Chủ nhật, 28/04/2024 11:50 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 7/8/2023

MTĐT -  Thứ hai, 07/08/2023 16:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 7/8/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 7/8/2023 trên moitruongvadothi.vn.

7 tháng đầu năm 2023 đã có gần 20.000 căn hộ nhà ở xã hội được xây dựng

Trong đó, có 7 dự án nhà ở xã hội quy mô 8.815 căn. Đáng chú ý, TP. Hải Phòng là địa phương có 4 dự án nhà ở xã hội được khởi công với tổng số 6.707 căn. Thành phố Hà Nội, tỉnh Thừa Thiên Huế và Lâm Đồng mỗi địa phương có 1 dự án nhà ở xã hội được khởi công.

Nhà ở cho công nhân có 3 dự án quy mô 11.038 căn được khởi công xây dựng tại tỉnh Bắc Giang, thành phố Hải Phòng và tỉnh Bình Định với quy mô lần lượt là 7.000 căn, 2.538 căn và 1.500 căn.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS) và thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, Tổ công tác của Bộ Xây dựng đã làm việc để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản đối với khoảng 30 nội dung kiến nghị liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 180 dự án nhà ở, khu đô thị.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Trong đó, có 10 nội dung về nhà ở xã hội; 10 nội dung về cải tạo chung cư cũ; 4 nội dung về quy hoạch; 4 nội dung liên quan đến đầu tư, hộ khẩu và 2 nội dung về đất đai.

Qua đó, xác định các vướng mắc chủ yếu do địa phương hiểu và áp dụng pháp luật chưa đầy đủ, chưa đúng. Sau khi Tổ công tác, Bộ Xây dựng trao đổi, hướng dẫn, các khó khăn, vướng mắc đã được làm rõ, giải quyết căn bản.

Hiện nay, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành liên quan đang tiếp tục nỗ lực tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc của thị trường BĐS, thúc đẩy nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, giải đáp, hướng dẫn kịp thời các địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền để thị trường BĐS phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững.

Doanh nghiệp BĐS đang phải đối mặt 3 nhóm khó khăn

Thống kê mới nhất của một số tổ chức khảo sát đánh giá cho thấy, số lượng doanh nghiệp BĐS thành lập mới giảm khoảng 61,4% so cùng kỳ năm trước. Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp BĐS buộc phải giảm trên 60% nguồn lao động để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Theo Bộ Xây dựng, hiện nay, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực BĐS vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, theo thống kê mới nhất của một số tổ chức khảo sát đánh giá cho thấy, doanh nghiệp lĩnh vực BĐS vẫn có xu hướng giải thể tăng.

Theo đó, số doanh nghiệp đã giải thể tăng khoảng 30,4% so cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp BĐS thành lập mới cũng giảm khoảng 61,4% so cùng kỳ năm trước.

Báo cáo thông tin về nhà ở và thị trường BĐS quý II/2023 của Bộ Xây dựng vừa công bố ngày 03/8 đã chỉ rõ 3 nhóm khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp BĐS đang phải đối mặt.

Thứ nhất, là nhóm khó khăn, vướng mắc về pháp lý. Cụ thể, hiện nay nhiều dự án BĐS đang gặp khó khăn, vướng mắc về pháp lý dự án, cụ thể như việc thực hiện quy định về phương pháp định giá đất còn nhiều vướng mắc.

Trong khi đó, quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt nhưng không phù hợp với quy hoạch cấp trên (các quy hoạch cấp trên trước đó không còn phù hợp đang phải rà soát, điều chỉnh, cập nhật theo quy định); về điều chỉnh chủ trương đầu tư; về thẩm quyền chuyển nhượng dự án...

Thứ hai, là nhóm khó khăn, vướng mắc về tổ chức thực hiện, cụ thể, cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, địa phương còn chưa kịp thời, đồng bộ cũng đã gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho dự án BĐS.

Cụ thể, trong công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thỏa thuận thu hồi đất, áp giá bồi hoàn với người dân; công tác xác định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, giao nền tái định cư (sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến định giá đất chưa kịp thời); một số nhà đầu tư chưa phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để thực hiện các hồ sơ, thủ tục của dự án.…

Thứ ba, là nhóm khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn. Theo đó, doanh nghiệp BĐS vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn vay tín dụng và hầu như không huy động được vốn trái phiếu doanh nghiệp và huy động vốn khác, dẫn đến thiếu vốn để thực hiện dự án (phải giãn tiến độ, dừng triển khai).

