Chủ nhật, 28/04/2024 03:00 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 3/7/2023

MTĐT -  Thứ hai, 03/07/2023 17:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 3/7/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 3/7/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Tuổi trẻ Yên Bái chung sức bảo vệ môi trường

Với mục tiêu xây dựng TP. Yên Bái “Xanh, hài hoà, bản sắc, hạnh phúc”, những năm qua, Thành đoàn Yên Bái đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, trang bị các kiến thức liên quan đến chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ sự đa dạng sinh học...đến đông đảo đoàn viên, thanh niên.

ps-tuoi-tre-yen-bai-chung-tay-bao-ve-moi-truong.mp4.00_02_37_15.still005.jpg

Cùng với đó, đã chỉ đạo các cơ sở đoàn triển khai nhiều phần việc như: Đảm nhận các tuyến đường giao thông tự quản, xây dựng cơ quan, đơn vị xanh - sạch - đẹp; xây dựng và nhân rộng mô hình, công trình, phần việc thanh niên bảo vệ môi trường, vận động đoàn viên, thanh niên hạn chế sử dụng túi nilon...

Tại các cơ sở đoàn đã thành lập các đội thanh niên xung kích, tình nguyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; tổ chức tổng vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm, nạo vét mương thủy lợi, thu gom rác thải tại các bãi rác tự phát, làm đường nông thôn, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt; trồng cây, trồng hoa, xử lý điểm đen về môi trường...

Những hành động cụ thể của đoàn viên, thanh niên trên địa bàn TP. Yên Bái đã góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức, tinh thần tự nguyện, tự giác của tuổi trẻ và cộng đồng trong việc bảo vệ cảnh quan, môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Hưởng ứng chương trình “Ngày thứ 7 cùng dân” gắn với bảo vệ môi trường các cơ sở đoàn trên địa bàn TP. Yên Bái đã huy động tối đa lực lượng phối hợp với Đảng ủy, chính quyền các địa phương và người dân khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương nội đồng, phát quang bụi rậm, quét dọn đường làng, ngõ xóm…Với sức trẻ và lòng nhiệt huyết, các công việc đều được triển khai nhanh chóng, hiệu quả, tạo sự phấn khởi đối với người dân.

Là cơ sở đoàn luôn tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương, thời gian qua, Đoàn phường Nam Cường đã huy động sự tham gia của màu áo xanh tình nguyện, xung kích trên các mặt trận với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Tiêu biểu có thể kể đến các hoạt động như: Ngày Chủ nhật xanh, Ngày thứ 7 tình nguyện…Mới đây, tham gia chương trình “Ngày thứ 7 cùng dân và doanh nghiệp” do Đảng ủy phường Nam Cường tổ chức, trên 20 đoàn viên, thanh niên của phường đã phối hợp với người dân khơi thông rãnh thoát nước, phát cỏ ven đường, dọn dẹp vệ sinh môi trường tại tổ dân phố Cường Bắc với chiều dài trên 500m.

Hiện nay, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Yên Bái có 42.671 đoàn viên sinh hoạt tại 374 tổ chức cơ sở đoàn, 2.183 chi đoàn. Trong thời gian qua, phong trào “Thanh niên tình nguyện” được Tỉnh đoàn Yên Bái chú trọng triển khai gắn với công tác an sinh xã hội, phát triển kinh tế, tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương như các phong trào: “Ba đến, ba cùng”, “Thứ bảy cùng dân”, hoạt động “Ngày chủ nhật xanh”, dọn dẹp vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh…

Trong 6 tháng đầu năm, các cấp bộ đoàn đã hoàn thành trên 1.360 công trình, phần việc thanh niên, trong đó cấp huyện 28 công trình và trên 1.332 công trình, phần việc cấp cơ sở.

Đặc biệt, Tỉnh đoàn tổ chức các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng loạt ra quân trong 2 ngày “Ngày Chủ nhật xanh” đã thu gom trên 73 tấn rác thải, vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật; làm sạch trên 81km đường giao thông nông thôn, cống, rãnh, lòng suối…Qua đó, góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ Yên Bái trong xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường.

Với mục tiêu xây dựng TP. Yên Bái “Xanh, hài hoà, bản sắc, hạnh phúc”, những năm qua, Thành đoàn Yên Bái đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, trang bị các kiến thức liên quan đến chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ sự đa dạng sinh học...đến đông đảo đoàn viên, thanh niên.

Cùng với đó, đã chỉ đạo các cơ sở đoàn triển khai nhiều phần việc như: Đảm nhận các tuyến đường giao thông tự quản, xây dựng cơ quan, đơn vị xanh - sạch - đẹp; xây dựng và nhân rộng mô hình, công trình, phần việc thanh niên bảo vệ môi trường, vận động đoàn viên, thanh niên hạn chế sử dụng túi nilon...

ps-tuoi-tre-yen-bai-chung-tay-bao-ve-moi-truong.mp4.00_04_19_14.still008.jpg
Thành đoàn Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ môi trường

Tại các cơ sở đoàn đã thành lập các đội thanh niên xung kích, tình nguyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; tổ chức tổng vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm, nạo vét mương thủy lợi, thu gom rác thải tại các bãi rác tự phát, làm đường nông thôn, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt; trồng cây, trồng hoa, xử lý điểm đen về môi trường...

Những hành động cụ thể của đoàn viên, thanh niên trên địa bàn TP. Yên Bái đã góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức, tinh thần tự nguyện, tự giác của tuổi trẻ và cộng đồng trong việc bảo vệ cảnh quan, môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Anh Phạm Ngọc Văn - Phó Bí thư Thành đoàn Yên Bái cho biết: Trong thời gian tới, thành đoàn Yên Bái sẽ tiếp tục phối hợp với những đơn vị liên quan để cùng tạo những công trình, phần việc. Cùng với đó, sẽ triển khai tuyên truyền tới các đoàn viên, thanh niên trong việc xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn thành phố.

Hưởng ứng chương trình “Ngày thứ 7 cùng dân” gắn với bảo vệ môi trường các cơ sở đoàn trên địa bàn TP. Yên Bái đã huy động tối đa lực lượng phối hợp với Đảng ủy, chính quyền các địa phương và người dân khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương nội đồng, phát quang bụi rậm, quét dọn đường làng, ngõ xóm…Với sức trẻ và lòng nhiệt huyết, các công việc đều được triển khai nhanh chóng, hiệu quả, tạo sự phấn khởi đối với người dân.

Là cơ sở đoàn luôn tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương, thời gian qua, Đoàn phường Nam Cường đã huy động sự tham gia của màu áo xanh tình nguyện, xung kích trên các mặt trận với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Tiêu biểu có thể kể đến các hoạt động như: Ngày Chủ nhật xanh, Ngày thứ 7 tình nguyện…Mới đây, tham gia chương trình “Ngày thứ 7 cùng dân và doanh nghiệp” do Đảng ủy phường Nam Cường tổ chức, trên 20 đoàn viên, thanh niên của phường đã phối hợp với người dân khơi thông rãnh thoát nước, phát cỏ ven đường, dọn dẹp vệ sinh môi trường tại tổ dân phố Cường Bắc với chiều dài trên 500m.

Anh Nguyễn Trung Hiếu - Đoàn phường Nam Cường, TP. Yên Bái cho biết: Thời gian qua, tất cả đoàn viên đều tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị vệ sinh môi trường tại các tuyến đường trên địa bàn phường. Bên cạnh đó, đoàn phường đã tổ chức các hoạt động: Ngày Chủ nhật xanh, Ngày thứ 7 tình nguyện để thu gom rác thải và quét dọn vệ sinh môi trường.

z4381475370110_26efd27b85af6c11e581574ddc5bc2d4.jpg
Tỉnh đoàn Yên Bái đã tổ chức các hoạt động cụ thể bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Hiện nay, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Yên Bái có 42.671 đoàn viên sinh hoạt tại 374 tổ chức cơ sở đoàn, 2.183 chi đoàn. Trong thời gian qua, phong trào “Thanh niên tình nguyện” được Tỉnh đoàn Yên Bái chú trọng triển khai gắn với công tác an sinh xã hội, phát triển kinh tế, tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương như các phong trào: “Ba đến, ba cùng”, “Thứ bảy cùng dân”, hoạt động “Ngày chủ nhật xanh”, dọn dẹp vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh…

Trong 6 tháng đầu năm, các cấp bộ đoàn đã hoàn thành trên 1.360 công trình, phần việc thanh niên, trong đó cấp huyện 28 công trình và trên 1.332 công trình, phần việc cấp cơ sở.

Đặc biệt, Tỉnh đoàn tổ chức các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng loạt ra quân trong 2 ngày “Ngày Chủ nhật xanh” đã thu gom trên 73 tấn rác thải, vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật; làm sạch trên 81km đường giao thông nông thôn, cống, rãnh, lòng suối…Qua đó, góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ Yên Bái trong xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường.

Nghệ An vẫn còn nhiều vấn đề về môi trường gây bức xúc

Ngày 2/7, HĐND tỉnh Nghệ An cho biết đã công bố kết quả giám sát chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.

Theo đó, bên cạnh những chuyển biến tích cực, đáng ghi nhận, còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

tm-img-alt
Bãi rác tự phát trên bờ kênh Vách Bắc thuộc địa bàn giáp ranh hai xã Thọ Thành và Đức Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An). Ảnh: Hải Đăng

Cụ thể, việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn còn một số bất cập: bãi rác chưa đảm bảo khoảng cách; công nghệ chôn lấp lạc hậu, quá tải; còn nhiều bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường.

Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom khoảng 1.121,36 tấn/ngày (đạt 75,4%), được xử lý khoảng 1.083,87 tấn/ngày (đạt 96,7%).

Bên cạnh đó, việc thu gom, xử lý rác thải tại vùng nông thôn, miền núi chưa có giải pháp hữu hiệu; việc thu hút các dự án nhà máy, công nghệ xử lý chất thải rắn trên địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế tại địa phương; một số dự án vận hành không hiệu quả hoặc không đủ kinh phí để hoạt động; vấn đề thu gom chất thải rắn tại nhiều điểm du lịch, các cơ sở lưu trú, dịch vụ còn gây ô nhiễm môi trường cục bộ, ảnh hưởng đến mỹ quan.

Hiện nay, còn 17 đô thị loại V ở các huyện, 5/6 khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung ngoài Khu kinh tế Đông Nam, 12/24 cụm công nghiệp và 182 làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Việc đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, vận hành hạ tầng kỹ thuật về môi trường còn thiếu đồng bộ nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số nơi vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Công tác thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời; công tác phối hợp của các sở, ngành, địa phương trong việc theo dõi, kiểm tra, xử lý vi phạm về pháp luật bảo vệ môi trường của các đơn vị có lúc, có nơi chưa nghiêm nên vẫn còn một số đơn vị vi phạm, tái phạm các hành vi kéo dài.

Việc đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, vận hành hạ tầng kỹ thuật về môi trường còn thiếu đồng bộ nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số nơi vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Công tác kiểm soát, thu gom, xử lý các điểm ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật đạt tỷ lệ chưa cao; việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do lịch sử để lại còn chậm, đặc biệt là đối với các đơn vị công ích.

Trong số 16 cơ sở ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xác nhận hoàn thành xử lý triệt để có 11 cơ sở công ích.

Từ thực trạng nêu trên, HĐND tỉnh Nghệ An đã kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Nghệ An triển khai các giải pháp để hạn chế, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn, trong đó có giải pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm vi phạm về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định.

Tỉnh Quảng Trị chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Các ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng, ban hành, rà soát, cập nhật kế hoạch PCTT hằng năm, chủ động các phương án ứng phó khi xảy ra thiên tai theo các cấp độ rủi ro của từng loại hình thiên tai; chú trọng đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều, hồ đập, khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển, khu vực trọng yếu, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện dự phòng theo các phương án, kế hoạch; di dời khẩn cấp dân ra khỏi vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét.

tm-img-alt
Hồ Khe Sanh cạn trơ đáy, nứt nẻ do hạn hán. Ảnh: Internet

Các địa phương cũng đã chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH. Các giải pháp tưới tiên tiến, khoa học, tiết kiệm nước được áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh, bước đầu mang lại kết quả tích cực, góp phần đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện đa dạng hóa cây trồng, hình thành các khu nông nghiệp quy mô tập trung, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước.

Cùng với đó, nhiều công trình thủy lợi, đê điều, kè sông, kè biển phòng chống sạt lở, khu neo đậu tàu thuyền… được xây dựng, nâng cấp đảm bảo sản xuất cây trồng hai vụ/năm, tạo điều kiện cho các xã sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở kịch bản BĐKH và nước biển dâng của cả nước năm 2016, tỉnh đã xây dựng bản đồ kịch bản BĐKH và nước biển dâng; chỉ đạo các ngành rà soát, bổ sung, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, phát triển KT-XH vùng và địa phương. Bố trí, sắp xếp lại dân cư vùng thiên tai, biên giới hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn (đã bố trí ổn định 830 hộ dân vào các vùng dự án và xen ghép) bước đầu người dân đã ổn định cuộc sống ở nơi mới.

Để có thể tranh thủ nguồn lực tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực triển khai Thỏa thuận Paris và các cam kết tại Hội nghị COP26, tỉnh đã tích cực tiếp cận, kết nối và có những ký kết quan trọng, mở ra cho địa phương tiếp cận được với tri thức, công nghệ, tài chính xanh để thực hiện phát triển theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn với một số tổ chức trong nước và thế giới (toàn tỉnh trồng được trên 100 ha rừng ngập mặn bao quanh tuyến đê biển, ở khu vực cửa sông Bến Hải và sông Thạch Hãn; đang thực hiện dự án trồng, phục hồi và bảo vệ 7.917 ha rừng ven biển).

Ngày nay, BĐKH diễn biến khó lường và nhanh hơn dự báo, gây hậu quả ngày càng lớn, dẫn đến khả năng thích ứng với BĐKH, PCTT chưa cao và nền kinh tế thường bị tổn thương, chịu thiệt hại lớn khi có sự cố thiên tai xảy ra. Với đặc điểm khí tượng, thủy văn theo các vùng, các khu vực trong tỉnh phân bổ rất khác nhau, do đó nhận thức của cộng đồng về thiên tai trên địa bàn tỉnh cũng khác nhau.

Để chủ động thích ứng với BĐKH, thời gian tới, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội cần tập trung bảo vệ hiệu quả quản lý tài nguyên nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của các ngành, phục vụ đời sống Nhân dân và phát triển KT-XH. Thúc đẩy phát triển đô thị, khu công nghiệp theo mô hình tuần hoàn. Quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên khoáng sản sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường, bảo đảm phòng, chống sạt lở, sụt lún, suy thoái nước ngầm, xâm thực biển. Phát triển mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe, đáp ứng yêu cầu về phòng chống dịch bệnh và các bệnh mới phát sinh do BĐKH gây ra; bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường.

Mặt khác, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, thực hiện các giải pháp nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH; phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái thân thiện với môi trường. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và khai thác thủy sản bền vững, nâng cao khả năng chống chịu của nông nghiệp BĐKH ở từng khu vực. Phát triển các mô hình sinh kế bền vững, chú trọng đào tạo, chuyển đổi nghề và hỗ trợ công nghệ, tiếp cận các nguồn vốn cho người dân ở những vùng chịu nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH.

Nâng cao nhận thức, kiến thức, năng lực quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH cho cán bộ, người dân, đặc biệt ở vùng có nguy cơ cao về thiên tai. Tập trung phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng KT-XH, chú trọng các công trình đa mục tiêu, công trình liên vùng có khả năng chống chịu và thích ứng với BĐKH. Củng cố, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đê sông, đê biển và các công trình thủy lợi. Xây dựng, nâng cấp khu neo đậu tàu thuyền, tránh trú bão theo quy hoạch gắn kết với dịch vụ hậu cần, thông tin nghề cá.

Và một giải pháp rất quan trọng nữa trong chủ động ứng phó với BĐKH là quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên hiện có; tăng khả năng phòng hộ của rừng đầu nguồn, rừng ven biển; phát triển rừng trồng gỗ lớn và phục hồi cảnh quan rừng. Quản lý bền vững tài nguyên rừng gắn với bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao dịch vụ hệ sinh thái. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ, quản lý và phát triển rừng nhằm cải thiện sinh kế, tăng thu nhập và cơ hội việc làm trong lâm nghiệp.

Quy hoạch, đầu tư, bố trí di dời, sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên chịu tác động của khí hậu cực đoan, nhất là nơi có nguy cơ cao xảy ra bão, lũ, nước dâng; tăng năng lực phòng chống lũ quét, sạt lở đất, phòng chống bão, lũ lớn; tác hại của hạn hán, triều cường và xâm nhập mặn. Nâng cao chất lượng thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn nguy hiểm, bất thường có thể ảnh hưởng và gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường với độ tin cậy, chính xác cao đến tận người dân.

Đồng Nai: Tạm ngưng tiếp nhận rác sinh hoạt của 3 huyện, thành phố

Cụ thể, Công ty CP dịch vụ Sonadezi – đơn vị quản lý Khu xử lý chất thải Quang Trung cho biết, thời gian qua phải tiếp nhận rác thải của 8/11 thành phố nhưng với công suất 1,2 ngàn tấn/ngày, nhiều thời điểm đã vượt công suất tiếp nhận. Hiện tại công ty đã vận hành 13/14 ô chôn lấp hợp vệ sinh, chỉ còn 1 ô đang thi công nhưng gặp nhiều khó khăn.

tm-img-alt
Khu xử lý chất thải xã Quang Trung (H.Thống Nhất) sẽ tạm ngưng tiếp nhận rác thải của 3 huyện, thành phố gồm TP.Biên Hòa, H.Long Thành và H.Nhơn Trạch 

Được biết từ tháng 9-2022 đến nay, công ty đã có các văn bản và báo cáo trực tiếp với lãnh đạo UBND tỉnh xin điều chỉnh quy hoạch nhưng chưa được phê duyệt để đầu tư xây thêm ô chôn lấp mới.

Một khó khăn nữa mà doanh nghiệp gặp phải là nhiều địa phương chậm thanh toán, chi tiền tạm ứng tiền xử lý rác năm 2023.

Để đáp ứng khả năng xử lý rác thải sinh hoạt, đơn vị kiến nghị các cơ quan, ban ngành sớm hoàn thành thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch để đầu tư thêm ô chôn lấp mới nhằm đáp ứng việc xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn được hiệu quả.

Biến đổi khí hậu có thể khiến 30% dân số toàn cầu phải di cư

Chuyên gia Kokorin cho rằng nỗ lực của các quốc gia nhằm đạt được mức trung hòa carbon sẽ giúp tránh được kịch bản tiêu cực. Tuy nhiên, ngay cả khi mọi thứ diễn ra thuận lợi, một phần dân số thế giới sẽ buộc phải di cư do thiếu nước sạch.

Ông Kokorin cũng cho rằng người Nga về hưu bắt đầu tính đến biến đổi khí hậu khi chọn nơi sinh sống. Ông chỉ ra rằng những người từ Chukotka trước đây thường cố gắng đến vùng Krasnodar khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, họ lại đến các tỉnh Omsk và Novosibirsk, bởi Krasnodar giờ đây đã quá nóng đối với họ. Điều đó cho thấy con người đã điều chỉnh nơi cư trú của họ vì khí hậu.

Theo ông Kokorin, nhiệt độ mùa Hè ở Krasnodar có thể tăng lên trên 40°C, mức có hại cho người lớn tuổi đã sống ở miền Bắc trong nhiều năm.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Trung hòa carbon là một trong những điều kiện để thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu (COP). Hiện Mỹ và thành viên Liên minh châu Âu (EU) dự định đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050. Mốc thời gian này với Nga và Trung Quốc là vào năm 2060, còn Ấn Độ là năm 2070.

Tháng Sáu vừa qua, Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên hợp quốc dự báo rằng trong 5 năm, nhiệt độ toàn cầu có thể đạt mức kỷ lục. Điều này là do hoạt động phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và sự thay đổi pha của dòng hải lưu từ La Nina sang El Nino.

Theo WMO, có 66% khả năng nhiệt độ bề mặt toàn cầu hàng năm sẽ tăng cao hơn 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp. Đây sẽ là lần đầu tiên lịch sử nhân loại ghi nhận mức tăng cao như vậy.

Ngoài ra, có 98% khả năng là ít nhất 1 trong 5 năm tới, và cả giai đoạn 5 năm nói chung, sẽ nóng nhất từng được ghi nhận.

Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas cho biết: “Hiện tượng El Nino dự kiến sẽ phát triển trong những tháng tới và điều này sẽ kết hợp với biến đổi khí hậu do con người gây ra để đẩy nhiệt độ toàn cầu lên một mức chưa từng có. Điều này sẽ gây ra những tác động sâu rộng đối với sức khỏe, an ninh lương thực, quản lý nước và môi trường”.

Thông thường, El Nino làm tăng nhiệt độ toàn cầu vào năm sau khi nó phát triển và trong trường hợp này, có nghĩa là năm 2024, thế giới sẽ phải hứng chịu những tác động của nó.

Thỏa thuận Paris đặt ra các mục tiêu dài hạn để hướng dẫn tất cả các quốc gia giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này ở mức 2°C đồng thời theo đuổi các nỗ lực hạn chế mức tăng hơn nữa đến 1,5°C, để tránh hoặc giảm các tác động bất lợi và các tổn thất, thiệt hại liên quan.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 3/7/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề