Chủ nhật, 28/04/2024 21:02 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 18/8/2023

MTĐT -  Thứ sáu, 18/08/2023 16:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 18/8/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 18/8/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Các tỉnh miền núi phía Bắc chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn

6.jpg
Các tỉnh miền núi phía Bắc chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn

Theo bản tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 18/8 đến 19/8, khu vực miền núi phía Bắc có mưa to, có nơi mưa rất to trên 150mm, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, nhất là các khu vực đã xảy ra mưa lớn thời gian vừa qua, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh miền núi phía Bắc khẩn trương triển khai

theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền, nhân dân để chủ động phòng tránh, nhất là các khu vực đã xảy ra mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất trong thời gian vừa qua.

Các tỉnh này triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Các tỉnh miền núi phía Bắc tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai cũng đề nghị Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường đưa tin về diễn biến mưa lớn đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động phòng tránh.

Cao Bằng: Cảnh báo dông, lốc, mưa lớn cục bộ

Tin cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ trên khu vực tỉnh Cao Bằng - Báo Cao Bằng điện tử
Ảnh chụp trên ra đa.

Cảnh báo: Trong 30 phút đến 3 giờ tới, những vùng mây đối lưu này phát triển và xu hướng di chuyển theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, tiếp tục gây mưa rào và dông cho các huyện trên, có khả năng gây mưa, mưa rào và dông cho huyện Bảo Lạc, Thạch An và Thành Phố. Sau đó mưa dông có khả năng lan sang các khu vực khác trong tỉnh. Trong cơn mưa dông cần đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: Cấp 1

Huyện Sóc Sơn: Xe chở rác rò rỉ nước thải gây ảnh hưởng đến người dân

Tin trên KT&ĐT, ghi nhận tại ngã 3 Quốc lộ 3 và đường dẫn lên Quốc lộ 18, những khi trời nắng, sau thời điểm xe vận chuyển rác chạy qua, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Đến khi trời có mưa, nước mưa và nước rác pha lẫn nhau, ứ đọng ven đường khiến các hộ dân sống lân cận cảm thấy rất khó chịu.

Không chỉ trên tuyến Quốc lộ 3, hiện tượng này còn được ghi nhận thường xuyên tại Quốc lộ 2, Quốc lộ 18, tỉnh lộ 35… Một số địa phương chịu ảnh hưởng lớn, trong thời gian dài từ tình trạng ô nhiễm nước rỉ rác có thể kể tới như: Tân Dân, Thanh Xuân, Nam Sơn, Minh Phú…

Quyền Trưởng phòng TN&MT huyện Sóc Sơn Nguyễn Văn Toàn cho biết, hàng ngày, Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn tiếp nhận khoảng 6.000 tấn rác, do hơn 600 chuyến xe vận chuyển rác vào bãi. Theo quy định, tất cả các xe chuyên dùng vận chuyển rác trên địa bàn Hà Nội khi vận chuyển về bãi đều phải đăng ký phương tiện về Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường (Sở TN&MT Hà Nội).

tm-img-alt
Xe vận chuyển rác qua tỉnh lộ 35 để lên Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn.

Các đơn vị vận chuyển đều cam kết vận chuyển rác đúng phương tiện, địa bàn, đúng chủng loại rác sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; sử dụng phương tiện chuyên dùng theo quy định, vệ sinh phương tiện sạch sẽ, không phát tán mùi, rò rỉ nước rác trong quá trình vận chuyển. Dù vậy, tình trạng rò rỉ nước rác trên đường vận chuyển vẫn xảy ra.

Trước tình trạng trên, UBND huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo Công an huyện phối hợp với Thanh tra Giao thông vận tải bố trí lực lượng, tăng cường tuần tra, kiểm soát việc vận chuyển rác thải trên các tuyến đường. Từ đầu năm 2023 đến nay, hàng chục trường hợp xe vận chuyển để chảy nước rỉ rác ra đường đã bị xử lý. Tuy nhiên, phương tiện vận chuyển vẫn gây rò rỉ nước rác, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.

Bắc Kạn: Hành động trước vấn nạn rác thải nhựa

Trung bình mỗi ngày lượng rác thải mà Nhà máy Xử lý chất thải rắn thành phố Bắc Kạn tiếp nhận và xử lý gần 30 tấn. Trong số này, rác thải rắn chiếm khoảng 70%, phần lớn là các loại rác nhựa tổng hợp. Nếu số rác trên chỉ được chôn lấp như mô hình xử lý cũ hoặc đốt thì rất nguy hại cho môi trường và sức khỏe của người dân khu vực lân cận.

Từ thực tiễn trên những năm qua thành phố Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị như: Xây dựng các điểm trung chuyển rác ở phường Đức Xuân và phường Sông Cầu. Duy trì 10 mô hình “Khu dân cư đô thị văn minh” tại tổ 1B, 11B phường Đức Xuân; tổ 5, 6 phường Xuất Hóa; tổ 8B, 9 phường Phùng Chí Kiên... và 08 mô hình khu dân cư “xanh - sạch - đẹp” tại xã Dương Quang, phường Huyền Tụng.

tm-img-alt
Thực trạng rác thải nhựa tại Bắc Kạn

Những giải pháp mà thành phố đang thực hiện đã tạo chuyển biến rõ nét trong công tác vệ sinh môi trường, mỹ quan của thành phố và trở thành những mô hình được nhân rộng với sự tham gia tích cực của người dân, đồng thời góp phần quan trọng trong việc cụ thể hóa mục tiêu xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh, hiện đại.

Tại huyện Na Rì, vào cuối tháng 5, các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND xã Kim Lư tổ chức phát động thu gom vỏ bao, gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và rác thải nhựa. Đây là hoạt động rất ý nghĩa nhân Ngày Môi trường thế giới với trọng tâm là xây dựng mô hình “Cánh đồng không bao gói thuốc bảo vệ thực vật”, “Nói không với bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng”.

Nhận thức được mối nguy hại từ rác thải nhựa đối với sức khỏe và môi trường, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành các văn bản và triển khai biện pháp nhằm giảm thải rác thải nhựa ra môi trường như: Kế hoạch thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo Quyết định số 368/QĐ-UBND ngày 12/3/2019 và Kế hoạch số 785/KH-UBND ngày 28/12/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Đồng Tháp: Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngày 18/8, tại TP Cao Lãnh, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao năng lực, kiến thức về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho các vị chức sắc, nhà tu hành, chức việc tôn giáo của 13 tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam bộ.

tm-img-alt
Quang cảnh hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe các diễn giả thông tin về các nội dung: giới thiệu, phổ biến, hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản thi hành Luật; triển khai Chương trình phối hợp “Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” giai đoạn 2022 - 2026. Đồng thời đại biểu tham gia trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của Mặt trận Tổ quốc và tôn giáo các tỉnh trong việc triển khai thực hiện chương trình phối hợp, xây dựng mô hình tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường; đề xuất các giải pháp, kiến nghị để tiếp tục thực hiện chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu thời gian tới…

Qua hội nghị tập huấn góp phần cung cấp những kiến thức pháp luật hiện hành mới nhất về bảo vệ môi trường; những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay và tiếp tục phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

TP.HCM: Kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc

Đây là thông tin được ông Trần Nguyên Hiền, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn, Sở TN&MT Thành phố, chia sẻ tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế – xã hội và công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP.HCM, ngày 17/8.

Theo ông Hiền, các đơn vị chức năng TP thường xuyên giám sát hoạt động các cơ sở xử lý chất thải và giải quyết các công việc phát sinh liên quan tới ô nhiễm môi trường tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc. Hiện có các đơn vị xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt động gồm: Công ty Cổ phần Vietstar, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM.

tm-img-alt
Ô nhiễm môi trường tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc đang được kiểm soát chặt chẽ.

Công tác xử lý trên nhận được sự đồng thuận, phối hợp của người dân xung quanh Khu liên hợp xử lý chất thải. Bên cạnh đó, các đơn vị xử lý chất thải cũng thường xuyên liên hệ và làm việc với UBND các xã trong khu vực để nắm bắt thông tin phản ánh của địa phương, từ đó có biện pháp điều chỉnh và khắc phục các ảnh hưởng không mong muốn đến người dân xung quanh khu xử lý.

