Chủ nhật, 28/04/2024 01:01 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 7/3/2023

MTĐT -  Thứ ba, 07/03/2023 16:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 7/3/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 7/3/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Ủy ban Khoa học, CN&MT của Quốc hội thẩm tra sơ bộ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Chiều ngày 6/3, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức Hội nghị Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy chủ trì Hội nghị.

Trên cơ sở các quy định của Luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết thi hành Luật; các Bộ, ban, ngành, các cấp chính quyền địa phương tích cực triển khai thi hành Luật, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền 68 văn bản để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và triển khai Luật, trong đó có 13 Nghị định (5 Nghị định sửa đổi, bổ sung), 20 Quyết định của Thủ tướng và 35 Thông tư.

Tại các địa phương, theo số liệu báo cáo 63 tỉnh, đã ban hành 445 văn bản hướng dẫn, thi hành Luật Tài nguyên nước và các quy định của Nghị định. Đến nay, về cơ bản các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước đã được hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước.

060320230542-dsc_1305.jpg
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Trọng Quỳnh)

Về điều tra cơ bản tài nguyên nước, trong thời gian vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành được danh mục lưu vực sông liên tỉnh; danh mục lưu vực sông nội tỉnh; danh mục nguồn nước liên tỉnh, danh mục nguồn nước liên quốc gia (nguồn nước mặt); 06 địa phương ban hành danh mục dòng chảy tối thiểu trên sông suối nội tỉnh theo thẩm quyền.

Bộ cũng đã công bố dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng của các công trình thủy lợi, thủy điện đối với 642 hồ chứa, đập dâng của 582 công trình thủy lợi, thủy điện; việc tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia cũng đang được tiến hành theo Quyết định 1383/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chỉnh phủ về phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025.

Việc xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước đang thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030, đến nay đã đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành 23 trạm tài nguyên nước mặt độc lập, 23 trạm thủy văn lồng ghép trạm tài nguyên nước mặt ở 11 lưu vực sông liên tỉnh và một số kết quả khác trong hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước đang thực hiện ở Trung ương và địa phương.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Bắc Giang: Công ty cổ phần Xây dựng thương mại 559 bị phạt 120 triệu đồng

Theo đó, trong khoảng thời gian từ tháng 4/2022 đến 2/2023, Công ty cổ phần Xây dựng thương mại 559 đã khai thác đất trong dự án khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Diện tích khai thác 300 nghìn m2, từ Km 21 - Km 41 tại các xã Tiến Thắng, Tam Tiến, Canh Nậu, Đồng Tiến thuộc huyện Yên Thế. Tổng khối lượng đào đất khoảng hơn 2 triệu m3 (khối lượng đào đắp tại chỗ hơn 851 nghìn m3; khối lượng tập kết trong dự án hơn 1,2 triệu m3). Diện tích chưa thực hiện khai thác là 664,5 nghìn m2, khối lượng đào hơn 1,56 triệu m3.

Công ty cổ phần Xây dựng thương mại 559, bị xử phạt 120 triệu đồng.
Công ty cổ phần Xây dựng thương mại 559 thi công tại một công trình trúng thầu..

Với hành vi trên, Công ty cổ phần Xây dựng thương mại 559 bị Chủ tịch UBND huyện Yên Thế xử phạt 120 triệu đồng; Đồng thời buộc doanh nghiệp phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại UBND tỉnh.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, doanh nghiệp phải thực hiện nộp phạt theo quy định, nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế theo quy định.

Hải Dương triển khai Tháng Tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1

Để phục vụ cho công tác tiêu độc, khử trùng vệ sinh môi trường, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương đã cấp hơn 2.800 lít hóa chất cho 12 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp địa phương.

tm-img-alt
Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập đội phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình. Ảnh: ITN

Các cơ sở chăn nuôi phát quang cây cỏ xung quanh chuồng trại, thu gom phân rác để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh; vệ sinh, tiêu độc toàn bộ chuồng trại, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, thức ăn… Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực chuồng nuôi và vùng phụ cận 2 lần/tuần; rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi.

Các cơ sở ấp nở trứng gia cầm thu gom vỏ trứng sau khi ấp nở để tiêu hủy; xông hoặc phun khử trùng máy ấp, phun tiêu độc khử trùng hằng ngày toàn bộ diện tích cơ sở ấp trứng, các phương tiện vận chuyển. Cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung; điểm giết mổ nhỏ lẻ cần vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi ca giết mổ và trước khi nhập mới...

Bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông Cửu Long

Quy hoạch với mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước ngọt, lợ, mặn gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.

Bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và các tác hại do nước gây ra, có lộ trình phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông và thích ứng với biến đổi khí hậu.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

Từng bước thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia trên cơ sở xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu tài nguyên nước, bảo đảm kết nối với hệ thống thông tin tài nguyên môi trường, các ngành có khai thác, sử dụng nước.

Mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu cơ bản của Quy hoạch, gồm: 100% các vị trí giám sát dòng chảy xuyên biên giới được giám sát tự động, trực tuyến; 100% các nguồn nước liên tỉnh được công bố khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải; 100% công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước được giám sát vận hành và kết nối hệ thống theo quy định; 100% hồ, ao, đầm, kênh, rạch không được san lấp theo quy định phải được công bố và quản lý chặt chẽ; 50% nguồn nước thuộc đối tượng lập hành lang bảo vệ nguồn nước được cắm mốc theo quy định; 100% nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn quốc gia trước khi xả vào nguồn nước, hệ thống thoát nước chung.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

WMO thông qua nghị quyết về kế hoạch giám sát khí nhà kính toàn cầu

Mức tăng nồng độ CO2 từ năm 2020-2021 cao hơn tốc độ tăng trung bình trong thập kỷ qua và mức độ tăng khí methane hằng năm cũng mạnh nhất từ khi cơ quan này bắt đầu đo đạc.

Hội đồng Điều hành của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đã thông qua kế hoạch xây dựng Cơ sở Hạ tầng giám sát khí nhà kính toàn cầu mới nhằm lấp đầy những khoảng trống về thông tin quan trọng và hỗ trợ hành động để giảm lượng khí vốn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấm lên toàn cầu.

Theo thông cáo báo chí ngày 6/3, nghị quyết của hội đồng trên công nhận tầm quan trọng xã hội ngày càng tăng của việc giám sát khí nhà kính nhằm hỗ trợ nâng cao hiểu biết khoa học về hệ thống Trái Đất.

tm-img-alt
Khói bốc lên từ một nhà máy xử lý rác thải ở Paris (Pháp) ngày 18/9/2022. (Ảnh: AFP)

Nghị quyết cũng nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải củng cố nền tảng khoa học cho các hành động giảm thiểu khí thải từ các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Nghị quyết hướng đến bồi đắp kinh nghiệm của WMO trong việc điều phối hợp tác quốc tế trong dự báo thời tiết, phân tích khí hậu và dựa trên các hoạt động lâu dài trong giám sát khí nhà kính, nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ liên quan dưới sự bảo trợ của Tổ chức Theo dõi khí quyển toàn cầu được thành lập vào năm 1989 và Hệ thống Thông tin tích hợp khí nhà kính toàn cầu (IG3IS).

WMO sẽ điều phối các nỗ lực trong khuôn khổ hợp tác quốc tế, để tận dụng mọi năng lực giám sát khí nhà kính hiện có - các hệ thống quan sát trên không gian và trên bề mặt, tất cả các khả năng mô hình hóa và đồng hóa dữ liệu có liên quan - trong một khuôn khổ hoạt động, tích hợp.

15 người thiệt mạng, hàng chục người mất tích sau vụ lở đất tại Indonesia

Hình ảnh do Cơ quan giảm thiểu thiên tai quốc gia (BNPB) cung cấp cho thấy bùn và đất đá từ vụ lở đất đã chôn vùi các ngôi nhà gần một vách đá trên đảo Serasan xa xôi. Có thể nhìn thấy những mảnh kim loại bị xé toạc khỏi mái nhà và cây đổ.

Các quan chức cho biết, ngôi làng xa xôi nơi xảy ra vụ lở đất ở vùng Natuna, tỉnh Riau, kết hợp với thời tiết xấu và đường dây liên lạc bị đứt, đã khiến các nỗ lực cứu hộ trở nên phức tạp.

Người đứng đầu Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Natuna, ông Abdul Rahman cho biết: “Chúng tôi đã được cập nhật rằng 50 người mất tích, 15 người chết đã được tìm thấy. Một đội tìm kiếm và cứu nạn gồm 60 người đã khởi hành đến khu vực bị thảm họa từ cảng Penagi ở đảo Natuna vào buổi chiều”.

tm-img-alt
Một khu vực bị mưa lớn và lở đất tàn phá ở Indonesia. Ảnh: AP

Indonesia dễ bị sạt lở đất trong mùa mưa, trầm trọng hơn ở một số nơi do nạn phá rừng và mưa xối xả kéo dài đã gây lũ lụt ở các khu vực khác nhau của quốc gia quần đảo này.

Mưa lớn và kết cấu đất không ổn định là nguyên nhân dẫn đến thảm họa trên. Những người sống sót hiện đã được sơ tán khỏi khu vực Searasan. Dự kiến số người thiệt mạng sẽ còn tăng lên. Văn phòng tìm kiếm và cứu nạn tại Natuna đã triển khai một nhóm binh sĩ, cảnh sát, lực lượng phòng cháy chữa cháy, nhân viên của cơ quan quản lý thảm họa khu vực tới hiện trường.

Các chuyên gia cho biết các thảm họa liên quan đến thời tiết của đất nước có thể đang trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu. Lũ lụt ở quận Banjar, thuộc vùng Borneo của Indonesia, vốn đã làm hơn 17.000 ngôi nhà bị ngập và cuộc sống bị gián đoạn trong một tháng qua.

Nước láng giềng Malaysia cũng vừa hứng chịu mưa lớn và lũ lụt lớn. Ít nhất 4 người đã thiệt mạng và gần 41.000 người phải sơ tán vào tuần trước tại một số bang của nước này.

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 7/3/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề