Thứ hai, 29/04/2024 01:24 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 29/12/2023

MTĐT -  Thứ sáu, 29/12/2023 17:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay 29/12/2023. Cập nhật tin nhanh môi trường mới nhất hôm nay 29/12/2023 do Môi trường và Đô thị tổng hợp.

Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và giải pháp phát triển bền vững

tm-img-alt
Quang cảnh diễn đàn

Tham gia Hội nghị có đại diện các Cục, Vụ liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT); Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Hội doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Việt Nam; đại diện Sở NN-PTNT các tỉnh thành vùng ĐBSCL và đại diện các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV trên cả nước cùng tham dự.

Thời gian qua, Cục Bảo vệ thực vật ưu tiên thực hiện đăng ký các loại thuốc sinh học, thuốc thế hệ mới an toàn, ít độc, có hiệu quả, không gây ảnh hưởng đến con người, vật nuôi và môi trường; đồng thời rà soát, loại bỏ các thuốc bảo vệ thực vật độc hại.

Việc đẩy mạnh sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học góp phần phát triển một nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, an toàn và bền vững.

Tại diễn đàn, các nhà quản lý, nhà khoa học thông tin về các quy định trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; xu hướng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, ít gây hại môi trường trong sản xuất nông nghiệp tương lai; chia sẻ kinh nghiệm, hiệu quả trong sử dụng thuốc sinh học trong canh tác lúa, cây ăn trái đối với môi trường, sức khỏe của nông dân.

Các đại biểu cũng quan tâm đến việc nghiên cứu, đăng ký, sử dụng, ứng dụng thuốc sinh học mới; quản lý, đăng ký, lưu hành, kiểm soát tồn dư trong nông sản và thời gian cách ly; việc kiểm soát chất lượng, giá cả các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học đối với các cây trồng mới; trách nhiệm thu gom xử lý bao gói thuốc tại các hợp tác xã, hộ gia đình…

Cục Bảo vệ Thực vật cho biết: Hiện nay, việc quản lý, đăng ký thuốc bảo vệ thực vật sinh học đang được ưu tiên hơn thuốc hóa học. Thời gian đăng ký, thời gian khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật sinh học chỉ bằng một nửa so với thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chi phí đăng ký cũng giảm một nửa so với thuốc bảo vệ thực vật hóa học…

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học còn nhiều hạn chế do nhận thức của người dân và các bên liên quan chưa đúng về hiệu lực, kỹ thuật sử dụng, hiệu quả kinh tế của thuốc bảo vệ thực vật sinh học khó kiểm chứng hơn các loại thuốc khác…

Hà Nội: Triển khai kế hoạch xã hội hoá cấp nước nông thôn

Theo Kế hoạch số 311/KH-UBND của UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng đã chủ trì buổi làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các huyện đang có xã chưa có nước sạch cùng các nhà đầu tư để phân vùng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống mạng cấp nước khu vực nông thôn.

tm-img-alt
Công nhân lắp đặt đường ống nước sạch tại thị trấn Đông Anh (huyện Đông Anh - Hà Nội). Ảnh: MOC

Sở Xây dựng đã tham mưu và báo cáo UBND TP Hà Nội, kết quả là 10 đơn vị cấp nước trên địa bàn Thủ đô sẽ triển khai cấp nước cho 136/139 xã theo hình thức xã hội hóa, với kế hoạch hoàn thành vào năm 2025.

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội: Triển khai dự án cấp nước cho 21 xã của huyện Thường Tín và 8 xã của huyện Thạch Thất. Quyết định vùng cấp nước đã được UBND TP Hà Nội chấp thuận, dự kiến hoàn thành vào năm 2025.

Công ty CP Nước sạch số 2 Hà Nội: sẽ cung cấp nước cho 11 xã của huyện Sóc Sơn và 3 xã của huyện Đông Anh. Dự kiến hoàn thành vào năm 2025, sau khi được UBND TP Hà Nội chấp thuận vùng cấp nước.

Công ty CP cấp nước Sơn Tây: triển khai thực hiện mở rộng cấp nước cho xã Cẩm Yên của huyện Phúc Thọ. 

Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Thủ Đô: hoàn thành cấp nước cho 2 xã Lại Thượng, Phú Kim của huyện Thạch Thất. Dự kiến hoàn thành trong năm 2024.
Công ty CP Cấp Nước Hà Nam: tập trung hoàn thành cấp nước cho 21 xã của huyện Mỹ Đức và 26 xã của huyện Ứng Hòa trong giai đoạn 2023 - 2025, theo quyết định của UBND TP Hà Nội.

Công ty CP Viwaco: Đầu tư mạng cấp nước cho 10 xã của huyện Thanh Oai, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2023 - 2025, theo quyết định của UBND TP Hà Nội.

Công ty CP Nước sạch Tây Hà Nội: Dự án cấp nước cho 8 xã còn lại của huyện Đan Phượng sẽ phụ thuộc vào tiến độ của Nhà máy nước sông Hồng, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2024 - 2025.

Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai: sẽ hoàn thành hệ thống cấp nước cho huyện Chương Mỹ và 2 xã còn lại của huyện Quốc Oai trong giai đoạn 2023 – 2025.

Công Ty TNHH Nước sạch Ngọc Anh: sẽ triển khai dự án cấp nước cho 6 xã còn lại của huyện Sóc Sơn vào giai đoạn 2024 – 2025.

Liên Danh Công ty CP Ao Vua và Công ty CP Đầu tư xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Ba Vì: đang nghiên cứu phương án cấp nước cho 9 xã còn lại của huyện Phúc Thọ, với sự thống nhất của UBND TP Hà Nội tại Văn bản số 13768/VP-ĐT ngày 20/11/2023.

Thông qua kế hoạch trên, UBND TP Hà Nội mong muốn nhanh chóng cải thiện hệ thống cung cấp nước sạch cho các xã nông thôn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong phát triển đô thị

Diện mạo từ thành thị đến nông thôn ngày càng khang trang; hạ tầng cơ sở, các thiết chế văn hóa không ngừng được đầu tư đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cùng với đó là tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT) trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị ngày một tăng.

tm-img-alt
Một công trình san gạt mặt bằng ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái không tuân thủ các quy trình, quy phạm, gây ô nhiễm môi trường.

Không riêng gì thành phố Yên Bái mà tình trạng ONMT trong xây dựng, phát triển đô thị diễn ra ở hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn và cả vùng nông thôn. ONMT trong xây dựng, phát triển đô thị có rất nhiều nguyên nhân, do con người, do công nghiệp, do chất thải độc hại… Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề gây ONMT từ san gạt lấn chiếm ao, hồ, lòng suối, đánh đất ta luy âm, dương tại các công trình đầu tư nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân… trên địa bàn thành phố Yên Bái.

Chúng ta đã biết, việc đô thị hóa, đầu tư xây dựng, phát triển đô thị là một nhu cầu và là xu thế khách quan. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đã gây những tác động không nhỏ đến ONMT không đáng có nếu như chúng ta ý thức hơn, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy trình thực hiện và các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, chắc chắn sẽ giảm thiểu tối đa.

Theo quan sát, trong vòng hơn một tháng nay tại đầu cầu Bách Lẫm trên địa bàn phường Yên Ninh, việc san gạt mặt bằng triển khai thực hiện dự án là một việc làm bình thường và doanh nghiệp đầu tư, đơn vị thi công đã được cấp thẩm quyền cấp phép. Quy trình cấp phép của các cấp đầy đủ quy trình, thủ tục đầu tư từ đơn đề nghị cấp phép xây dựng, giấy chứng minh quyền sử dụng đất, bản vẽ thiết kế xây dựng, báo cáo đánh giá tác động môi trường… Trong san gạt, đánh bạt đồi núi có phương án, biện pháp, giải pháp thi công, vận chuyển đất, đá hồ sơ đảm bảo các điều kiện quy định.

Tuy nhiên, trong quá trình thi công, việc vận chuyển đất, đá từ chân công trình đến nơi tập kết còn nhiều bất cập, khiến ngày nắng thì bụi mù, ngày mưa thì trơn trượt, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và gây ONMT. Trong quá trình xe vận chuyển đều có phủ bạt, nhưng dường như chỉ là hình thức, xe chạy là đất đá vương vãi ra đường, bụi mù mịt. Hay như trên trục đường Bảo Lương, thuộc phường Yên Ninh các đơn vị đang tiến hành thi công các hạng mục giao thông cũng xảy ra tình trạng tương tự, đất đá vương vãi trong quá trình vận chuyển từ trong công trường ra đường và cả quãng đường đến nơi tập kết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tham gia giao thông và cả những hộ dân sinh sống gần công trình.

Ông Vũ Đăng Hòa ở phường Yên Ninh bày tỏ: "Việc thi công các công trình, nhất là hạ tầng giao thông, công trình phúc lợi xã hội là rất cần thiết, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, người dân chúng tôi rất ủng hộ, kể cả có đất đai nằm trong quy hoạch, giải phóng mặt bằng chúng tôi sẵn sàng phối hợp thực hiện theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, các doanh nghiệp, đơn vị cần thực hiện nghiêm các quy định, quy trình, giảm thiểu tối đa gây ONMT”.

Đó chỉ là một trong hàng chục điểm thi công triển khai xây dựng các hạng mục công trình trên địa bàn. Nguyên nhân dẫn tới những tình trạng trên, đầu tiên là ý thức và sự thờ ơ của mỗi người dân, các cơ quan, ban, ngành chức năng trong quá trình thực hiện, triển khai lẫn giám sát, phản biện. Việc phá hoại môi trường của một người dù rất nhỏ, nhưng nếu nhiều người cộng lại thì nó trở thành vấn đề lớn. Một nguyên nhân chính gây ONMT trong quá trình triển khai xây dựng, phát triển đô thị, đó chính là sự thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thi công do đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nên dù biết là vi phạm quy trình khai thác, thi công, vi phạm các quy định nhưng vẫn triển khai thực hiện và chỉ dừng lại hay khắc phục hậu quả khi các ngành chức năng vào cuộc.

Để hạn chế và giảm thiểu tối đa ONMT, trước hết, mỗi người dân chúng ta cần có ý thức hơn, trách nhiệm hơn với môi trường như đổ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Các doanh nghiệp, đơn vị thi công triển khai thực hiện dự án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Trong thi công triển khai thực hiện theo đúng cam kết, thiết kế và có phương án bảo vệ môi trường. Các xe vận chuyển nguyên vật liệu ra vào công trường đều phải phụt rửa đảm bảo theo quy định trước khi lưu thông trên đường. Ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đơn vị nào vi phạm phải xử lý triệt để, tránh tình trạng "phạt cho tồn tại”.

Bên cạnh đó, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; trong đó, những chế tài xử phạt phải thực sự đủ sức răn đe các tổ chức, cá nhân vi phạm. Quan trong hơn cả là ý thức, trách nhiệm công dân của mỗi người về bảo vệ môi trường, cùng xây dựng Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.

Ra mắt điểm đến du lịch giảm rác thải nhựa đầu tiên tại TP. Huế

1.jpg
Ra mắt “Thuỷ Biều – điểm đến du lịch giảm rác thải nhựa”

Ông Trần Quang Hào, Giám đốc Huetourist, đại diện Ban tổ chức cho biết, Thủy Biều (phường Thủy Biều, TP. Huế) là một ngôi làng cổ, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km. Nét đặc biệt ở đây là khung cảnh mộc mạc, giản dị, chưa được bê tông hóa quá nhiều đường sá nên vẫn còn lưu giữ được nhiều hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam xưa. Đầu năm 2019, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ban hành quyết định công nhận điểm du lịch Nhà vườn Lương Quán - Nguyệt Biều (phường Thủy Biều).

Tại lễ ra mắt, 16 cơ sở cộng đồng đã tham gia và quyết tâm triển khai các giải pháp giảm nhựa tại Thủy Biều. Cụ thể: Khuyến khích du khách mang theo đồ dùng cá nhân, những du khách không mang theo bình nước cá nhân sẽ được cấp phát bình nước và làm đầy tại các điểm trải nghiệm trong suốt hành trình. Ngoài ra, trên xe đạp cũng được bố trí áo mưa dù, tất cả đồ dùng đều được thu hồi vào cuối chuyến đi; Đối với chương trình tour có trải nghiệm lớp nấu ăn, túi đi chợ và hộp đựng thực phẩm được bố trí để du khách có thể đi chợ không sử dụng túi ni lông; Thay thế nước uống đóng chai nhựa đặt phòng bằng chai thuỷ tinh làm đầy.

Bố trí 5 điểm refill nước miễn phí cho du khách; Tăng cường hệ thống thùng rác để du khách thải bỏ rác đúng nơi quy định và tiện cho việc thu gom; Hệ thống các bảng biểu nhận diện điểm làm đầy nước, bảng thông tin tuyên truyền cũng như những cơ sở tiên phong tham gia điểm đến du lịch giảm thiểu rác thải nhựa cũng được lắp đặt.

4.jpg
Mô hình “ngôi nhà xanh”

Ngoài ra, lắp đặt 2 “ngôi nhà xanh” tại khu vực bến thuyền đón khách và tại trục giao thông chính của điểm đến Thuỷ Biều để du khách có thể bỏ những loại rác tái chế đúng nơi. Các hoạt động truyền thông cho mô hình điểm đến giảm rác thải nhựa cũng được tích cực triển khai…

Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Ngày hội Sống xanh

tm-img-alt
Các đại biểu lan tỏa những thông điệp bảo vệ môi trường

Sự kiện do Sở TT-TT phối hợp UBND huyện Đất Đỏ tổ chức tại bãi biển TT.Phước Hải.  

Phát biểu khai mạc Ngày hội, ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, công tác bảo vệ môi trường tại Bà Rịa-Vũng Tàu có nhiều chuyển biến tốt và đạt được những kết quả quan trọng. Tỉnh luôn nhất quán chủ trương phát triển kinh tế xanh - bền vững, thu hút đầu tư có chọn lọc; trong đó, ưu tiên thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường và ít thâm dụng lao động.

Cùng với đó, những năm qua, UBND tỉnh luôn chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức các chương trình truyền thông bảo vệ môi trường, phát triển bền vững biển, đảo nhằm nâng cao ý thức của người dân.

Tại lễ phát động, Hoa hậu H'Hen Niê kêu gọi người dân, chính quyền các cấp chung tay bảo vệ môi trường, trồng thêm cây xanh, không xả rác bừa bãi. Hoa hậu H'Hen Niê cho biết bản thân rất yêu môi trường, cô cũng đã tự trồng 5 ha rừng cho riêng mình.

Tại lễ phát động, ban tổ chức tặng 100 thùng rác cho H.Đất Đỏ (sau đó huyện tặng lại cho người dân), 4.000 túi vải cho người dân và khách du lịch. Sau lễ phát động, Hoa hậu H'Hen Niê cùng ban tổ chức, ngư dân, người dân TT.Phước Hải cùng học sinh, đoàn viên thanh niên thu gom rác ở bãi biển Phước Hải, vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường biển.

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 29/12/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.