“Đối với Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc, BQL các khu liên hợp xử lý chất thải TP (MBS), đơn vị trực thuộc Sở TN&MT phân công cán bộ giám sát liên tục hoạt động các cơ sở xử lý chất thải và giải quyết các công việc phát sinh. Ngay khi có phản ánh về vấn đề ô nhiễm môi trường tại các nhà máy xử lý rác, MBS sẽ phối hợp chính quyền địa phương để điều tra, xác minh qua số điện thoại về tác động ô nhiễm môi trường như mùi hôi và nước rỉ rác”, ông Hiền chia sẻ thêm.

Ngoài công tác giám sát trực tiếp thường xuyên như trên, công tác phối hợp kiểm tra giám sát môi trường tại Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc còn được các cơ quan khác thực hiện thông qua việc đo lường chất lượng nguồn nước, kiểm định chất lượng nước thải, phân tích mẫu chất thải đột xuất…

tm-img-alt
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc từng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Ảnh internet).

Được biết, thời gian qua, Công ty Vietstar và Công ty Tâm Sinh Nghĩa đã thực hiện thủ tục pháp lý dự án chuyển đổi công nghệ xử lý rác cùng với sự hỗ trợ của các Sở, ngành chức năng. Tuy nhiên, hai đơn vị gặp vướng mắc do dự án đốt rác phát điện của các DN này chưa được đưa vào Quy hoạch phát triển nguồn điện sử dụng chất thải rắn quốc gia (do quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

Hiện Bộ Công thương đang lấy ý kiến các tỉnh thành để xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch trên. Sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến phương án đấu nối điện, Công ty Vietstar và Công ty Tâm Sinh Nghĩa mới đủ điều kiện nộp hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế cơ sở dự án chuyển đổi công nghệ xử lý rác sang đốt rác phát điện.

Cảnh báo mực nước biển đang dâng nhanh ở Thái Bình Dương

Trong báo cáo Thực trạng Khí hậu phía Tây và Nam Thái Bình Dương năm 2022, WMO cảnh báo mực nước biển một số nơi trong khu vực đã tăng khoảng 4 mm/năm, cao hơn tốc độ trung bình toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với việc các đảo vùng trũng như Tuvalu và Quần đảo Solomon, dần dần sẽ bị ngập úng, đất nông nghiệp và sinh sống bị phá hủy trong khi những vùng không có người sinh sống cũng không thể sơ tán lên các vùng cao hơn. 

Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra tình trạng nắng nóng trên biển bao trùm phần lớn miền Đông Bắc Australia, miền Nam Papua New Guinea trong hơn 6 tháng qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sinh vật biển cũng như sinh kế của cộng đồng địa phương.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Tổng thư ký WMO, ông Petteri Taalas cảnh báo sự trở lại của hiện tượng El Nino, khi nhiệt độ bề mặt nước biển phía Đông và Trung tâm Thái Bình Dương ấm lên nhanh chóng, sẽ còn tác động mạnh đến tình hình khu vực. Theo đó, hiện tượng này có thể kéo theo các điều kiện thời tiết bất ổn, nhiệt độ cao hơn, sóng nhiệt đại dương và tình trạng tẩy trắng các rạn san hô ở các khu vực Tây và Nam Thái Bình Dương.

Theo báo cáo của WMO, trong năm 2022, khu vực kể trên đã trải qua 35 đợt thiên tai, bao gồm các trận bão và lũ lụt khiến trên 700 người thiệt mạng, tác động trực tiếp đến trên 8 triệu người. Dù số lượng các đợt thiên tai giảm so với năm 2021 nhưng thiệt hại kinh tế ước tính do lũ lụt và thời tiết khắc nghiệt lại tăng. Trong đó, lũ lụt tại Australia và Philippines gây thiệt hại đến 8,5 tỷ USD, cao gần gấp 3 lần năm 2021.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 18/8/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.