Thứ hai, 20/05/2024 00:29 (GMT+7)

Thế giới vừa trải qua tháng 4 nóng kỷ lục

MTĐT -  Thứ tư, 08/05/2024 15:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 8/5, Cơ quan theo dõi Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) công bố báo cáo cho thấy nhiệt độ trung bình không khí và mặt biển toàn cầu trong tháng 4 vừa qua ở mức cao chưa từng có.

Copernicus nhấn mạnh tình trạng ấm bất thường xảy ra bất chấp hiện tượng thời tiết El Nino tiếp tục suy yếu, góp phần làm tăng nhiệt độ. Biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm trầm trọng thêm các hình thái thời tiết cực đoan.

Kể từ tháng 6 năm ngoái, nhiệt độ từng tháng đều được ghi nhận là ấm nhất so với cùng thời gian các tháng này của những năm trước đó. Tháng 4 vừa qua cũng không phải là ngoại lệ khi cao hơn 1,58 độ C so với mức nhiệt trung bình thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1900. Mặc dù đây là điều bất thường nhưng một chuỗi kỷ lục nhiệt độ toàn cầu hằng tháng tương tự cũng từng được ghi nhận vào năm 2015-2016.

Copernicus cho biết thêm nhiệt độ trung bình trong 12 tháng qua cũng cao hơn 1,6 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt mục tiêu 1,5 độ C đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu (năm 2015) nhằm hạn chế hiện tượng ấm lên toàn cầu.

tm-img-alt
Du khách tắm mát dưới thác nước trong một ngày nắng nóng ở bên ngoài Kuala Lumpur, Malaysia hôm 30/4. Cục Khí tượng Malaysia đã ban hành cảnh báo nắng nóng cấp 1 cho 18 khu vực ở nước này - Ảnh: Fazry Ismail/EPA

Cũng theo báo cáo của Copernicus, dù hiện tượng El Nino đã đạt đỉnh vào đầu năm nay và đang dần suy yếu, nhưng nhiệt độ trung bình mặt nước biển vào tháng 4 vừa qua đã tăng lên mức cao kỷ lục, đồng thời đánh dấu mức tăng tháng thứ 13 liên tiếp.

Nhiệt độ đại dương ấm lên đe dọa sinh vật biển, đồng thời là một trong những tác nhân làm tăng độ ẩm trong khí quyển và làm suy giảm vai trò quan trọng của đại dương giúp hấp thụ khí thải nhà kính làm nóng hành tinh.

Nhà khí hậu học Julien Nicolas của Copernicus nhấn mạnh mức tăng nhiệt bất thường trong tháng 4 vừa qua không đồng nghĩa với việc bỏ lỡ mục tiêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhưng nó gióng lên hồi chuông báo động về điều kiện nhiệt độ toàn cầu hiện nay. Nhiệt độ trung bình toàn cầu nóng lên đều khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng cả về tần suất và mức độ nghiêm trọng.

Dự báo khí hậu cho thấy nửa cuối năm 2024 có thể chứng kiến dịch chuyển sang hiện tượng thời tiết La Nina, làm giảm nhiệt độ toàn cầu, nhưng điều kiện vẫn còn khá bất ổn. Theo ông Nicolas, El Nino kết thúc không có nghĩa là nhiệt độ cao chấm dứt.

An Đông (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Thế giới vừa trải qua tháng 4 nóng kỷ lục. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Biến đổi khí hậu: Caribe trong cơn khát
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, các đảo quốc ở vùng Caribe đang đối mặt một cuộc khủng hoảng nước do lượng mưa thay đổi, hạn hán, đô thị hóa nhanh chóng, du lịch sử dụng quá nhiều nước và quản lý cơ sở hạ tầng nước yếu kém.

Tin mới

Bài thơ: Đi Chùa sớm
Đôi chim sẻ nô đùa rất rõ///Cỏ treo mặt trời trong giọt sương tơi//Nắng thơm quá //Tơ xanh non màu lá,
Bài thơ: Yêu...!
Cứ mỗi độ hạ về rưng rưng nhớ ///Một người thương… thương lắm… đến ngây khờ///Từng gặp gỡ chớm mùa hoa Phượng nở///Ánh mắt người … vừa chạm … đã ngẩn ngơ !