Chủ nhật, 28/04/2024 13:34 (GMT+7)

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9

Tuấn Minh -  Thứ bảy, 30/09/2023 09:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng 30/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu 63 địa phương.

tm-img-alt
Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận, phân tích, đánh giá kỹ, khách quan về bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước. Ảnh: VGP

Tại phiên họp, các đại biểu thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 9, quý III, nhìn lại 9 tháng và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian còn lại của năm 2023; tình hình giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và Báo cáo giữa nhiệm kỳ theo Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.

Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tình hình các định chế tài chính thế giới đều đưa ra nhận định kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, đó là: hậu quả dịch Covid-19 kéo dài; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột tại Ukraine còn phức tạp; lạm phát vẫn ở mức cao; tăng trưởng thấp, không đồng đều và còn bấp bênh (Lạm phát của châu Âu giảm từ mức 11,5% vào tháng 10/2022 xuống 5,9% vào tháng 8/2022 nhưng vẫn còn cách xa mục tiêu 2%; GDP quý I và quý II tăng lần lượt 1,1% và 0,4%; lạm phát tại Mỹ tăng trở lại trong 2 tháng gần đây, ở mức 3,7% trong tháng 8 và còn cách xa mục tiêu 2%; GDP quý I và quý II tăng lần lượt ở mức 1,7% và 2,4%).

Theo dự báo gần đây tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 giảm xuống còn mức khoảng 3%. Các thị trường như: Trung Quốc, Nhật Bản, EU có phục hồi nhưng tăng trưởng chậm lại; một số nước tăng trưởng âm, trong đó có nước Đức là một cường quốc kinh tế. Đáng chú ý là lãi suất điều hành của Mỹ hiện nay là 5,25-5,5% và có thể tiếp tục tăng trong năm 2023; EU đã nâng lãi suất lên mức cao nhất là 4% kể từ khi đồng euro ra đời vào năm 1999. Những điều này tác động trực tiếp tỷ giá, lãi suất, đồng tiền Việt Nam, do đó, phải có giải pháp phù hợp.

Thương mại, đầu tư quốc tế và nhu cầu ở các thị trường lớn suy yếu; chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy cục bộ; hàng rào bảo hộ gia tăng; theo đánh giá tăng trưởng thương mại thế giới giảm từ 5,2% năm 2022 xuống 2,0% năm 2023. Rủi ro về tài chính, tiền tệ, bất động sản, nợ công gia tăng; niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm sút. Nguy cơ mất an ninh năng lượng, an ninh lương thực hiện hữu; trong đó giá dầu thô tăng mạnh (giá dầu thô lên trên 90 USD/ thùng do Saudi Arabia và Nga cắt giảm sản lượng); giá lương thực bị đẩy lên cao (do hạn hán, hiện tượng El Nino và chính sách cấm xuất khẩu gạo của một số nước như Ấn Độ, gián đoạn nguồn cung ở Ukraine); các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống (như: già hóa dân số, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mạng…) ngày càng gay gắt, hậu quả nặng nề.

Trong nước, nước ta chịu “tác động kép” từ các yếu tố bất lợi bên ngoài và những vấn đề tồn tại kéo dài nhiều năm bộc lộ rõ hơn trong khó khăn; trong khi nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, độ mở cao, khả năng thích ứng, sức chống chịu còn hạn chế.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường xuyên chỉ đạo; sự ủng hộ của Quốc hội, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, các cấp, các ngành, các địa phương đã nỗ lực vượt bậc, triển khai đồng bộ, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

Kết quả đạt được tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát, bảo đảm tăng trưởng, các cân đối lớn; an sinh xã hội, đời sống người dân được bảo đảm. Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín và vị thế quốc tế của nước ta tiếp tục được củng cố, nâng lên.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn những tồn tại, hạn chế và gặp nhiều khó khăn, thách thức: tăng trưởng thấp hơn kế hoạch; sức ép lạm phát còn cao; các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, tiếp cận tín dụng còn khó khăn; nợ xấu có xu hướng tăng…; từ đó rút ra bài học cho thời gian tới.

Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích thêm tình hình thế giới, trong đó làm rõ liệu giá dầu, lương thực có tăng nữa hay không Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương châu Âu có tăng lãi suất không? Tình hình địa chính trị như thế nào? Từ đó chúng ta có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, thúc đẩy các động lực tăng trưởng như tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu; các bộ, ngành, địa phương phải có các giải pháp phù hợp.

Nhìn lại 9 tháng qua, đã làm được gì? Chưa làm được gì, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo, thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội; thực hiện tốt các nhiệm vụ đầu tư, quy hoạch… Nhiệm vụ nhiều nhưng chúng ta phải xác định trọng tâm, trọng điểm để tạo ra cú huých, đột phá để bảo đảm yêu cầu.

Tuần tới sẽ diễn ra Hội nghị Trung ương 8, rồi tiếp đó là Kỳ họp thứ 6 Quốc hội, do đó Chính phủ phải chuẩn bị rất nhiều báo cáo, đề án luật (khoảng 60 văn bản)… Chúng ta chỉ còn 3 tháng của năm 2023; nhiệm vụ còn lại rất nặng nề. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta có những dấu hiệu khởi sắc, phục hồi tích cực. Kết quả năm 2023 phụ thuộc chính chúng ta.

Do đó, Thủ tướng đề nghị các các bộ, ngành, địa phương chủ động, tích cực, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, bám sát tình hình, đưa ra nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ được giao; đặc biệt chấm dứt tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; phối hợp công việc chặt chẽ hơn.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu đóng góp ý kiến đa dạng, phong phú, chất lượng, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Theo Tổng cục Thống kê, GDP quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so cùng kỳ năm trước, mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng với xu hướng tích cực (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%).

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2023 ước tính tăng 1,65% so cùng kỳ năm trước (quý I giảm 0,75%; quý II tăng 0,95%; quý III tăng 4,57%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,98% (quý I giảm 0,49%; quý II tăng 0,6%; quý III tăng 5,61%), đóng góp 0,51 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 so cùng kỳ năm trước tăng ở 49 địa phương và giảm ở 14 địa phương trên cả nước; Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng năm 2023 tăng 0,6% so cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,7%).

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2023 cho thấy có 30,1% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn so quý II/2023 và dự kiến quý IV/2023, có 39,1% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III/2023.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý III/2023 theo giá hiện hành ước đạt 902,5 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so cùng kỳ năm trước. Ước tính 9 tháng năm 2023, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.260,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng vốn đầu tư FDI đăng ký tính đến ngày 20/9/2023 bao gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2023 ước đạt 15,91 tỷ USD, tăng 2,2% so cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 9 tháng trong 5 năm qua.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9 năm 2023 ước đạt 31,41 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước và tăng 4,6% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 259,67 tỷ USD, giảm 8,2% so cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9 năm 2023 ước đạt 29,12 tỷ USD, giảm 0,7% so tháng trước và tăng 2,6% so cùng kỳ năm trước.

Tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 237,99 tỷ USD, giảm 13,8% so cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa tháng 9 ước tính xuất siêu 2,29 tỷ USD. Tính chung 9 tháng năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 21,68 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 6,9 tỷ USD).

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hành động để giải quyết các thách thức toàn cầu
Cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về 'hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia nhằm tìm kiếm giải pháp cho những thách thức toàn cầu hiện nay.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau