Thứ bảy, 27/04/2024 17:59 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ gửi điện thăm hỏi về tình hình động đất - sóng thần xảy ra tại Nhật Bản

Hải Đăng -  Thứ tư, 03/01/2024 10:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 2/1/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện thăm hỏi tới Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio sau khi biết tin về trận động đất xảy ra chiều 1/1 khiến ít nhất 62 người thiệt mạng

Được tin trận động đất - sóng thần xảy ra tại tỉnh Ishikawa và khu vực lân cận miền Trung Nhật Bản, gây tổn thất lớn về người và tài sản, ngày 2/1/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện thăm hỏi tới Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.

Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng đã gửi điện thăm hỏi tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kamikawa Yoko.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết, trận động đất xảy ra lúc 16h10' chiều 1/1 (theo giờ địa phương) được xếp vào cấp 7 - cấp cao nhất trên thang đo địa chấn của Nhật Bản.

Sau khi xảy ra động đất, hoạt động địa chấn vẫn liên tục được ghi nhận trong khu vực gần tâm chấn. Tính đến 6h sáng nay (theo giờ địa phương), ít nhất 155 chấn động với cường độ từ 2,0 trở lên đã được quan sát thấy ở khu vực này, gây thiệt hại lớn về cấu trúc đô thị và gây ra nhiều vụ hỏa hoạn tại thành phố Wajima thuộc tỉnh Ishikawa.

Trong đó, ngoài dư chấn với cường độ 7,0, có 3 chấn động ở cấp độ trên 5,0, cùng 5 cơn chấn động ở cấp độ dưới 5,0 và 19 chấn động với cường độ 4,0 đã được ghi nhận.

tm-img-alt
Tòa nhà cao 7 tầng đổ nghiêng một bên ở TP.Wajima ngày 2/1. Ảnh: AFP

Tổng cộng, 87 cảnh báo sóng thần đã được quan sát thấy trong ngày 1/1 cùng với 42 dư chấn nữa tính đến 6 giờ sáng 2/1.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã hạ cấp tất cả cảnh báo sóng thần dọc duyên hải phía tây nước này xuống mức khuyến cáo, nhưng cơ quan này cũng kêu gọi người dân tiếp tục cảnh giác về khả năng xảy ra thêm nhiều trận động đất và sóng thần.

Một số thành phố ở Ishikawa đã quan sát thấy sóng thần, trong đó Wajima báo cáo có sóng cao hơn 1,2m và Kanazawa ghi nhận sóng cao 0,9m. Ít nhất 6 người được cho là đã thiệt mạng ở tỉnh Ishikawa sau khi trận động đất mạnh làm rung chuyển khu vực này vào chiều thứ hai.

tm-img-alt
Khu vực ven biển thuộc thành phố Suzu, tỉnh Ishikawa, sáng 2/1. Ảnh: AFP

Thành phố Wajima là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận động đất hôm qua, với cường độ đo được ở đây trên mức 6,0.

Sở cứu hỏa thành phố cho biết, hơn 100 tòa nhà chung quanh phố Asaichi nổi tiếng ở trung tâm thành phố - trong đó có nhiều cửa hàng bằng gỗ đã bị cháy. Từ tối qua, lính cứu hỏa vẫn đang nỗ lực dập lửa ở khu vực này.

Chính phủ Nhật Bản đã ra lệnh sơ tán khẩn cấp hơn 97 nghìn người trong tối 1/1. Nhiều người trong số này đã quay trở về nhà trong sáng nay khi chính quyền dỡ bỏ .

Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 33 nghìn hộ gia đình ở tỉnh Ishikawa vẫn chưa có điện tính đến sáng sớm thứ ba. NHK đưa tin, nguồn cung cấp nước cũng vẫn chưa được nối lại tại hầu hết các khu vực ở phía bắc bán đảo Noto.

Trận động đất mạnh đã khiến nhiều hệ thống giao thông kết nối với các khu vực bị ảnh hưởng dọc bờ biển phía tây Nhật Bản bị đình trệ.

Phát biểu tại cuộc họp báo khẩn cấp diễn ra lúc 10h ngày 2/1, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định, thiệt hại do trận động đất gây ra là “ở quy mô cực lớn”, chính phủ nước này sẽ nỗ lực đẩy nhanh các hoạt động cứu hộ và cứu nạn một cách “toàn diện”, trên cơ sở huy động tất cả các lực lượng phòng vệ, cảnh sát biển, sở cứu hỏa, cảnh sát các địa phương…, hợp tác triệt để giữa các cơ quan liên quan, đồng thời cử lãnh đạo các bộ, cơ quan liên quan tới hiện trường để hỗ trợ vận chuyển vật tư và các hoạt động cứu trợ khác.

Tính đến 9h sáng 3/1 (theo giờ Việt Nam), số nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa động đất xảy ra ở tỉnh Ishikawa (miền Trung Nhật Bản) ngày đầu Năm mới được xác nhận là 62 người. Dự kiến, số người thiệt mạng sẽ tiếp tục tăng do nhiều người có khả năng mắc kẹt trong hàng nghìn ngôi nhà bị đổ sập.

Theo đánh giá được hội đồng các chuyên gia của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 2/1, vết đứt gãy địa chất do trận động đất này gây ra có thể kéo dài khoảng 150 km dưới bán đảo Noto và các hoạt động địa chấn liên quan có thể sẽ tiếp tục trong thời gian này. 

Động đất thường xảy ra tại đường đứt gãy giữa các mảng kiến tạo, những khối đá khổng lồ tạo nên lớp vỏ Trái Đất. Đứt gãy cho phép các khối đá dịch chuyển tương đối so với nhau, nhưng đôi khi chúng mắc kẹt với nhau, khiến áp lực tại các đường đứt gãy gia tăng. Khi áp lực ngày một tăng và đạt tới đỉnh điểm, các mảng kiến tạo sẽ có hiện tượng trượt, năng lượng sẽ được giải phóng dưới dạng sóng địa chấn, khiến cho mặt đất rung chuyển, gây ra động đất.

Theo hội đồng trên, trận động đất độ lớn 7,6 xảy ra do các một vết đứt gãy nghịch, trong đó phần vách treo của đường đứt gãy di chuyển lên so với vách đáy. Ở hiện tượng đứt gãy thuận, vách treo nằm phía trên mặt phẳng đứt gãy và vách đáy nằm phía dưới mặt phẳng này. 

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng phạm vi hoạt động của các đường kiến tạo đang ngày càng mở rộng trong và xung quanh khu vực, do đó người dân cần nên cảnh giác trước nguy cơ tiếp tục xảy ra những trận động đất tiếp theo.

Chưa có người Việt thương vong trong động đất ở Nhật Bản

Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản chủ động nhanh chóng nắm bắt thông tin về tình hình an toàn của công dân Việt Nam, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các nghiệp đoàn, hội đoàn để thông tin, hướng dẫn cộng đồng người Việt tại khu vực chịu thiệt hại. Theo thông tin từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản, cho đến nay, chưa ghi nhận thông tin về thương vong của người Việt do trận động đất gây ra. Nhiều công dân Việt Nam đã được chính quyền địa phương Nhật Bản hỗ trợ, sơ tán đến nơi tạm trú an toàn.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản tiếp tục giữ liên hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại, các hội đoàn người Việt tại các địa phương bị động đất để theo dõi sát tình hình; sẵn sàng triển khai các phương án bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết.

Công dân Việt Nam cần giúp đỡ có thể liên hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản theo số điện thoại:
+ Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo: +81-80-3590-9136, hoặc +81-80-20346868, +81-90-1255-5537.
+ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka: +81-90-4769-6789.
+ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka: +81-92263-7668.

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng Chính phủ gửi điện thăm hỏi về tình hình động đất - sóng thần xảy ra tại Nhật Bản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề