Thứ ba, 30/04/2024 00:08 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 10/11/2022

MTĐT -  Thứ năm, 10/11/2022 17:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 10/11/2022. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 10/11/2022 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.

Quản lý quy hoạch - kiến trúc tại vùng nông thôn Hà Nội: Còn lúng túng, bất cập

Theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định dành 30% diện tích đất để phát triển đô thị, còn tới 70% diện tích hành lang xanh là khu vực nông thôn. Nhưng với tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với kinh tế phát triển, khu vực nông thôn đang đối diện với thực trạng nhiều làng, xã trở thành “phố làng”, cấu trúc không gian bị thay đổi nhanh chóng và không có khả năng kiểm soát.

Có thể điểm qua một vài ngôi làng xưa có vẻ đẹp với lối kiến trúc của những căn nhà mái ngói truyền thống nhưng nay đã bị thay thế bởi hình thái kiến trúc nhà nhiều tầng, dẫn đến sự chắp vá và giảm chất lượng về không gian cảnh quan như: Làng Đông La (huyện Hoài Đức), làng Cự Đà (huyện Thanh Oai)…

Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy cho hay, nguyên nhân của tình trạng này một phần do những bất cập, chồng chéo trong các quy định pháp luật gây khó khăn cho công tác quản lý quy hoạch. Cụ thể, theo Luật Xây dựng 2013, nhà ở riêng lẻ tại nông thôn thuộc đối tượng miễn phép xây dựng, trong khi trên địa bàn các huyện thuộc khu vực đô thị trung tâm (theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô) đã cơ bản được phủ kín các quy hoạch phân khu đô thị, dẫn đến chính quyền cơ sở rất khó khăn, lúng túng trong công tác quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng.

“Nếu không quản lý trật tự xây dựng sẽ dẫn đến phá vỡ quy hoạch, để lại hậu quả rất lớn sau này, nhưng quản lý chặt chẽ trật tự xây dựng sẽ không phù hợp với luật định” – ông Lưu Quang Huy nêu.

Đáng chú ý, tốc độ đô thị hóa của các xã nông thôn tại khu vực những huyện chuẩn bị lên quận gồm: Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng diễn ra rất nhanh, với hàng trăm dự án, nhưng đến nay một số đồ án quy hoạch chung xã, quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn chưa được phê duyệt hết, cho nên việc cung cấp thông tin quy hoạch, chỉ giới đường đỏ để thực hiện dự án gặp khó khăn.

>>> Xem thêm tại đây

Sở GTVT TP.HCM đề xuất ba phương án làm đường Vành đai 4

Các phương án được GTVT TP.HCM kiến nghị gồm:

Phương án 1: Hướng tuyến cơ bản trùng với quy hoạch đường vành đai 4 TP.HCM. Chiều dài tuyến 17,35 km, diện tích GPMB 154,49 ha, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 17.791 tỷ đồng. Về hiện trạng, khoảng 50% đoạn tuyến đi trùng đường hiện hữu. Diện tích cần GPMB ít nhất nhưng số hộ di dời nhiều, chi phí GPMB cao nhất so với các phương án khác.

Phương án 2: Nắn chỉnh đoạn 9,7 km đầu về phía Nam từ 0 -160 m, tránh đường Bàu Lách, đường Nguyễn Thị Rảnh hiện hữu; đoạn tiếp dài 3,7 km nắn về phía Nam từ 0 -120 m tránh đường Trung Viết, Cao Thị Bèo hiện hữu, đoạn còn lại trùng tim quy hoạch. Phướng án này, chiều dài tuyến là 17,29 km, diện tích GPMB 154,05 ha, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 13.803 tỷ đồng.

tm-img-alt

Về hiện trạng, tuyến cơ bản tránh các đường hiện hữu, số hộ di dời ít, chi phí GPMB giảm. Không ảnh hưởng đến kết nối giao thông khu vực.

Phương án 3: Nắn chỉnh đoạn 14,1 km tuyến về phía Nam từ 0m đến 1.300 m tránh các đường hiện hữu, đoạn 2,5 km còn lại trùng tim quy hoạch. Phương án này, chiều dài tuyến là 16,75 km, diện tích GPMB khoảng 150 ha, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 13.631 tỷ đồng.

Về hiện trạng, tuyến tránh xa các đường hiện hữu, số hộ di dời ít nhất, chi phi GPMB thấp nhất. Có thể kết nối đường khu vực vào 2 tuyến cao tốc.

Từ những nội dung nêu trên, Sở GTVT kiến nghị UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương nghiên cứu một số phương án tuyến (trong đó có một số đoạn không trùng với tuyến quy hoạch hiện hữu) nhằm giảm khối lượng và chi phí bồi thường GPMB, giảm chi phí đầu tư dự án, tăng hiệu quả đường vành đai 4 đoạn qua địa bàn TP.HCM.

Đường vành đai 4 dài gần 200 km, với thiết kế có 6-8 làn xe, đi qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư sơ bộ dự kiến khoảng 100.000 tỷ đồng và được thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP).

>>> Xem thêm tại đây

Cục CSGT kiến nghị thu hẹp “lô cốt” trên đường Nguyễn Xiển giảm ùn tắc

Văn bản Cục CSGT (Bộ Công an) gửi công an TP. Hà Nội nêu, thời gian qua, TP. Hà Nội triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) nhằm tạo sự chuyển biến tình hình TTATGT. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập, đồng thời do cùng lúc triển khai xây dựng, cải tạo nhiều công trình giao thông dẫn đến hành lang an toàn giao thông đường bộ bị ảnh hưởng; ùn tắc giao thông nghiêm trọng, kéo dài xảy ra tại khu vực thi công Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá (Nguyễn Xiển) và trên tuyến đường Vành đai 3 (đoạn từ cầu Thanh Trì đến cầu Thăng Long), nhất là trong giờ cao điểm, dịp nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần.

tm-img-alt

Đề nghị Sở Giao thông vận tải Hà Nội khi cấp Giấy phép thi công phải thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng trước khi tiến hành thi công để người tham gia giao thông biết, hạn chế đi vào khu vực thi công; nghiên cứu xén thêm vỉa hè mở rộng lòng đường; chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông, chủ đầu tư, các nhà thầu, đơn vị thi công chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Công an thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện để thống nhất phương án bảo đảm giao thông.

Yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu, đơn vị thi công thực hiện nghiêm theo quy định của Luật giao thông đường bộ, đúng Giấy phép thi công; thực hiện đồng bộ các biện pháp an toàn trong đó phải bố trí báo hiệu, rào chắn cơ động, thi công đến đâu rào đến đó, khi thi công xong phải hoàn trả phần đường theo nguyên trạng ngay; bố trí người phối hợp với CSGT hướng dẫn giao thông; phương án thi công và thời gian thi công thích hợp với đặc điểm từng đường phố để không gây ùn tắc giao thông.

Chỉ đạo lực lượng CSGT, Cảnh sát trật tự và Công an các quận, huyện và soát, bổ sung điều chỉnh phương án phân luồng giao thông, phương án bố trí lực lượng, phương tiện làm nhiệm vụ điều khiển giao thông, phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông cho phù hợp.

>>> Xem thêm tại đây

Hà Nội yêu cầu xử lý tình trạng mất an toàn giao thông tại sân bay Nội Bài

Theo đó, UBND Thành phố Hà Nội giao huyện Sóc Sơn chỉ đạo Công an và các lực lượng liên quan chủ động phối hợp với Phòng Cảnh sát Gia thông, Công an Thành phố Hà Nội, Thanh tra Giao thông Vận tải tăng cường kiểm tra, giám sát xử phạt các vi phạm tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài.

Trước đó, tại Văn bản số 11736 do ông Lê Minh Thắng, Phó Giám đốc Cảng vụ hàng không miền Bắc ký cho biết, thời gian qua, công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, an ninh trật tự và an toàn xã hội tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được duy trì, an ninh chính trị được giữ vững, không có các vụ khủng bố, phá hoại vào cảng hàng không, sân bay hoặc xảy ra các vụ việc vi phạm an toàn hàng không, an ninh trật tự nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động bay tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài.

tm-img-alt

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn vẫn tồn tại một số vi phạm về an ninh trật tự như: Tình trạng đối tượng cò mồi mời chào khách đi taxi, phương tiện khai thác khách sai quy định vẫn tiếp tục tiếp diễn;

Trong khu vực làng Tân Trại, Phú Cường có nhiều bãi trông giữ xe ô tô tự phát; khu vực đầu đường vào làng Tân Trại có một số lều quán được dựng trên vỉa hè và thường xuyên có một nhóm người tập trung mời chào khách gửi xe ô tô gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

Bên cạnh đó, dọc hai bên đường Võ Nguyên Giáp, khu vực Đài chỉ huy Nội Bài, trước cửa Nhà khách VIP A, lối rẽ vào trụ sở làm việc của Công an của khẩu Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và có nhiều phương tiện dừng đỗ sai quy định.

Khu vực các đường dẫn lên Nhà ga hành khách T1, T2 thường xuyên có nhiều phương tiện dừng đỗ gây cản trở giao thông. Khu vực phía đầu Đông bên ngoài hàng rào an ninh (khu vực tiếp giáp địa phận xã Mai Đình và Phú Minh) có một số hàng cây và công trình tạm tiếp giáp hàng rào tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không.

>>> Xem thêm tại đây

Huế: Xe giường nằm đấu đầu xe tải khiến 2 người chết, 13 người bị thương

Sáng 10/11, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đang tiến hành điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 2 người chết, 13 người bị thương xảy ra vào khuya 9/11.

Trước đó, vào khoảng 23 giờ đêm 9/11, tại vị trí Km17+500 (đoạn đường lưu thông tạm thời tuyến tránh TP Huế, bên cạnh dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn đang thi công) thuộc xã Hương Thọ (TP Huế), ô tô tải mang BKS 73C - 097.01 (chưa rõ người điều khiển) chạy hướng Quảng Trị - Huế đã va chạm với xe khách giường nằm BKS 47F - 002.86 (chưa rõ người điều khiển) chạy theo chiều ngược lại gây tai nạn.

Trước năm 2030, sẽ đầu tư 9 dự án giao thông khu vực Tây Nguyên

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT) vừa trình Chính phủ dự thảo chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 23/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Theo đó, chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục bám sát các mục tiêu và giải pháp tại Nghị quyết 23. Trong đó, Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành và địa phương thực hiện các dự án giao thông được nghị quyết đề cập.

Cụ thể, Bộ GTVT và các địa phương được giao trước năm 2030 phải thực hiện đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc gồm: Quy Nhơn – Pleiku, Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa – Chơn Thành, Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương.

tm-img-alt
Trước năm 2030, sẽ đầu tư 9 dự án giao thông khu vực Tây Nguyên (Ảnh: Internet)

Về hàng không, Chính phủ giao Bộ GTVT trước năm 2030 phải đầu tư mở rộng, nâng cấp sân bay Liên Khương lên cấp 4E, mở rộng và nâng cấp sân bay Pleiku lên cấp 4C, mở rộng sân bay Buôn Ma Thuột.

Với hệ thống đường sắt, Bộ GTVT được yêu cầu phải khôi phục và cải tạo tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt. Thời gian thực hiện trước năm 2030.

Để các dự án triển khai đúng tiến độ, Chính phủ chỉ đạo cho các bộ, ngành và địa phương trong năm nay phải ban hành các văn bản cụ thể triển khai thực hiện chương trình của Chính phủ. Trong đó, xác định rõ, đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, dự kiến kết quả đầu ra đối với từng nhiệm vụ và phân công đơn vị chủ trì thực hiện.

>>> Xem thêm tại đây

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 10/11/2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...