Thứ hai, 29/04/2024 11:06 (GMT+7)

Tây du ký 1986 lại lên sóng, dân mạng nói: 'Xem phim là thấy hè về'

MTĐT -  Thứ tư, 10/07/2019 12:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc "Tây du ký" - bộ phim kinh điển gắn với tuổi thơ nhiều thế hệ khán giả Việt - được thông báo chiếu trên truyền hình khiến dân mạng thích thú.

Trên nhiều diễn đàn, thông tin Tây du ký phiên bản 1986 được chiếu lại từ 19h ngày 8/7 khiến cộng đồng mạng háo hức. 

Dưới những bài đăng, dân mạng thi nhau gọi bộ phim này là “cả bầu trời ký ức”, "siêu bom tấn tuổi thơ" hay “dấu hiệu báo mùa hè chính xác nhất”. 

Bên cạnh đó, nhiều người tranh thủ ôn lại kỷ niệm ngày xưa từng xem bộ phim "huyền thoại" này trên màn ảnh nhỏ.

Hoàng Đô ấn tượng với phiên bản 1986 vì dù không có kỹ xảo đẹp, các diễn viên diễn xuất tốt và những vai nữ đẹp hút hồn.

“Xem Tây du ký là thấy hè về. Nhớ ngày xưa nhà chưa có tivi toàn sang nhà bác hàng xóm xem nhờ, riết rồi có hôm còn ăn cơm tối bên nhà bác ý luôn”, Diệp Thảo Sương nhớ lại.

Trong ký ức của Doãn Cảnh Vinh, kỷ niệm với thầy trò Đường Tăng là những hôm 12h trưa chạy bạt mạng sang nhà cậu bạn có chiếc tivi đen trắng nét nhất xóm rồi ngồi chen chúc nhau xem. Hết phim, đám trẻ nhìn nhìn nhau tiếc nuối, kéo nhau về mong chờ tới ngày hôm sau.

Dương Kiều Anh viết: "Xem nhiều đến nỗi thuộc lời thoại, cả đoạn nào có yêu quái xuất hiện rồi nhưng vẫn thích xem. Bom tấn thực sự".

Nhiều dân mạng thích thú khi bộ phim của tuổi thơ được chiếu lại trên tivi. Ảnh: Weibo.

Hình ảnh thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới, Sa Tăng phải vượt qua 81 kiếp nạn để sang Tây Trúc thỉnh kinh đã khắc sâu trong trí nhớ của các thế hệ 7X, 8X và 9X Việt.Bộ phim Tây du ký sản xuất năm 1986 là tác phẩm kinh điển của màn ảnh Hoa ngữ. Dù kỹ xảo hạn chế và kinh phí eo hẹp, phim vẫn tạo nên các nhân vật kinh điển khiến khán giả có ấn tượng khó phai.

Phiên bản Tây du ký 1986 cũng được đánh giá là thành công nhất và luôn được đón nhận mỗi khi chiếu lại trên truyền hình.

Bên cạnh đó, những thông tin hậu trường về bộ phim từng được công bố cũng khiến nhiều người bất ngờ. Trong đó, theo China Daily, khi được bấm máy vào năm 1982, đoàn phim Tây du ký quay chật vật vì kinh phí 6 triệu nhân dân tệ chỉ đủ thuê một quay phim, một máy quay.

Các cảnh quay đòi hỏi kỹ xảo trong Tây du ký 1986 được tạo ra bằng các thiết bị rất thô sơ. Cụ thể, Long cung thực ra là bể cá, Bạch Cốt Tinh chỉ là giấy mô phỏng, Hồng Hài Nhi phun lửa nhờ súng đạo cụ. 33 năm trước, ê-kíp không ngờ phim có thể thành kinh điển.

Nhiều nữ diễn viên nhờ đảm nhận vai diễn trong Tây du ký 1986 mà trở nên nổi tiếng. Ảnh: Weibo.

Theo Zing

Bạn đang đọc bài viết Tây du ký 1986 lại lên sóng, dân mạng nói: 'Xem phim là thấy hè về'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.