Thứ sáu, 26/04/2024 15:17 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 14/2/2023

MTĐT -  Thứ ba, 14/02/2023 15:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 14/2/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 14/2/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Nâng cao hiệu quả trong thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Quy hoạch tổng thể quốc gia đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%, trong đó tỷ lệ xử lý thông qua các mô hình kinh tế tuần hoàn đạt khoảng 50%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp giảm còn 10% so với lượng chất thải được thu gom; tỷ lệ tái chế rác thải hữu cơ đạt 100% ở đô thị và 70% ở nông thôn.

tm-img-alt
Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 98%.

Đồng thời, phấn đấu tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 98%, trong đó tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt 100%. Tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đạt trên 70%. Thực hiện giảm phát thải khí nhà kính trong các ngành, lĩnh vực để phấn đấu nhanh nhất đạt mục tiêu giảm phát thải ròng của quốc gia về “0” vào năm 2050.

Bên cạnh đề ra các chỉ tiêu trên, Quy hoạch nêu rõ định hướng bảo vệ môi trường. Theo đó, Quy hoạch xác định, ưu tiên xây dựng các khu xử lý chất thải tập trung, đồng bộ, hiện đại liên vùng, liên tỉnh, đặc biệt là các cơ sở xử lý chất thải nguy hại. Cải tạo, nâng cấp, kiểm soát các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh, các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái do chất thải rắn, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường...

Bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 50/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, mục tiêu tổng quát nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.

Đồng thời, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và tác hại do nước gây ra, có lộ trình phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mục tiêu đến năm 2030, tích trữ, điều hòa, phân bổ nguồn nước bảo đảm hài hòa lợi ích cho các địa phương, các đối tượng sử dụng nước trong vùng, giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nhằm nâng cao giá trị kinh tế của nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan đến tài nguyên nước mà Việt Nam đã tham gia.

Bảo vệ nguồn nước mặt, nước dưới đất, từng bước bảo đảm số lượng, chất lượng nước đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội; bảo đảm lưu thông dòng chảy, phòng, chống sạt lở bờ, bãi sông, giảm thiểu tác hại do nước gây ra, phòng, chống sụt, lún mặt đất; từng bước phục hồi mực nước sông Hồng, nguồn nước mặt bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng, ưu tiên đối với các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế-xã hội; phục hồi mực nước dưới đất tại các khu vực bị suy giảm quá mức.

tm-img-alt
Quy hoạch tổng hợp nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình.

Đến năm 2050, duy trì, phát triển tài nguyên nước, điều hòa, phân bổ nguồn nước bảo đảm an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với các điều ước quốc tế, hợp tác song phương liên quan đến tài nguyên nước mà Việt Nam đã tham gia.

Tăng cường bảo vệ tài nguyên nước, bảo đảm số lượng, chất lượng nước đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giảm thiểu tác hại do nước gây ra.

Hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước được thực hiện theo phương thức trực tuyến trên cơ sở quản trị thông minh.

Phục hồi các nguồn nước, dòng sông bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng trên lưu vực sông. Bước đầu kiểm soát được cao độ đáy sông vùng đồng bằng, duy trì mực nước trên sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu trong mùa cạn, đặc biệt là các đoạn sông chảy qua các đô thị như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh để tạo cảnh quan ven sông.

Đồng Nai: Bảo vệ nguồn tài nguyên nước là trách nhiệm của cả cộng đồng

Từ tháng 1/2022, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành cùng lúc Quyết định số 297/QĐ-UBND về Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và Bản đồ khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; Quyết định số 298/QĐ-UBND phê duyệt phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh. Các quyết định trên để các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý khai thác nước ngầm.

Trong đó, tỉnh Đồng Nai cũng nêu rõ, những khu vực đã có hệ thống nước tập trung xử lý từ nước mặt thì không cấp phép khai thác nước ngầm.

Mục tiêu hạn chế khai thác nước ngầm quá nhiều sẽ gây cạn kiệt nguồn nước, đất đai bị sụt lún, xâm nhập mặn.

Từ xa xưa, trong dân gian ta đã có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, điều này cho thấy nguồn tài nguyên nước luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong đời sống sinh hoạt và sản xuất. Đến nay, điều này vẫn không thay đổi nên các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đều có những chính sách quy định cụ thể để sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Đặc biệt, trong 6 năm trở lại đây, biến đổi khí hậu gây ra nhiều hệ lụy như: nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán trong mùa khô thì việc bảo vệ nguồn nước ngầm, nước mặt càng trở lên cấp thiết hơn. Bởi, thiếu nguồn nước ngọt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người dân và khó phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, bảo vệ nước mặt cũng rất quan trọng, vì hiện tại và tương lai nguồn nước này sẽ cung cấp chính cho sinh hoạt, sản xuất. Vì thế, đầu tư mới, nạo vét, sửa chữa nâng cấp các hồ đập để trữ nước cũng được Đồng Nai rất quan tâm.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Bão lớn khiến New Zealand ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia

Chính phủ New Zealand ngày 14/2 ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia lần thứ ba trong lịch sử khi cơn bão Gabrielle quét qua Đảo Bắc nước này gây lũ lụt, sạt lở đất và sóng lớn diện rộng, buộc người dân phải sơ tán khẩn cấp.

Sau khi đưa ra quyết định nêu trên, Thủ tướng Chris Hipkins cho biết với các phóng viên: "Đó là một đêm dài đối với người dân cả nước, đặc biệt là tại vùng thượng Đảo Bắc... Nhiều gia đình phải di dời, nhiều ngôi nhà không có điện, thiệt hại lớn được ghi nhận trên cả nước".

tm-img-alt
Sóng lớn đánh vào bờ biển thành phố Auckland. Ảnh: AP

Trước đó, ngày 13/2, Thủ tướng Chris Hipkins đã thông báo gói hỗ trợ trị giá 7,25 triệu USD để giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng của cơn bão.

Bão Gabrielle đang cách Auckland 100km về phía đông, gần bờ biển phía đông của Đảo Bắc và được dự báo ​​sẽ di chuyển theo hướng đông - đông nam, gần như song song với bờ biển.

Bộ trưởng phụ trách tình trạng khẩn cấp New Zealand Kieran McAnulty cho biết, nước này trong giai đoạn tồi tệ nhất của cơn bão và theo dự báo mưa và gió lớn sẽ tiếp tục xuất hiện. Cũng theo ông McAnulty, New Zealand đang đối mặt với tình trạng ngập úng và sạt lở trên diện rộng, nhiều tuyến đường và kết cấu hạ tầng bị hư hại.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Khởi động chiến dịch Ngày Nước Thế giới 2023: Thúc đẩy sự thay đổi

Chiến dịch cho Ngày Nước Thế giới năm 2023 hiện đang hoạt động. Trọng tâm của chiến dịch này là thúc đẩy thay đổi để giải quyết cuộc khủng hoảng nước và vệ sinh.

tm-img-alt
Chiến dịch cho ngày nước thế giới 2023 “Be the change” (Thúc đẩy sự thay đổi)

Chiến dịch cho ngày nước thế giới 2023 “Be the change” (Thúc đẩy sự thay đổi) nhằm khuyến khích mọi người tham gia hành động trong cuộc sống của mỗi người để thay đổi cách sử dụng, tiêu thụ, và quản lý nguồn nước.

Những cam kết thay đổi này sẽ được bổ sung vào Chương trình hành động vì nước, sẽ được phát động tại Hội nghị về nước của Liên Hợp Quốc năm 2023 vào ngày 22/3 tới.

Chương trình Hành động vì Nước là tập hợp các cam kết tự nguyện từ các chính phủ, công ty, tổ chức, cơ quan, liên minh và các thành viên của cộng đồng, được xây dựng nhằm thúc đẩy các mục tiêu về nước và vệ sinh đã được quốc tế thống nhất, trong đó đáng chú ý nhất là Mục tiêu phát triển bền vững số 6 của Liên Hợp quốc (SDG6) “Nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người vào năm 2030”.

Hiện tại, thế giới đang đi chệch hướng nghiêm trọng để đáp ứng SDG 6. Dữ liệu mới nhất cho thấy các chính phủ phải nỗ lực hơn gấp 4 lần để đạt được Mục tiêu này đúng hạn.

Sự hoạt động khác thường trong suốt vòng tuần hoàn nước (còn gọi là chu trình nước) đang tác động đến tất cả các vấn đề lớn trên toàn cầu, từ sức khỏe đến nạn đói, bình đẳng giới đến việc làm, giáo dục đến công nghiệp, thảm họa đến hòa bình.

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 14/2/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới