Thứ hai, 29/04/2024 08:22 (GMT+7)

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp

MTĐT -  Thứ tư, 13/03/2024 11:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo quy định, UBND cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp
Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp.

Bộ Xây dựng nhận được văn bản của UBND tỉnh Nam Định đề nghị hướng dẫn về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV trong KCN.

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời như sau:

Về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 37 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 thì, “2. UBND cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này.

UBND cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này” và “3. UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý”.

Về trách nhiệm quản lý Nhà nước của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, tại điểm a khoản 1 Điều 164 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 64 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm: “Thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng theo phân cấp của Chính phủ; quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy hoạch, thiết kế xây dựng và giấy phép xây dựng theo quy định của Chính phủ; ban hành văn bản theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tư xây dựng; được phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp huyện,

Ban quản lý KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng”.

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 164 Luật Xây dựng năm 2014 thì UBND cấp huyện có trách nhiệm: “Thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn theo phân cấp; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc”.

Tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 52 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý KCN và khu kinh tế thì UBND cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công có trách nhiệm:

“a) Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực và hành chính lãnh thổ đối với KCN, khu kinh tế.

b) Hướng dẫn, quy định, thực hiện việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN, khu kinh tế thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền của mình và của cơ quan chuyên môn quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp, xây dựng, lao động, công nghiệp, thương mại, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, du lịch và ngành, lĩnh vực khác được quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quy định tại khoản này được thực hiện trên cơ sở yêu cầu công tác, khả năng thực hiện và điều kiện, tình hình phát triển KCN, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

Do đó, căn cứ vào các quy định nêu trên, đề nghị Sở Xây dựng tỉnh Nam Định tham mưu để UBND tỉnh xem xét, quyết định rõ về việc phân định phạm vi quản lý về đầu tư xây dựng của các cơ quan trực thuộc, làm cơ sở phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng để thống nhất quản lý.

Bạn đang đọc bài viết Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo Xây dựng

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.