hướng tới xây dựng thành phố thông minh

Để định hướng và giúp các quốc gia, đô thị, khu đô thị phát triển theo hướng xây dựng đô thị thông minh tránh được những rủi ro, đưa ra các giải pháp thống nhất trên toàn cầu để thống nhất các phương pháp đánh giá, nhiều tổ chức tiêu chuẩn trên thế giới như Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã nghiên cứu và ban hành các tiêu chuẩn về hệ thống cấp thoát nước thông qua ban kỹ thuật ISO/TC 224. Tính đến năm 2022, ban kỹ thuật ISO/TC 224 đã xây dựng và ban hành 22 tiêu chuẩn, đưa ra các hoạt động cần thiết để thực hiện các mục tiêu của hệ thống cấp thoát nước.

Việt Nam cần áp dụng các mô hình quản lý nguồn nước cấp và xử lý nguồn nước thải theo mô hình quản lý nguồn nước một cách phù hợp, đặc biệt là phù hợp với thông lệ quốc tế như áp dụng các tiêu chuẩn. Ở Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố 03 TCVN về lĩnh vực này, bao gồm:

- TCVN 12351 (ISO 24518) về các hoạt động liên quan đến dịch vụ nước ăn uống và nước thải – Quản lý khủng hoảng các đơn vị ngành nước.

- TCVN 12352 (ISO 24521) về các hoạt động liên quan đến dịch vụ nước ăn uống và nước thải – Hướng dẫn quản lý các dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ.

- TCVN 12353 (ISO 24523) về các hoạt động liên quan đến dịch vụ nước ăn uống và nước thải – Hướng dẫn xác định mức chuẩn của các đơn vị ngành nước. Nhóm tiêu chuẩn này cơ bản hài hòa về nội dung với các tiêu chuẩn quốc tế, được đánh giá phù hợp với thực tế và có tính khả thi.

Giải quyết các vấn đề khan hiếm nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch ngày một tăng cao, nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực cấp nước, xử lý hiệu quả vấn đề thoát nước tránh ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng hướng tới xã hội phát triển bền vững, xây dựng đô thị bền vững thông minh trong tương lai thì cần:

- Xây dựng các tiêu chuẩn về hệ thống cấp và thoát nước trên cơ sở chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế là một giải pháp toàn diện, hiệu quả và là nhu cầu cấp thiết.

- Hướng dẫn, phổ biến các tiêu chuẩn này được áp dụng rộng rãi cần được thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian tới sẽ giúp quản lý tốt nguồn tài nguyên nước hiệu quả hơn trong tương lai.

- Nâng cao nhận thức của người dân với mục tiêu trở thành những công dân thông minh.

Như vậy có thể thấy rằng hệ thống TCVN về hệ thống cấp thoát nước có vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng đô thị thông minh, hỗ trợ công tác quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước sạch và bảo vệ sự an toàn cũng như nhu cầu sinh hoạt trong hoạt động sống của con người, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Nguyễn Thị Trang,

Phòng Tiêu chuẩn Chất lượng 6

Tổng cục đo lường chất lượng, Bộ KHCN

Bạn đang đọc bài viết Quản lý hệ thống cấp thoát nước phục vụ phát triển đô thị bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo vietq.vn

Cùng chuyên mục

Hiện trạng và giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà
Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/2/2020 đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng điện gió và điện mặt trời (ĐMT), trong đó có ĐMT mái nhà (ĐMTMN).
Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Tăng trưởng xanh không thể chạy theo phong trào
Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của thế giới, Việt Nam có thể xem đây là cơ hội, là động lực mới của tăng trưởng kinh tế.

Tin mới

Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...