Thứ hai, 29/04/2024 15:17 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 18/3/2019

MTĐT -  Thứ hai, 18/03/2019 11:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 18/3/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 18/3/2019.

Hội nghị lần thứ 4 Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) 

Thế giới tổn thất từ 4.000 đến 20.000 tỷ USD vì hệ sinh thái bị ảnh hưởng tiêu cực trong giai đoạn 1995-2011; đến năm 2025, cứ 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải nhựa trên đại dương; 9 triệu ca chết sớm mỗi năm do ô nhiễm môi trường..

Đây chỉ là một vài ví dụ cho hàng loạt số liệu đáng báo động đã được nêu trong Báo cáo Môi trường toàn cầu tại Hội nghị lần thứ 4 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa kết thúc cuối tuần qua.

Hàng loạt cam kết hành động vì môi trường đã được đưa ra tại Hội nghị Chương trình Môi trường Liên hợp quốc lần thứ 4.

Sự có mặt của đại diện hơn 170 quốc gia tại thủ đô Nairobi của Kenya trong khuôn khổ sự kiện về môi trường lớn nhất thế giới năm 2019 cho thấy những nỗ lực nhằm giảm ô nhiễm và xây dựng nền kinh tế toàn cầu xanh, trước sức ép cần nhanh chóng giải quyết các vấn đề cấp bách đang đe dọa đời sống toàn nhân loại.

Hội nghị của UNEP, còn gọi là Đại hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA), cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc bên cạnh Đại hội đồng có thể triệu tập tất cả các quốc gia thành viên. Điều này đồng nghĩa với việc chương trình nghị sự về môi trường này được xác lập ở mức độ toàn cầu.

Các quyết định, thỏa thuận, cam kết được UNEA đưa ra có tác động sâu sắc tới những mục tiêu của Thỏa thuận Paris 2015 về chống biến đổi khí hậu và Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Liên hợp quốc trong năm 2019, đồng thời đặt nền tảng cho hội nghị Hành động khí hậu Liên hợp quốc diễn ra vào tháng 7-2019.

Với chủ đề Giải pháp sáng tạo cho những thách thức môi trường, tiêu dùng và sản xuất bền vững, hội nghị của cơ quan hàng đầu thế giới về môi trường thu hút khoảng 4.700 đại biểu là các nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng, lãnh đạo doanh nghiệp, quan chức cấp cao của Liên hợp quốc và đại diện các tổ chức xã hội. Đây cũng là cuộc gặp lớn nhất trong lịch sử của UNEP, với số lượng đại biểu tham dự tăng gần gấp đôi so với hội nghị hồi tháng 12-2017.

Tại hội nghị, các đại biểu đã bàn thảo hàng loạt vấn đề như giải pháp đột phá cho các thách thức về môi trường, hướng đến sản xuất và tiêu dùng bền vững, ô nhiễm rác thải nhựa, bảo vệ môi trường biển, xem xét các chính sách, công nghệ và giải pháp sáng tạo nhằm đạt mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Lũ quét nghiêm trọng tại Indonesia, 58 người chết

Ít nhất 58 người thiệt mạng, hơn 59 người bị thương và 4.000 người phải sơ tán trong cơn lũ bất ngờ quét qua một số khu vực của tỉnh Papua, miền đông Indonesia, kéo theo lở đất diện rộng.

Hiện tình trạng xe cộ nằm ngổn ngang trên những con đường chìm trong bùn đất, cây cối và cột điện bị quật ngã; trong khi các nhân viên cứu hộ tất bật đưa người bị thương đến bệnh viện.

Một máy bay cánh quạt bị lũ quét trong đêm ở Papua. 

Ngoài ra, sân bay quốc tế Sentani phải ngưng hoạt động sau khi lũ tấn công đường băng và làm hư hại một số máy bay cánh quạt cỡ nhỏ.

Cũng trong ngày 17.3, ít nhất 2 người chết và khoảng 35 người, chủ yếu là du khách Malaysia và dân địa phương, bị mắc kẹt do lở đất trên đảo Lombok, thuộc tỉnh Tây Nusa Tenggara của Indonesia, theo Reuters.

Đắp đập ở Quảng Nam đưa nước về Đà Nẵng đẩy mặn

Ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam cho biết, theo đề nghị của Sở NN&PTNT Đà Nẵng và Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) về việc nâng cao trình đỉnh đập tạm điều tiết lưu lượng tại sông Quảng Huế (thuộc xã Đại Cường và xã Đại An, huyện Đại Lộc), đơn vị đã tổ chức đoàn kiểm tra thực địa tại công trình. Tham gia đoàn kiểm tra có đại diện lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi và các cơ quan liên quan.

Tỉnh Quảng Nam thống nhất đắp đập ngăn sông Quảng Huế để đưa nước về TP Đà Nẵng.

Qua kiểm tra thực địa và xem xét phương án thiết kế sơ bộ xây dựng đập tạm nâng cao trình đỉnh đập tại sông Quảng Huế, Sở NN&PTNT Quảng Nam đã thống nhất nâng cao trình đỉnh đập hạn chế lưu lượng trên sông Quảng Huế từ cao trình hiện trạng lên +3,2m.

Phương án thiết kế, kết cấu đập tạm bằng bao địa kĩ thuật HD chứa cát; với chiều rộng đỉnh đập là 9,3 m và chiều dài đỉnh đập là 17,5 m; phía hạ lưu xếp rọ đá. Các công nhân tiến hành xúc cát ở bãi bồi gần khu vực đập tạm và dùng ghe chở đến đắp đập. Dự kiến, Dawaco sẽ dùng khoảng 3.700 bao cát để đắp đập tạm.

Nhiệm vụ của đập tạm là hạn chế lưu lượng nước sông từ sông Vu Gia chuyển về sông Thu Bồn trong mùa cạn và tự phá vỡ trong mùa lũ; công trình chịu áp lực nước không cao trong mùa cạn. Do vậy cũng đề nghị Sở NN&PTNT Đà Nẵng xem xét tính toán không bố trí kết cấu rọ đá trong thân đập và giảm chiều rộng đỉnh đập để đảm bảo đập tự phá dỡ trong mùa lũ.

Tăng cường giám sát về vệ sinh môi trường

UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa yêu cầu UBND các quận, huyện triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình đột phá giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.

Đồng thời, thực hiện ký kết chương trình phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, huyện và các tổ chức chính trị, xã hội vận động từng hộ dân, doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp không xả rác ra đường, kênh rạch, bỏ rác thải đúng nơi quy định, thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

Cùng với đó là đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để các hộ dân, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nhận thức đúng yêu cầu và tích cực tham gia thực hiện cuộc vận động “Không xả rác ra đường và kênh rạch” thông qua các hành động thiết thực; bố trí và tổ chức kiểm tra thường xuyên, đột xuất các điểm tập kết rác thải tại khu dân cư và kết nối đồng bộ về thời gian giao rác của người dân - người thu gom - đơn vị vận chuyển...

P.Giang (TH)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 18/3/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hàng tấn cá chết bất thường trên sông Mã
Từ ngày 19/3 đến 28/4, trên địa bàn các xã Thiết Kế, Thiết Ống, Ban Công, Ái Thượng và thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước(Thanh Hóa) xuất hiện hàng tấn cá lồng nuôi chết bất thường có hàng chục trên sông Mã khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.

Tin mới

Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...