Thứ hai, 29/04/2024 23:30 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 10/4/2023

MTĐT -  Thứ hai, 10/04/2023 16:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 10/4/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 10/4/2023 trên Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Bắc Giang: Phê duyệt danh mục dự án khu đô thị, khu dân cư vào Tân Yên và Việt Yên

tm-img-alt
Trước đó, tháng 3/2023, UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị phía Tây thị trấn Nhã Nam (Khu phố Cầu Thượng - Cầu Trắng), huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (tỷ lệ 1/500). Ảnh TL

Theo đó, thời gian tới, Tỉnh dự kiến kêu gọi đầu tư thông qua hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với 5 dự án sử dụng đất, gồm: Khu dân cư Tổ dân phố Đông, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên (quy mô 9,87 ha); Khu đô thị Cảng Sen Hồ, huyện Việt Yên (8,75 ha); Khu đô thị và dịch vụ hỗn hợp Sen Hồ, huyện Việt Yên (41,03 ha); Khu số 1 thuộc Khu đô thị và nhà ở xã hội xã Hồng Thái, huyện Việt Yên (13,14 ha); Khu dân cư Châu Lời, xã Cao Xá, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên (9,64 ha).

Thanh Hóa: Phê duyệt Dự án Sân golf 18 lỗ với mức đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng

Theo đó, Dự án Sân golf 18 lỗ có quy mô 72,56 ha, thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm. Trong đó, chi phí thực hiện dự án khoảng 1.533 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khoảng 83 tỷ đồng.

Quy mô Dự án sẽ đầu tư xây dựng các hạng mục, công trình phục vụ hoạt động kinh doanh sân golf 18 lỗ, bao gồm khu vực đất sân golf D-SG (diện tích khoảng 61,5ha), khu vực đất biệt thự golf D-BTG (khoảng 3,53 ha, có chức năng là cơ sở lưu trú, dịch vụ, không có chức năng là đất ở); khu vực đất Câu lạc bộ D-CLB (khoảng 3,15 ha); khu vực đất hạ tầng kỹ thuật (khoảng 0,42 ha); khu vực đất cây xanh (khoảng 0,29 ha); khu vực đất mặt nước (khoảng 0,49 ha); khu vực đất giao thông (khoảng 3,2 ha).

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Dự án Sân golf 18 lỗ sẽ được triển khai trên hiện trạng khu đất hiện chưa giải phóng mặt bằng, trong đó 41,83ha đất có nguồn gốc do UBND xã Quảng Nham quản lý (gồm đất giao thông thủy lợi, đất rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất năng lượng); 30,73ha đất còn lại do hộ gia đình, cá nhân sử dụng (trong đó có khoảng 0,1ha đất ở không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khoảng 30,63ha đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất rừng sản xuất đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thành xây dựng sân golf và các hạng mục công trình phục vụ hoạt động sân golf trong thời hạn không quá 36 tháng, kể từ ngày được bàn giao đất trên thực địa.

Dự án Sân golf 18 lỗ được triển khai tại xã Quảng Nham nằm sát tuyến đường ven biển tỉnh Thanh Hóa sẽ là điểm nhấn lớn góp phần quảng bá hình ảnh, thương hiệu của du lịch xứ Thanh, tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương, thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư tại tỉnh này.

Quy hoạch phát triển đôi bờ sông Hồng: Chờ những diện mạo mới

Nhằm cụ thể hóa những định hướng của bản Quy hoạch chung, ngày 25/3/2022 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

Theo quy hoạch, phân khu sông Hồng có chiều dài khoảng 40km, từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, trong địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện bao gồm các diện tích dành cho không gian xanh, đất ở, cơ quan, di tích, tôn giáo, kho tàng,… trong đó bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử trong quá trình khai thác quỹ đất phát triển mới, tạo lập diện mạo đô thị hai bên sông Hồng.

Không chỉ là bước đi đầu tiên quan trọng để biến ước mơ về thành phố xanh, hiện đại và đậm đà bản sắc văn hóa, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô về thương mại, dịch vụ, gắn kết giao thông giữa nội đô với các đô thị ven sông, gắn kết Hà Nội với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và cả nước.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho biết, việc thành phố Hà Nội công bố các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) rất đúng thời điểm để hoàn chỉnh quy hoạch Thủ đô.

Qua nghiên cứu, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng phát triển kinh tế hai bờ sông Hồng cần gắn liền với quy hoạch phát triển đồng bằng Bắc Bộ; giữ cảnh quan môi trường phải gắn kết với nước bạn ở thượng nguồn sông Hồng; đồng thời tập trung đầu tư, gìn giữ, khai thác tiềm năng du lịch và giá trị lịch sử của các làng nghề và của cầu Long Biên; xây dựng phát triển cầu Long Biên không chỉ là cầu giao thông, mà còn trở thành điểm tham quan, du lịch,…

Quy hoạch phát triển đôi bờ sông Hồng: Chờ những diện mạo mới

Theo ông Phú, hạ tầng là mấu chốt trong quy hoạch đô thị, vì vậy, giao thông ven sông Hồng phải đi lại thuận tiện, cùng với đó là hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, kè bờ phải được quy hoạch đồng bộ,… Khi đã có hạ tầng tốt thì các dịch vụ như thương mại, siêu thị, nhà hàng, vui chơi, giải trí, ăn uống, khách sạn,… sẽ được nâng cấp để phục vụ dân cư tại chỗ và khách quốc tế.

Cùng với đó, phải gắn thương mại với du lịch. Cần cải tạo những bến tàu, phát triển những đội tàu khang trang, hiện đại để khách du lịch có thể ngắm phong cảnh Thủ đô. Vấn đề này có thể xã hội hóa hoặc Nhà nước đầu tư. Làm được như vậy thì thương mại, du lịch, dịch vụ mới có thể phát triển.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Gia Lai: Phê duyệt quy hoạch phân khu khu đô thị Diên Phú

Mới đây, UBND tỉnh Gia Lai đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu khu đô thị Diên Phú tại xã Diên Phú, TP Pleiku với diện tích lập quy hoạch gần 871 ha, quy mô dân số 12.000 - 13.500 người.

tm-img-alt
Một góc TP Pleiku. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Gia Lai).

Về tính chất, đây là khu đô thị hỗn hợp, khu dân cư nông thôn và là khu vực phát triển nông - lâm nghiệp. Phía đông giáp phường Ia Kring, phường Hội Phú; phía tây, bắc và phía nam giáp đất nông nghiệp xã Diên Phú. 

Cần Thơ: Xây dựng đề án thu phí đỗ ôtô theo giờ

Cụ thể, mức phí đang xây dựng với ôtô 12 chỗ và xe tải từ 2,5 tấn trở xuống là 15.000 đồng/giờ, áp dụng cho 2 giờ đầu tiên; 2 giờ tiếp theo phí 20.000 đồng/giờ; từ giờ thứ 5 trở đi mức thu 25.000 đồng/giờ.

Tương tự với ôtô trên 12 chỗ và ôtô tải trên 2,5 tấn, mức phí lần lượt là 20.000 đồng, 25.000 đồng và 30.000 cho 3 khung giờ như trên. Thời gian thu từ 5h - 24h. Mỗi lần ôtô vào, ra tại vị trí đỗ được tính 1 lượt với thời gian tối đa 60 phút; quá 60 phút sẽ thu thêm các lượt tiếp theo.

"Khung giá thu phí đỗ xe được Sở GTVT Cần Thơ đề xuất sau khi tham khảo tại TP HCM và Đà Nẵng nhưng nằm ở mức thấp hơn", đại diện Sở GTVT Cần Thơ nói và cho biết, đề án dự kiến thí điểm thu phí đỗ xe tại 7 đường quận trung tâm Ninh Kiều, gồm: đại lộ Hòa Bình và các đường 30 Tháng 4, Nguyễn Văn Cừ, 3 Tháng 2, Lý Tự Trọng, Trần Văn Khéo và Hai Bà Trưng.

Ước tính tổng số phí đỗ xe tại các tuyến nói trên khoảng 2,3 tỷ đồng/năm, chi trả gần 1,1 tỷ đồng cho người thu, sơn, kẻ vạch, lắp đặt biển báo.

tm-img-alt
Sở GTVT TP Cần Thơ đang xây dựng đề án thu phí đỗ xe tại một số đường trung tâm và các quận, huyện. (Ảnh: Internet)

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng cho biết đây là những loại phí không có trong Pháp lệnh phí, lệ phí mà chỉ có 5 đô thị trực thuộc Trung ương và một số tỉnh thực hiện cơ chế đặc thù của Quốc hội mới được phép thu.

Ông Hồng yêu cầu Sở Giao thông Vận tải đánh giá tác động, lấy ý kiến rộng rãi các sở, ngành, địa phương, gửi phiếu khảo sát đến người nộp phí, xây dựng đề án thu phí chung toàn thành phố, trình HĐND xem xét, thông qua.

Hiện, Cần Thơ đang có hơn một triệu xe, trong đó gần 55.700 ôtô, hơn 953.000 xe máy và khoảng 1.000 xe máy điện. Lượng xe tăng nhanh dẫn đến nhu cầu lớn về đỗ ôtô, xuất hiện tình trạng đậu đỗ không đúng quy định, gây ùn tắc.

Bình Định đáp ứng đủ vật liệu để thi công dự án cao tốc Bắc - Nam

Chiều 8/4, ông Trần Đình Chương - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định - khẳng định, tỉnh đã có đầy đủ danh mục các điểm mỏ dùng để phục vụ riêng cho Dự án cao tốc Bắc - Nam. Trong đó, nguồn vật liệu dùng để san lấp mặt bằng đã được chuẩn bị sẵn và đáp ứng đầy đủ cho Ban Quản lý dự án 2 và 85.

"Vừa rồi, sở có mời 2 đơn vị thi công làm việc, và đã yêu cầu các đơn vị này làm văn bản khi gặp khó khăn vướng mắc để cùng nhau tháo gỡ. Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa nhận được văn bản nào về tình trạng thiếu hụt nguồn vật liệu để thi công dự án cao tốc Bắc - Nam" - ông Trần Đình Chương cho biết.

Thông tin về vấn đề trên, ông Nguyễn Tự Công Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - cho biết, đã chỉ đạo các địa phương tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng tái định cư và tháo gỡ vướng mắc về vật liệu phục vụ dự án cao tốc Bắc - Nam để đạt kết quả tốt trong thời gian đến.

“Bây giờ thi công khó nhất là đất, mỏ đất, thi công, chuyển mục đích sử dụng rừng, chuyển đổi sử dụng đất và khó bãi thải. Về vị trí mỏ đất, đề nghị phải thống nhất giữa chính quyền địa phương, chủ đầu tư và các sở ngành liên quan, phải xác định vị trí chính xác, cụ thể mỏ đất để mà làm" - ông Nguyễn Tự Công Hoàng cho hay.

tm-img-alt
Nguồn vật liệu tại mỏ trên địa bàn tỉnh Bình Định không thiếu, tuy nhiên thủ tục để cấp phép, lấy đất về công trình còn vướng mắc. 

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bình Định đã bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc - Nam cho các chủ đầu tư với diện tích 748/945 ha tuyến chính bị ảnh hưởng, đạt hơn 79%, chiều dài tuyến chính đạt hơn 79%.

Cụ thể, Dự án thành phần Quảng Ngãi - Hoài Nhơn: Diện tích 174,01/242,79 ha, đạt 71,7%; Dự án thành phần Hoài Nhơn - Quy Nhơn: Diện tích 442,78/539,37 ha, đạt 82,1%; Dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh: Diện tích 131,81/163,19 ha, đạt 80,8%.

Trong đó, công tác GPMB các vị trí đổ thải, mỏ vật liệu, trạm dừng nghỉ chưa được triển khai do chủ đầu tư chưa bàn giao mốc giải phóng mặt bằng. UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo các địa phương phối hợp với nhà thầu, tập trung GPMB theo đường găng để phục vụ công tác thi công tốt hơn. Đồng thời, hỗ trợ nhà thầu khảo sát các mỏ vật liệu phục vụ công trình.

Tuy nhiên đến nay, việc triển khai thi công tuyến chính tại một số Dự án thành phần Hoài Nhơn - Quy Nhơn gặp nhiều khó khăn vì các mỏ vật liệu, bãi đổ thải chậm phê duyệt.

Cụ thể, trong quá trình triển khai thi công tại gói thầu số 11, Dự án thành phần Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Ban điều hành Trường Sơn 5, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn không thể thi công một cách đồng bộ, vì 70% mặt bằng mà các địa phương đã bàn giao chủ yếu là vị trí đất ruộng, còn lại vị trí đồi cao cần đất lấy để san lấp vẫn chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng.

Về việc chưa bàn giao mốc GPMB các bãi đổ thải dự án thành phần Hoài Nhơn - Quy Nhơn, đại diện Ban Quản lý dự án 85, Bộ Giao thông Vận tải lý giải, theo quy định, mặt bằng của mỏ vật liệu, bãi thải được triển khai khi nhà thầu vào ký hợp đồng.

Hiện nay, một số gói thầu triển khai sớm hơn đã được bàn giao, còn gói thầu ký kết muộn đang được các nhà thầu tiến hành khảo sát, đánh giá lại mặt bằng trữ lượng, sau đó lên phương án cắm mốc giải phóng mặt bằng để bàn giao.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 10/4/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...