Thứ hai, 29/04/2024 17:40 (GMT+7)

Quảng Bình: Nhà máy sản xuất tinh bột sắn phải hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Nguyễn Thưởng - Quốc Huy - Anh Tuấn -  Thứ sáu, 23/12/2022 10:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Toàn tỉnh Quảng Bình, có khoảng 6000 ha diện tích trồng sắn nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn, tuy nhiên các nhà máy này luôn trong tình trạng đói nguyên liệu đầu vào khiến việc sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Trên địa bàn Quảng Bình có 2 nhà máy chế biến và sản xuất tinh bột sắn, hàng năm cho ra khoảng vài chục ngàn tấn tinh bột xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Nhưng thực tế những năm gần đây, các nhà máy này luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu thế nên việc sản xuất tinh bột chỉ cầm chừng, hoạt động không hết công suất.

Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh đóng trên địa bàn xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh là một trong 2 nhà máy sản xuất và chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh. Với công suất thiết kế mỗi ngày cho ra 90 tấn tinh bột, sản lượng mỗi năm nhà máy đạt được khoảng trên 10 ngàn tấn tinh bột sắn. Thế nhưng vài năm trở lại đây, nhà máy luôn trong tình trạng đói nguồn nguyên liệu đầu vào.

tm-img-alt

Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh

Mặc dù diện tích trồng sắn của bà con vẫn không thay đổi, loại trừ các điều kiện khách quan như thiên tai, dịch bệnh thì nguồn nguyên liệu sắn trên địa bàn tỉnh vẫn đủ đáp ưng cho nhà máy hoạt động. Tuy nhiên tình trạng các thương lái trên địa bàn các tỉnh khác đến ép giá, đưa sắn nguyên liệu ra địa bàn khác khiến nguồn sắn đầu vào bị thâm hụt do đó nhà máy gặp nhiều khó khăn trong  hoạt động sản xuất.

“Mỗi năm nhà máy phải hoạt động cầm chừng, chỉ đạt 60% công xuất thiết kế, tức là khoảng 5 – 7 ngàn tấn tinh bột mỗi năm vì thiếu nguồn nguyên liệu. Do sản xuất thời vụ nên nguồn nhân lực của nhà máy cũng khan hiếm, phải liên tục tìm kiếm và bổ sung. Bên cạnh đó, mặt hàng này chủ yếu xuất khẩu sang thị trường chính là Trung Quốc, nhưng thị trường này lại không được ổn định. Các chính sách thông quan tại cửa khẩu gặp nhiều khó khăn, kèm theo đó là ảnh hưởng từ đợt dịch covid nên lượng hàng tồn kho của nhà máy còn rất nhiều”, anh Lê Bá Lượng – PGĐ nhà máy chia sẻ.

tm-img-alt
Sản phấm chế phẩm sinh học của Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh

Ngoài ra, nhà máy còn gặp nhiều khó khăn về các chính sách tài chính, thiếu nguồn vốn tái đầu tư để phát triển sản xuất theo hướng công nghệ hiện đại, chưa có điều kiện để phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm để những sản phẩm này được tiếp cận gần hơn đến tay người tiêu dùng.

Từ những khó khăn trên, các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh nói chung và Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh nói riêng mong muốn Chính phủ, ngành nông nghiệp, công thương, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa, hỗ trợ công ty trong việc phát triển sản xuất, xúc tiến và phát triển các chuỗi liên kết giá trị. Vì những cái này mới tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Trung bình mỗi năm Công ty chế biến trên 50.000 tấn củ sắn với nguồn phụ phẩm bã sắn trên 30.000 tấn/măm, vỏ sắn trên 5.000 tấn/năm và nước thải (dịch mủ) trên 100.000m3/năm. Số lượng phụ phế phẩm này là quá lớn, trước đây công ty chỉ bán bã sắn tươi với giá trị không đáng kể. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ để tận thu các phế phẩm sinh học này được đặt lên hàng đầu.

Ông Lê Văn Thơ – Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh cho biết: “Do điều kiện nhà máy sản xuất mùa vụ nên công ty cũng tích cực trong việc ứng dụng công nghệ, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường và lên men các phụ phẩm của nhà máy, cụ thể là bã sắn để làm thức ăn chăn nuôi. Qua đó góp phần vào việc tạo nguồn thức ăn chăn nuôi hiệu quả để phục vụ cho bà con trong việc chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hữu cơ, nâng cao giá trị của phụ phế phẩm. Cùng với đó, việc tận thu các phế phẩm này còn góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu chất thải do bã sắn gây ra trong quá trình hoạt động sản xuất tinh bột sắn của nhà máy”.

tm-img-alt
Ông Lê Văn Thơ – Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh.

Cũng theo ông Thơ, sắp tới công ty sẽ xây dựng hạ tầng để tái chế vỏ lụa, vỏ sắn bằng cách dùng chế phẩm sinh học để ủ hoai, tạo thành phân bón phục vụ lĩnh vực trồng trọt và cải tạo đất, như vậy sẽ tận thu được số lượng lớn vỏ lụa thải ra hàng năm để tận dụng phục vụ vào mục đích trồng trọt.

tm-img-alt

Sản xuất bã sắn lên men tại Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh.

Hiện tại, các phụ phế phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất tinh bột sắn đã được công ty tích cực ứng dụng công nghệ để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi hữu cơ, bảo vệ môi trường. Vấn đề đang gặp khó khăn đó là nguồn nguyên liệu đầu vào chưa được giải quyết. Doanh nghiệp cũng mong muốn các cấp ngành trong tỉnh có những chính sách quan tâm hơn nữa trong lĩnh vực sắn, đặc biệt là việc phát triển vùng nguyên liệu trên địa bàn, qua đó để duy trì và phát triển một trong những mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp đứng top trên cả nước.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Bình: Nhà máy sản xuất tinh bột sắn phải hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...