Đồng thời, doanh nghiệp BĐS đang phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp vào các tháng cuối năm 2023 rất lớn, nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

Bên cạnh đó, niềm tin của nhà đầu tư, tính thanh khoản thị trường BĐS thấp nên dẫn đến các doanh nghiệp kinh doanh BĐS thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp đang phải áp lực nợ ngắn hạn và tổng nợ lớn hơn so với quy mô tài sản, ngoài ra tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng biến động dẫn đến chi phí doanh nghiệp tăng cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp BĐS đang phải đối mặt 3 nhóm khó khăn
Có nhiều doanh nghiệp BĐS buộc phải giảm trên 60% nguồn lao động để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Trước thực trạng trên, nhiều doanh nghiệp BĐS buộc phải giãn tiến độ hoặc tạm dừng triển khai thực hiện dự án, buộc phải cắt giảm và điều chỉnh lại quy mô nhân sự từ đầu năm đến nay hoặc người lao động còn chủ động xin nghỉ việc, có nhiều doanh nghiệp buộc phải giảm trên 60% nguồn lao động để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Những vướng mắc trên cũng khiến lượng tồn kho BĐS quý II/2023 tiếp tục tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng tồn kho chủ yếu ở phân khúc BĐS nhà ở riêng lẻ, đất nền của các dự án và căn hộ nghỉ dưỡng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà ở và nghỉ dưỡng, giá trị tồn kho BĐS hiện nay lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương (có 17/63 tỉnh), lượng tồn kho BĐS trong quý II/2023 vào khoảng 16.688 căn (bao gồm chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền). Có thể thấy tỷ trọng tồn kho chủ yếu ở phân khúc BĐS nhà ở riêng lẻ và đất nền của các dự án.

Trước những khó khăn của thị trường BĐS, kể từ cuối năm 2022 và đặc biệt trong 7 tháng đầu năm vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã triển khai nhiều giải pháp.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, lĩnh vực BĐS trong quý II/2023 đã từng bước được tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tuy nhiên mức tăng trưởng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022.

Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển bền vững, Bộ Xây dựng đã đề nghị các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai, thực hiện nghiêm, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023.

Trong đó, đẩy nhanh việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp tại các quyết định, Công điện trước đây như: Quyết định số 338/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030"; Quyết định số 486/QĐ-TTg ngày 10/5/2023 về mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở; các Công điện số 194/CĐ-TTg, Công điện số 469/CT-TTg, Công điện số 470/CT-TTg, Công điện số 634/CĐ-TTg.

Bộ Xây dựng tiếp tục tập trung việc tiếp thu, giải trình sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 theo đúng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, triển khai hiệu quả.

Cùng đó, tiếp tục làm việc với một số địa phương để kiểm tra, đôn đốc việc triển khai gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đạt mục tiêu đề ra và giải ngân hiệu quả gói hỗ trợ trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, các địa phương khẩn trương rà soát, thống kê số lượng các dự án BĐS đang triển khai trên địa bàn; phân loại các dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc hoặc triển khai chậm để xác định rõ các nguyên nhân, kịp thời tháo gỡ thuộc thẩm quyền; tổng hợp các vướng mắc thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội.

Đồng thời, tập trung lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hàng năm để làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án phát triển nhà ở.

Mặt khác, đẩy mạnh thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; chấp thuận chủ trương đầu tư dự án; lựa chọn chủ đầu tư nhất là việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, cho thuê đất để thực hiện dự án.

Chú trọng cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc thực hiện thủ tục hành chính liên thông, thủ tục hành chính điện tử cấp độ 4 để đẩy nhanh việc tháo gỡ khó khăn trong giải quyết thủ tục triển khai liên quan đến dự án BĐS trên địa bàn...

Hà Nội đang lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải hành khách đối với 7 tuyến buýt 1.090 tỷ đồng

tm-img-alt
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Cụ thể, 7 gói thầu gồm: Tuyến buýt số 61: Dục Tú (Đông Anh) - Công viên Cầu Giấy (182,398 tỷ đồng); Tuyến buýt số 62: Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Thường Tín (112,708 tỷ đồng); Tuyến buýt số 63: Khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Tiến Thịnh (Mê Linh) (114,723 tỷ đồng); Tuyến buýt số 64: Bến xe Mỹ Đình - Phố Nỉ (Trung tâm thương mại Bình An) (193,111 tỷ đồng); Tuyến buýt số 65: Thụy Lâm (Đông Anh) - Long Biên (110,874 tỷ đồng); Tuyến buýt số 91: Bến xe Yên Nghĩa - Phú Túc (135,161 tỷ đồng); Tuyến buýt số 92: Nhổn - Phú Sơn (Ba Vì) (240,947 tỷ đồng).

Dự kiến mở gói thầu vào ngày 23/8/2023.

Bắc Giang: Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Yên Thế đến năm 2040

Phê duyệt, Quy hoạch xây dựng vùng huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, tầm nhìn, phát triển không gian vùng, năm 2050, quy mô dân số, phát triển nông lâm nghiệp, phát triển công nghiệp sạch, phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Ảnh minh hoạ.

Phạm vi lập quy hoạch vùng huyện Yên Thế bao gồm toàn bộ phạm vi địa giới hành chính huyện Yên Thế. Ranh giới nghiên cứu được giới hạn phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên; phía Nam giáp huyện Tân Yên và Lạng Giang; phía Đông giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; phía Tây giáp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Quy mô diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 306,4 km². Dân số trung bình hiện trạng toàn huyện là 104.103 người, trong đó dân số thành thị là 19.625 người, chiếm 18,85%; dân số nông thôn là 84.478 người, chiếm 81,15%.

Dự báo quy mô dân số qua các giai đoạn như sau: Tổng dân số toàn huyện năm 2030 là 120.000 người; năm 2040 là 155.000 người. Dân số đô thị năm 2030 là 40.000 người chiếm 33,33%; năm 2040 là 62.000 người, chiếm 40%. Dân số nông thôn năm 2030 là 80.000 người, chiếm 66,67%; năm 2040 là 93.000 người, chiếm 60%.

Quy hoạch vùng huyện Yên Thế là vùng phát triển nông - lâm nghiệp chất lượng cao, bảo vệ phát triển rừng gắn với du lịch văn hóa - lịch sử - sinh thái, nghỉ dưỡng. Vùng phát triển công nghiệp sạch, dịch vụ thương mại, dịch vụ phát triển công, nông nghiệp, làng nghề truyền thống. Có vai trò quan trọng về quốc phòng, an ninh.

Dự báo về nhu cầu đất đai, đất đơn vị ở giai đoạn đến năm 2030, diện tích đất ở đô thị 427,08ha, bình quân 35,5m²/người. Đất ở nông thôn dự báo khoảng 1.232,46ha bình quân 120m²/người. Giai đoạn đến năm 2040, diện tích đất ở đô thị là 1.208ha bao gồm đất các khu vực hiện trạng và đất các khu vực đã lập quy hoạch giai đoạn 2030 và 2040, bình quân 35,5m²/người; nông thôn là khoảng 1.560ha, bình quân 120m²/người. Cụm công nghiệp giai đoạn đến 2030 khoảng 51,5ha, giai đoạn đến 2040 khoảng 314ha.

Theo định hướng phát triển không gian vùng, huyện Yên Thế được xác định phân thành 2 vùng:

Vùng I (Vùng phía Nam) gồm 14 đơn vị hành chính là: Thị trấn Phồn Xương, thị trấn Bố Hạ và các xã An Thượng, Tân Hiệp, Tam Hiệp, Đồng Tâm, Đồng Lạc, Tiến Thắng, Hồng Kỳ, Tân Sỏi, Đồng Hưu, Hương Vĩ, Đông Sơn, Đồng Kỳ. Diện tích đất tự nhiên 152,68km². Chức năng là vùng động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế toàn huyện. Trọng tâm phát triển vào các lĩnh vực dịch vụ thương mại, công nghiệp, đô thị, dịch vụ du lịch văn hóa lịch sử - tâm linh - sinh thái, thể thao cao cấp, bất động sản xanh, trung tâm điều dưỡng, dưỡng lão, chăm sóc sức khỏe; phát triển nông - lâm nghiệp, công nghiệp sạch giây chuyền công nghệ hiện đại. Để định hướng phát triển các chức năng phù hợp vùng I được phân thành 3 tiểu vùng (Tiểu vùng 1A gồm 5 đơn vị hành chính (thị trấn Phồn Xương, Bố Hạ, xã Đồng Lạc, Đồng Tâm, Tân Sỏi; (Tiểu vùng 1B gồm 04 xã An Thượng, Tiến Thắng, Tân Hiệp, Tam Hiệp. (Tiểu vùng 1C gồm 05 xã Đồng Kỳ, Hồng Kỳ, Đồng Hưu, Đông Sơn, Hương Vĩ).

Vùng II (Vùng cao phía Bắc) gồm 5 đơn vị hành chính là xã Tam Tiến, Xuân Lương, Canh Nậu, Đồng Vương, Đồng Tiến. Diện tích đất tự nhiên 153,7km². Chức năng là vùng phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, trải nghiệm, du lịch cộng đồng gắn với cảnh quan thiên nhiên hồ, rừng; Phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vườn đồi, phát triển nông - lâm nghiệp; trồng cây dược liệu; phát triển nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn.

Các trục hành lang kinh tế động lực bao gồm: Trục kinh tế động lực dọc theo ĐT292, ĐT294; trục kinh tế động lực dọc theo QL17, ĐT294B, ĐT292 (đoạn TT Bố Hạ đến TT Phồn Xương). Các đô thị động lực bao gồm: Thị trấn Phồn Xương là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa, dịch vụ du lịch - thương mại - công - nông nghiệp của huyện Yên Thế; trung tâm du lịch văn hóa lễ hội. Thị trấn Bố Hạ là đô thị dịch vụ thương mại, vận tải và nông - công nghiệp của huyện Yên Thế. Thị trấn Mỏ Trạng là đô thị dịch vụ thương mại, vận tải - nông - công nghiệp của huyện Yên Thế. Đô thị Xuân Lương là đô thị dịch vụ du lịch - thương mại - dịch vụ phát triển nông, lâm nghiệp khu vực phía Bắc huyện Yên Thế.

Các nhóm dự án ưu tiên đầu tư bao gồm: Các dự án hạ tầng khung giao thông trục chính của huyện có tính chất đối ngoại, kết nối huyện Yên Thế với các địa phương lân cận, kết nối xuyên suốt nội bộ các xã trong huyện. Dự án phát triển đô thị bao gồm các khu đô thị, các khu, điểm dân cư mới, cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị; phát triển bất động sản xanh cho người có cầu.

Các dự án du lịch tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng, điều dưỡng, thể thao cao cấp, vui chơi giải trí gắn với các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Các dự án hạ tầng các cụm công nghiệp (hệ thống xử lý nước thải, thu gom rác thải công nghiệp). Các dự án phát triển nông - lâm nghiệp công nghệ cao. Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, cung cấp đầy đủ và ngày càng nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.

Hải Phòng: Huy động xã hội hóa xây dựng 2 cầu nối hai bờ hồ, sông Tam Bạc

Theo yêu cầu từ UBND TP Hải Phòng, hai cây cầu nối hồ Tam Bạc, sông Tam Bạc là cầu đi bộ có chiều rộng khoảng 5m, được thiết kế kết cấu thép hoặc bê tông cốt thép, là cầu vĩnh cửu. Cầu được thiết kế hướng đến kiến trúc đẹp, bền vững, thân thiện môi trường, phù hợp với quy hoạch, cảnh quan xung quanh, là điểm nhấn cho không gian kiến trúc khu phố đi bộ Tam Bạc-Thế Lữ, cảnh quan chung của quận Hồng Bàng cũng như khu vực dải trung tâm TP Hải Phòng.

Dự kiến tổng mức đầu tư 2 cây cầu khoảng 76 tỷ đồng được huy động từ nguồn vốn xã hội hóa.

tm-img-alt
Sông Tam Bạc. (Ảnh: Internet)

Hồ Tam Bạc vốn là dòng sông Lấp trước đây. Sông nằm giữa hai quận Hồng Bàng, Lê Chân; sông Tam Bạc, đoạn chảy qua quận Hồng Bàng để ra cảng chính Hải Phòng nằm giữ trung tâm thành phố. Hồ Tam Bạc (sông Lấp) tiếp giáp với sông Tam Bạc. Khu vực hồ Tam Bạc, sông Tam Bạc với những con phố Nguyễn Đức Cảnh, Quang Trung, Tam Bạc là những con phố cổ có những nét riêng, gắn với lịch sử phát triển Hải Phòng, là điểm tham quan, dạo chơi, du lịch của du khách đến với TP Hoa phượng đỏ. 

