Thứ hai, 29/04/2024 00:22 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 8/12/2022

MTĐT -  Thứ năm, 08/12/2022 16:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 8/12/2022. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 8/12/2022 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.

Hà Nội: Hơn 200 căn hộ tái định cư tự ý cho người dân vào ở “chui”

Theo UBND TP Hà Nội, hiện nay trên địa bàn TP có 199 tòa chung cư tái định cư đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Trong đó, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội được giao quản lý 149 tòa; Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà Hà Nội quản lý 20 tòa; Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở quản lý 30 tòa.

tm-img-alt
Hơn 200 căn hộ tái định cư tự ý cho người dân vào ở “chui” (Ảnh: Internet)

Trong thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư tái định cư đã được các cấp, các ngành TP quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện theo quy định pháp luật. Việc quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư tái định cư đã từng bước đi vào nền nếp góp phần bảo đảm bảo trật tự, an toàn, cải thiện điều kiện ở và xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn TP.

Theo UBND TP, công tác quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư và diện tích kinh doanh dịch vụ tại các nhà tái định cư vẫn còn một số tồn tại hạn chế. Việc thành lập ban quản trị nhà chung cư còn chậm, đến nay mới đạt được 113/199 tòa chung cư. Công tác bàn giao kinh phí 2%, bàn giao hồ sơ, diện tích chung riêng, nhà sinh hoạt cộng đồng, hệ thống trang thiết bị của tòa nhà tái định cư, công tác quản lý vận hành nhà chung cư... của các đơn vị được giao quản lý quỹ nhà cho ban quản trị còn chậm.

Nhiều ban quản trị đã được thành lập nhưng lại không tiếp nhận công tác quản lý vận hành của tòa nhà, không lựa chọn và không ký hợp đồng với các đơn vị quản lý vận hành để quản lý vận hành tòa nhà.

>>> Xem thêm tại đây

Chạy thêm nhiều chuyến tàu phục vụ nhu cầu tăng cao dịp Tết Dương lịch

Cụ thể, hàng ngày chạy các đôi tàu trên tuyến Hà Nội - TP.HCM như tàu Thống nhất SE1/2, SE3/4, SE5/6, SE7/8 (Sài Gòn - Hà Nội), SE21/22 (Sài Gòn - Đà Nẵng), SNT1/2 (Sài Gòn - Nha Trang), SPT1/2 (Sài Gòn - Phan Thiết).

Ngoài ra, ngày 30/12/2022, chạy thêm tàu SNT4 (Sài Gòn đi Nha Trang), SQN2 (Sài Gòn đi Quy Nhơn). Ngày 2/1/2023 chạy thêm tàu SNT5 (Nha Trang đi Sài Gòn), SQN1 (Quy Nhơn đi Sài Gòn).

Khu vực phía Bắc, ngoài các đôi tàu chạy cố định tuyến Hà Nội - Vinh, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, đường sắt chạy thêm tàu NA3 (Hà Nội đi Vinh) ngày 30/12/2022 và tàu NA4 (Vinh đi Hà Nội) ngày 2/1/2023; Tàu SE35 (Hà Nội đi Vinh) ngày 30, 31/12/2022 và tàu SE36 (Vinh đi Hà Nội) ngày 1, 2/1/2023.

Tuyến Hà Nội - Hải Phòng, chạy thêm tàu LP9 (Hà Nội đi Hải Phòng) ngày 31/12/2022 và tàu LP10 (Hải Phòng đi Hà Nội) ngày 2/1/2023.

Tuyến Hà Nội - Lào Cai, chạy thêm tàu SP1 (Hà Nội đi Lào Cai) ngày 30/12/2022 và tàu SP2 (Lào Cai đi Hà Nội) ngày 1/1/2023.

>>> Xem thêm tại đây

Hải Phòng muốn đầu tư hơn 1.300 tỷ làm thêm đường nối với Quảng Ninh

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành công văn 8065/VCPC-CN ngày truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về việc làm rõ dự án cầu Lại Xuân và cải tạo, mở rộng đường tỉnh 352, thành phố Hải Phòng.

Theo đề xuất của thành phố Hải Phòng, cầu Lại Xuân vượt sông Đá Bạch sẽ được xây dựng với chiều dài cầu khoảng 786m; bề rộng cầu chính 15m, cầu dẫn 12m. Đường dẫn hai đầu cầu với quy mô đường cấp III đồng bằng, mặt cắt ngang đường rộng 12m, chiều dài khoảng 1.814m, trong đó, phía thành phố Hải Phòng khoảng 1.212m, phía tỉnh Quảng Ninh khoảng 602m.

Cùng với đó, cải tạo, mở rộng đường tỉnh 352 đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, mặt cắt ngang đường rộng 12m, chiều dài khoảng 13,4km bắt đầu từ Quốc lộ 10 đến đường dẫn đầu cầu Lại Xuân và xây dựng các công trình trên tuyến đảm bảo đồng bộ.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Ngoài ra, xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước; lắp đặt hệ thống chiếu sáng, báo hiệu theo quy chuẩn hiện hành. Trong tổng mức đầu tư, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn 254 tỷ đồng; chi phí xây dựng khoảng 792 tỷ đồng. Còn chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác gần 120 tỷ đồng; chi phí dự phòng khoảng 170 tỷ đồng.

Về phân chia chi phí xây dựng cầu Lại Xuân và cải tạo, mở rộng đường tỉnh 352, ngân sách thành phố Hải Phòng sẽ dành khoảng 1.322 tỷ đồng, gồm chi phí xây dựng; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn; chi phí khác và chi phí giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Còn ngân sách tỉnh Quảng Ninh bỏ ra khoảng 13 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.

>>> Xem thêm tại đây

Những dự án cầu, đường lớn sắp hoàn thành ở Hà Nội

Liên quan đến quy hoạch, UBND TP Hà Nội cho biết, trong năm qua, nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

UBND Thành phố đã phê duyệt 4 đồ án quy hoạch quan trọng: Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hai quy hoạch phân khu đô thị sông Hông, sông Đuống; quy hoạch bến bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thành phố đã phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Gia Lâm đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đang đẩy nhanh tiến độ lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng của các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thanh Oai, Phúc Thọ, ứng Hòa, Quốc Oai, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thường Tín, Sóc Sơn, Đan Phượng, Mê Linh.

Đồng thời, thành phố tập trung đẩy nhanh thực hiện đề án đầu tư, xây dựng 5 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức và Thanh Trì thành quận. Rà soát, đánh giá mức độ đạt các tiêu chí thành lập phường, quận; trong đó tập trung đối với tiêu chí chưa đạt, xây dựng giải pháp, cân đổi nguồn lực để thực hiện đạt tiêu chí.

Về giao thông, năm qua, dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đã được Quốc hội phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư. Các thủ tục về đầu tư, giải phóng mặt bằng đang được gấp rút thực hiện; dự kiến khởi công dự án trong nửa đầu năm 2023. Hà Nội đã khánh thành hầm chui nút giao Lê Văn Lương - vành đai 3 sau 2 năm thi công; hoàn thành 10 cầu vượt cho người đi bộ, 3 cầu vượt sông và 5 dự án đường giao thông với tổng chiêu dài 16,07 km.

>>> Xem thêm tại đây

Đề nghị khắc phục sự cố cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh trước Tết Dương lịch

Cụ thể, ý kiến trên được đưa ra trong thông báo kết luận cuộc họp ngày 2/12 của Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm với các đơn vị liên quan về kết quả giám định chất lượng, đánh giá nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố đứt cáp ngầm cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Tại buổi họp, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông và đơn vị tư vấn giám định chất lượng cập nhật, bổ sung đầy đủ hiện trạng sự cố công trình, đánh giá chất lượng tình trạng công trình; các yếu tố và nguyên nhân gây ra sự cố công trình bảo đảm tính khách quan, khoa học và thực tiễn.

Đề xuất các giải pháp khắc phục sự cố công trình và các vấn đề cần lưu ý để đảm bảo khai thác công trình (với tải trọng thiết kế) được ổn định và hiệu quả. Ngoài ra, cần làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan gây ra sự cố đứt cáp ngầm cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh.

Theo lãnh đạo Sở GTVT, cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh nằm ở vị trí cửa ngõ thành phố, có ảnh hưởng lớn đến giao thông khu vực. Tuy nhiên, đến nay công tác giải quyết, khắc phục sự cố công trình chưa kịp thời. Do đó, cần khẩn trương đẩy nhanh đánh giá nguyên nhân và khắc phục sự cố để sớm đưa công trình vào khai thác trước Tết dương lịch 2023.

Sở GTVT đề nghị Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông và đơn vị tư vấn giám định chất lượng cập nhật, bổ sung đầy đủ hiện trạng sự cố, đánh giá chất lượng tình trạng công trình, nguyên nhân gây ra sự cố, báo cáo Sở GTVT ngày 7/12. Trong đó, đề xuất các giải pháp khắc phục sự cố và các vấn đề cần lưu ý để đảm bảo khai thác công trình (với tải trọng thiết kế) được ổn định và hiệu quả.

>>> Xem thêm tại đây

Khởi công toàn bộ 25 gói thầu cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 trước Tết Nguyên đán

Bộ GTVT vừa thông báo kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tại cuộc họp trực tuyến về kiểm điểm tiến độ các dự án xây dựng cơ bản và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của một số chủ đầu tư/Ban QLDA.

Một trong những điểm đáng chú ý nhất trong nội dung kết luận lần này chính là việc ấn định các mốc thời gian khởi công dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

tm-img-alt
Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu khởi công toàn bộ 25 gói thầu dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 trước ngày 15/1/2023. (Ảnh: Internet)

Theo đó, đối với 12 gói thầu khởi công năm 2022, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu các Ban QLDA khẩn trương thực hiện công tác chỉ định thầu, phối hợp chặt chẽ với các địa phương để giải ngân vốn GPMB đã bố trí năm 2022, đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, đáp ứng tiến độ khởi công 12 gói thầu/12 dự án thành phần trước ngày 31/12/2022.

Các nhà thầu chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức khởi công, sau khi khởi công phải thực hiện ngay việc triển khai thi công.

“Đối với 13 gói thầu còn lại, các Ban QLDA tập trung chỉ đạo quyết liệt tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra và các đơn vị liên quan, hoàn thành công tác lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán; phấn đấu khởi công toàn bộ các gói thầu trước ngày 15/1/2023 (trước tết Nguyên đán Quý Mão 2023)”, Bộ trưởng chỉ đạo.

>>> Xem thêm tại đây

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 8/12/2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.