Nhằm tạo điểm nhấn về kiến trúc, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, hấp dẫn khách du lịch và không gian khu phố đi bộ Tam Bạc – Thế Lữ, Hải Phòng đã có chủ trương đầu tư 2 cây cầu qua hồ Tam Bạc, sông Tam Bạc.

Cầu qua hồ Tam Bạc được xác định có điểm từ phố Đặng Kim Nở (quận Lê Chân) vắt qua hồ nối sang phố Ký Con (quận Hồng Bàng) nhằm nối đường, phố Nguyễn Đức Cảnh (quận Lê Chân) với đường phố Quang Trung (quận Hồng Bàng) Cầu qua sông Tam Bạc có điểm nối từ phố Hoàng Ngân (đoạn giao phố Tam Bạc – Hoàng Ngân) qua sông Tam Bạc sang đường Thế Lữ (cùng quận Hồng Bàng). Cầu qua hồ Tam Bạc không yêu cầu thiết kế khoảng thông thuyền, cầu qua sông Tam Bạc có khoảng thông thuyền để các tàu, thuyền du lịch có thể lưu thông qua cầu.

Ninh Bình: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường Đông - Tây

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đông - Tây, tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I) được HĐND tỉnh Ninh Bình phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021, chiều dài 22,95 km, đầu tư 1.486 tỷ đồng. Quy mô xây dựng 4 làn xe, riêng đoạn đầu tuyến đến nút giao cao tốc Bắc - Nam 8 làn xe. 

Ngày 12/7/2023 HĐND tỉnh điều chỉnh chủ trương đầu tư lên 1.913,7 tỷ đồng. Dự án phát sinh điều chỉnh do chi phí giải phóng mặt bằng tăng; quy mô dự án, quy mô giải phóng mặt bằng không thay đổi, quá trình thực hiện điều chỉnh dự án từ nhóm B lên nhóm A không ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án.

tm-img-alt
Dự án tuyến đường Đông – Tây (giai đoạn 1) đã được điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư lên 1.913,754 tỷ đồng. (Ảnh: Internet)

Về công tác giải phóng mặt bằng, đến nay các địa phương đã bàn giao mặt bằng 20,2 km/22,95 km. Về công tác thi công xây lắp, dự án được khởi công từ tháng 3/2022, đến nay các hạng mục chủ yếu đang tổ chức thi công toàn bộ mặt bằng được bàn giao bao gồm phần nền đường, cầu, cống…

Với mục tiêu phấn đấu thông xe kỹ thuật toàn tuyến trong năm 2023, chủ đầu tư đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo nhà thầu thi công tập trung vật tư, thiết bị, nhân lực đẩy nhanh tiến độ. Đồng thời, đề nghị các địa phương sớm hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao cho chủ đầu tư làm cơ sở chỉ đạo thi công. Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, thống nhất chủ trương thực hiện đánh giá tác động môi trường sau điều chỉnh dự án.

Để đảm bảo kinh phí thực hiện dự án Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đã có văn bản, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình cho phép điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, trong đó điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư giai đoạn 1 so với tổng mức đầu tư đã phê duyệt; cập nhật chi phí giải phóng mặt bằng theo số liệu của UBND thành phố Tam Điệp và UBND huyện Nho Quan; cập nhật kinh phí điều chỉnh thiết kế mặt cắt ngang nút giao với Quốc lộ 45; Bổ sung kinh phí điều chỉnh lớp mặt đường từ bê tông nhựa chặt (BTNC) 12,5 sang BTNC 16 sử dụng phụ gia chống hằn lún; bổ sung kinh phí mua đất đắp nền thay thế vật liệu đất đắp tận dụng…

Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã giải ngân được 1.915,96 tỷ đồng

Dự án có tổng chiều dài khoảng 53,7 km đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Điểm đầu nối với tuyến tránh Quốc lộ 1A đoạn tránh TP Biên Hòa, vị trí cách ngã ba Vũng Tàu 6,5 km (cách điểm giao giữa tuyến tránh Biên Hòa với Quốc lộ 51 khoảng 1,5 km); điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ 56 thuộc TP Bà Rịa.

Trong đó, dự án thành phần 3 đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (đoạn qua địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu) giai đoạn 1 có chiều dài 19,5km được đã được khởi công vào ngày 18.6.2023, và đang được triển khai thi công.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Dù đang ráo riết thực hiện để đạt tiến độ, nhưng hiện nay do thời tiết mưa nhiều nên cũng ảnh hưởng đến công tác thi công, nhất là tại các khu vực gần sông, vùng trũng thấp và những nơi nguyên là đồng lúa.

Ngoài ra, một số người dân còn chưa bàn giao để giải phóng mặt bằng sạch cũng ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Theo ông Nguyễn Văn Trình - Giám đốc BQLDA, hiện nay đơn vị đang phối hợp cùng với địa phương tiếp tục vận động các hộ dân để giải quyết các vướng mắc, bàn giao mặt bằng cho nhà thầu triển khai thi công.

Bên cạnh đó, đơn vị thi công cùng với BQLDA, địa phương đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn bảo đảm theo đúng kế hoạch đề ra.

Phú Yên sẽ di dời 94 bãi rác, nghĩa trang ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư nông thôn

Theo đó, việc di dời các nghĩa trang và đóng cửa các bãi rác nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu vực đô thị và nông thôn, chủ động kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân đô thị và đảm bảo chỉ tiêu nông thôn mới về môi trường đối với các xã trên địa bàn tỉnh; thực hiện đảm bảo khoảng cách an toàn về vệ sinh môi trường theo quy định và tạo môi trường sống xanh – sạch – đẹp trong khu dân cư.

Theo kế hoạch vừa được phê duyệt, trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện có 91 nghĩa trang không phù hợp với quy hoạch cần phải di dời ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư nông thôn.

tm-img-alt
Việc di dời các nghĩa trang và đóng cửa các bãi rác nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu vực đô thị và nông thôn, chủ động kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm,...(Ảnh minh họa).

Trong đó thành phố Tuy Hòa có 8 nghĩa trang; thị xã Sông Cầu có 3 nghĩa trang; thị xã Đông Hòa có 33 nghĩa trang; huyện Tuy An có 16 nghĩa trang; huyện Đồng Xuân có 3 nghĩa trang; huyện Tây Hòa có 23 nghĩa trang; huyện Sơn Hoà có 1 nghĩa trang; huyện Sông Huynh có 3 nghĩa trang.

Trên địa bàn tỉnh Phú Yên cũng có 3 bãi rác hiện không còn phù hợp với quy hoạch, địa phương đang thực hiện đóng cửa chuyển về bãi rác phù hợp quy hoạch. Ba bãi rác nói trên gồm, bãi rác Đồng Làng, xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân; bãi rác Cai Thắng, xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân; bãi rác Trung Hòa, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hoà.

Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh Phú Yên, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng công trình nghĩa trang, bãi rác hàng năm và lộ trình đóng cửa, di chuyển nghĩa trang và phần mộ riêng lẻ trên địa bàn theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các sở ngành liên quan trong công tác bố trí nguồn vốn đầu tư công và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện đầu tư,…

Vĩnh Long: Thu hồi đất 3 dự án nhà ở xã hội do chậm triển khai

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long vừa báo cáo kết quả rà soát các dự án không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất.

Theo rà soát, 12 tổ chức không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục, chậm triển khai dự án, không thực hiện nghĩa vụ tài chính với tổng diện tích 64,7ha, trong đó đã thu hồi đất 11 dự án với diện tích 31,8ha.

tm-img-alt
Dự án Nhà ở xã hội HQC Bình Minh sau nhiều năm khởi công xây dựng. Ảnh: Internet

Danh sách các dự án có vi phạm và bị thu hồi có 3 dự án xây dựng nhà ở xã hội tại huyện Long Hồ và thị xã Bình Minh. Đáng chú ý, tại dự án xây dựng khu nhà ở xã hội HQC Hòa Phú, UBND tỉnh Vĩnh Long đã có quyết định thu hồi diện tích 1,4ha do chưa triển khai thực hiện dự án. Dự án xây dựng nhà ở xã hội Khu công nghiệp Bình Minh cũng bị thu hồi diện tích 1,66ha, cũng vì chậm triển khai dự án.

Dự án xây dựng nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Phú do Doanh nghiệp tư nhân Xí nghiệp Xây dựng Hồng Trung (nay là Công ty TNHH MTV Đầu tư Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Hồng Trung) cũng bị thu hồi do doanh nghiệp chậm triển khai dự án.

Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị diện tích đất vi phạm, giao Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý, lập kế hoạch đấu giá theo quy định.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 7/8/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau