Chủ nhật, 28/04/2024 00:20 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 9/10/2023

MTĐT -  Thứ hai, 09/10/2023 16:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 9/10/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 9/10/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Đêm nay (9/10), miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Đêm nay, miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường, có nơi dưới 16 độ C - Ảnh 1.
Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

Dự báo diễn biến không khí lạnh:

Trên đất liền: khoảng đêm 9/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 2-3; vùng ven biển cấp 3-4.

Ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời lạnh về đêm và sáng. Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 21-24 độ, riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 18-21 độ, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ.

Trên biển: từ gần sáng ngày 10/10, ở vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc lại mạnh lên cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao 2,0-3,0m, biển động.

Tỉnh Yên Bái tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Nạn nhân là ông Nguyễn Quyết Tiến, sinh năm 1959; bà Phạm Bích Liên, sinh năm 1962, cùng cư trú thôn Gốc Nhội xã Yên Thái và em Hoàng Thu Trang, sinh năm 2011, thôn Làng Quạch, xã Ngòi A, huyện Văn Yên.

a1(1).jpg
Nhiều tuyến đường TP. Yên Bái ngập sâu trong nước (ảnh sáng 7/10)

Toàn tỉnh đã có 61 nhà bị thiệt hại, trong đó huyện Văn Yên có 2 nhà bị cuốn trôi hoàn toàn cùng nhiều nhà bị tốc mái, đổ tường do sạt lở đất trên địa bàn TP. Yên Bái, huyện Trấn Yên và Văn Yên. Gần 140ha hoa màu bị thiệt hại và ảnh hưởng. Mưa lũ cũng gây vỡ bờ hơn 64ha nuôi thủy sản; một số đường dây trung áp, đường dây hạ áp, cột điện của ngành điện bị hư hỏng. Sau mưa lũ, người dân còn bị thiệt hại về tài sản khác như: Xe máy, xi măng, ô tô bị hư hỏng do ngập nước…trong đó chủ yếu tại khu vực TP. Yên Bái.

Về công trình công cộng có 4 công trình bị hư hỏng, ảnh hưởng. Về giao thông, các tuyến trên địa bàn huyện Văn Yên: Đường tỉnh lộ 163 đoạn qua địa phận xã Yên Thái, tuyến đường Mậu A - Tân Nguyên bị sạt lở nhiều điểm; tổng khối lượng đất đá trên 11.100 m3 với chiều dài trên 11 km; cầu bị cuốn trôi 2 cái; 2 ngầm bị sập gẫy tại xã Yên Thái.

a2(1).jpg
Người dân TP. Yên Bái bị thiệt hại nặng nề về tài sản

Tại huyện Trấn Yên nhiều tuyến đường dẫn đến trung tâm các xã, thôn bị sạt lở, tổng khối lượng đất đá trên 1.000 m3 với chiều dài trên 64 mét. Các tuyến trên địa bàn huyện Yên Bình bị sạt lở nhiều điểm; tổng khối lượng đất đá trên 200 m3 với chiều dài trên 73 mét ; hư hỏng 1 cầu bê tông rộng 1,4 mét, dài 20 mét; sập 1 cầu dân sinh tại thôn Đoàn Kết, xã Bảo Ái. Ước tính thiệt hại trên 10 tỷ đồng.

Ngay sau khi nhận được tin báo của địa phương bị thiệt hại, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã khẩn trương kiểm tra, thống kê thiệt hại và huy động các lực lượng tại chỗ tham gia tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, giúp đỡ các hộ di chuyển nhà, tài sản đến nơi an toàn; hỗ trợ gia đình có người bị chết tổ chức mai táng. Bố chí chỗ ăn, ngủ cho các hộ gia đình có nhà bị cuốn trôi, cuốn trôi đồ đạc hiện đang ở cùng người thân, ổn định cuộc sống.

Mưa lớn đã khiến tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai đoạn qua địa phận xã Yên Thái, huyện Văn Yên bị sạt lở nghiêm trọng, đã có trên 20 chuyến tàu, trong đó có 4 chuyến tàu chở khách phải hủy chuyến.

a3(2).jpg
Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai đoạn qua địa phận xã Yên Thái, huyện Văn Yên bị sạt lở nghiêm trọng.

Điểm sạt lở chạy qua địa phận xã Yên Thái, huyện Văn Yên thuộc lý trình từ km180+90 đến km 180+125 khu gian Ngòi Hóp – Mậu A tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai. Mưa lớn đã khiến tuyến đường bị sụt toàn bộ nền đường sâu khoảng 6m. Việc sạt lở taluy tại đây đã khiến toàn bộ tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai phải tạm dừng hoạt động từ lúc 2h10 phút ngày 7/10/2023. Do điều kiện địa hình, thời tiết bất lợi, khiến việc sửa chữa, khắc phục sự cố của ngành đường sắt gặp nhiều khó khăn.

Công ty Cổ phần đường sắt Yên – Lào tập trung vận chuyển, tập kết khoảng 1.500 m3 đá để kè và gia cố toàn bộ chân taluy tại điểm sạt lở. Các công nhân đã làm việc thông ngày đêm với quyết tâm cao nhất để thông tuyến.

Ông Lê Minh Thái – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần đường sắt Yên – Lào cho biết: Việc khắc phục điểm sạt lở gặp rất nhiều khó khăn do mặt bằng thi công hẹp, không những vậy trời mưa rất to anh em không thể thi công. Anh em công ty đã cố gắng làm việc thông đêm để khắc phục, đảm bảo thông tuyến sớm nhất.

Với tinh thần, trách nhiệm cao của mỗi cán bộ, công nhân cùng với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo ngành đường sắt, Công ty Cổ phần đường sắt Yên – Lào quyết tâm khắc phục sự cố, khắc phục xong điểm sạt lở này vào tối 8/10.

a4(1).jpg
Các công nhân của Công ty Cổ phần đường sắt Yên – Lào làm việc thông ngày đêm để thông tuyến.

Để tiếp tục chủ động ứng phó với mưa lũ các địa phường cần duy trì công tác trực 24/24, giờ theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo; thông tin kịp thời đến tận các thôn, bản để chính quyền, người dân biết, chủ động phòng tránh. Đồng thời, sẵn sàng các phương án ứng phó đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cùa người dân khi có tình huống xảy ra. Đồng thời, Chỉ đạo Ban chỉ huy các xã, thị trấn tiếp tục rà soát, thống kê thiệt hại, theo dõi diễn biến thời tiết, kịp thời báo cáo khi có thiệt hại xảy ra.

Yên Phong (Bắc Ninh): Nâng cao nhận thức sử dụng nước sạch cho người dân

Trạm nước sạch tập trung Tam Giang (Yên Phong) có công suất thiết kế 14.500 m3/ngày, đêm; chất lượng nguồn nước đạt tiêu chuẩn QCVN 01-2009-BYT của Bộ Y tế. Sau gần 10 năm hoàn thành, vận hành cấp nước nhưng tỷ lệ người dân sử dụng mới chỉ đạt hơn 50% số hộ.

Thống kê của Trạm nước sạch tập trung Tam Giang, số hộ dân đăng ký đấu nối, lắp đặt công tơ tại 8 xã, phường do trạm cung cấp nguồn nước khoảng 20.000 hộ. Tuy nhiên, sau gần 10 năm hoàn thành, đưa vào sử dụng, đến nay mới chỉ có khoảng 12.000 hộ thường xuyên sử dụng, đạt tỷ lệ 60%. Theo ông Nguyễn Hữu Bình, Cụm trưởng Cụm Nước sạch Tam Giang, kể từ khi hoàn thành, đưa vào vận hành đến nay, nhà máy cấp nước tập trung góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng sống, khắc phục tình trạng dùng nước kém chất lượng của người dân tại 8 địa phương: Tam Giang, Đông Thọ, Hòa Tiến, Yên Phụ, Văn Môn, Đông Tiến (Yên Phong), Hương Mạc, Phù Khê (thành phố Từ Sơn).

Cải thiện ô nhiễm môi trường nước mạch ngầm trong khu vực do các giếng khoan hộ gia đình lấy nước. Quy trình xử lý nước của nhà máy được tiến hành qua 5 giai đoạn: Nước sau xử lý cấp cho mục đích sinh hoạt, bảo đảm yêu cầu chất lượng. Kết quả xét nghiệm các chỉ số: Màu sắc, độ đục, độ PH, độ cứng, hàm lượng Fe, MN, Asen, NH4, tồn dư Clo, Coliform tổng số… đều thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN01: 2009/BYT của Bộ Y tế. Với phương châm: “Chất lượng nguồn nước là sự quan tâm hàng đầu, từ khi đưa vào sử dụng đến nay, hàng tháng, trạm đều gửi mẫu kiểm nghiệm đến Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bắc Ninh để kiểm tra chất lượng nguồn nước. Kết quả kiểm nghiệm hàng tháng cho thấy, chất lượng nước tốt, đạt các chỉ tiêu xét nghiệm về mùi, vị, màu sắc, pH, độ đục, clo dư, hàm lượng Asen, Coliform tổng số, coliform chịu nhiệt”.

Nâng cao nhận thức sử dụng nước sạch cho người dân
Cán bộ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh kiểm tra tại trạm nước sạch xã Tam Giang (Yên Phong).

Là một trong những gia đình đầu tiên sử dụng nước của Trạm nước sạch tập trung Tam Giang, ông Nguyễn Văn Hiệp, ở thôn Trung Bạn, xã Đông Thọ chia sẻ: “Trước kia gia đình thường dùng nước giếng trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, do nguồn nước không được bảo đảm nên hầu hết các thiết bị đun nấu, đồ dùng đựng nước đều bị ố vàng, hoen gỉ, nước uống có mùi tanh. Từ khi chuyển sang dùng nước của Trạm cung cấp, gia đình yên tâm vì nước trong, sạch cặn. Hàng tháng, Trạm đều gửi mẫu đi xét nghiệm và niêm yết công khai, tôi có tham khảo chất lượng và thấy rất ổn”.

Mặc dù công suất, chất lượng nguồn nước bảo đảm nhưng đến nay công suất thực tế của nhà máy nước sạch tập trung Tam Giang chỉ đạt 12.000 m3/ngày, đêm; tỷ lệ hộ sử dụng nước chỉ đạt khoảng 60%, thậm chí tỷ lệ hộ sử dụng ở 2 phường Phù Khê, Hương Mạc chỉ đạt 30% số hộ. Nguyên nhân, do nhiều hộ dân có thói quen dùng nước giếng khoan, nước mưa trong sinh hoạt hàng ngày và tiết kiệm chi phí, chưa lường hết được tác hại của việc sử dụng nguồn nước không bảo đảm vệ sinh. Nước giếng khoan thường có tỷ lệ nhiễm phèn, nhiễm sắt cao. Nước sau khi được bơm đựng vào các bình, bể lắng lọc thường có các hiện tượng nổi váng màu vàng, cặn vàng, nước có mùi tanh.

Trước thực tế tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch chưa cao, cùng với nâng cao chất lượng nguồn nước, những năm gần đây Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh phối hợp các địa phương thường xuyên tổ chức các lớp phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức sử dụng nguồn nước sạch cho người dân. Thông qua tập huấn, các hộ được tuyên truyền, phổ biến các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; thực trạng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh; các kiến thức về nguồn nước sạch, nước hợp vệ sinh; nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước; ảnh hưởng của nguồn nước ô nhiễm đến sức khoẻ con người; các hình thức cung cấp nước; các biện pháp xử lý nước; các phương tiện trữ nước an toàn trong hộ gia đình. Sử dụng nguồn nước chưa qua xử lý mỗi ngày là nguyên nhân chính dẫn đến sự tích tụ các mầm bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe của mỗi người. Ở mức độ nhẹ có thể gây hiện tượng dị ứng da, nhiễm trùng đường ruột, đau mắt; mức độ nặng có thể gây ung thư…

Ngoài ra, nguồn nước ô nhiễm, không bảo đảm chất lượng cũng sẽ làm giảm tuổi thọ, độ bền của vật dụng chứa đựng tiếp xúc trực tiếp trong nhà. Việc cung cấp nước sạch không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn góp phần vào mục tiêu chung tay thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, chính quyền địa phương cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng nước sạch, để chương trình mục tiêu đưa nước sạch về nông thôn đạt hiệu quả hơn nữa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng nông thôn.

Miền Trung sắp mưa lớn diện rộng

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hôm nay (9/10), khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to đến rất to.

Lượng mưa tính từ 0-14 giờ ngày 9/10 có nơi trên 100mm như Suối Lương (Đà Nẵng) 219.4mm, Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 131mm, Ia Me (Gia Lai) 168mm, Ea Sin (Đăk Lăk) 148.4mm.

Dự báo từ chiều tối 9/10 đến ngày 10/10, khu vực Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 100mm.

tm-img-alt

Cơ quan khí tượng khuyến cáo, từ khoảng đêm 10/10 đến ngày 13/10, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng, cường độ phổ biến là mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, nguy cơ cao xảy ra ngập úng vùng trũng thấp và sạt lở đất, lũ quét tại vùng núi.

Nhận định xa hơn, khoảng ngày 14-19/10, khu vực từ Nghệ An đến Quảng Ngãi tiếp tục đón mưa vừa, cục bộ có mưa to và rải rác có dông.

Đà Nẵng cảnh báo nguy cơ sạt lở, ngập úng cục bộ

Chiều tối ngày 8 đến trưa ngày 9-10, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa đo được tại suối Lương là 199,8mm, suối Đá 170,2mm, Hòa Bắc 111mm, Hòa Sơn 106,8mm, Hòa Cường Nam 93,4mm..., nhiều tuyến đường, khu dân cư xảy ra ngập úng cục bộ. Lượng mưa lớn cũng khiến độ ấm đất đạt trạng thái bão hòa và gần bão hòa.

tm-img-alt
Mưa lớn cũng có nguy cơ xảy ra ngập úng cục bộ tại các khu đô thị và các vùng trũng thấp. Ảnh minh hoạ

Trước diễn biến mới của thời tiết, trưa 9-10, Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ ban hành bản tin dự báo nhanh và cảnh báo ngập úng, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Dự báo đến chiều tối 9-10, trên địa bàn thành phố tiếp tục có mưa vừa, có nơi mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 20-40mm.

Tại các xã Hòa Ninh, Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Phú, Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Sơn, Hòa Nhơn, Hòa Tiến, Hòa Phước, Hòa Châu (H. Hòa Vang) và P. Thọ Quang (Q. Sơn Trà) có nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở trên các sườn dốc.

Mưa lớn cũng có nguy cơ xảy ra ngập úng cục bộ tại các khu đô thị và các vùng trũng thấp. Nguy cơ cao tác động đến khu dân cư, các cơ sở hạ tầng ở những vùng có độ dốc lớn, sông suối hẹp, ngập úng vùng trũng thấp các khu dân cư nội thành.

Đà Nẵng triển khai cuộc thi “Gen Z Đà Nẵng – Hành động xanh vì biển quê hương”

Đây là hoạt động nhằm tuyên truyền giảm thiểu rác thải nhựa đại dương được sự bảo trợ của Tổ chức Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (VASI).

tm-img-alt
Các dự án có tính khả thi sẽ được BTC kết nối nguồn lực để triển khai trong cộng đồng

Các đội dự án sẽ trải qua các lớp đào tạo về kỹ năng xây dựng và triển khai dự án, kỹ năng làm việc nhóm, học hỏi các kiến thức về các hoạt động, chương trình, mô hình bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa; từ đó được định hướng, lên ý tưởng và xây dựng, trình bày dự án trước Ban Giám khảo chương trình.

Đặc biệt, trong chương trình, các đội dự án sẽ được tham gia một hành trình trải nghiệm thực tế, tham quan các mô hình bảo vệ môi trường tại thành phố Hội An.

Các nội dung của hoạt động “Gen Z Đà Nẵng, Hành động xanh vì biển quê hương” năm 2023 được triển khai với 04 giai đoạn chính diễn ra từ 8-9-2023 đến 8-10-2023 gồm: Lập nhóm và tham gia đào tạo; Lên ý tưởng và phát triển dự án; Tham quan thực tế một số dự án môi trường; Trình bày và đánh giá dự án.

Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Nguyễn Thị Anh Thảo cho biết, hoạt động là mô hình hoạt động mới sáng tạo, ý nghĩa lần đầu tiên Thành Đoàn – Hội đồng Đội thành phố tổ chức với sự đồng hành của Trung tâm An toàn môi trường và hóa học.

Trước mắt, hoạt động được triển khai thí điểm tại quận Thanh Khê và căn cứ trên hiệu quả, giá trị của các dự án, hoạt động sẽ tiếp tục được triển khai với hình thức phù hợp tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Thành Đoàn sẽ tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm để hiện thực hóa các dự án xuất sắc của thanh thiếu nhi tham gia chương trình trong giai đoạn 2023 – 2025.

Kết thúc hành trình, Ban tổ chức trao Giải Nhất cho dự án của học sinh trường THCS Nguyễn Trãi; Giải Nhì cho dự án của học sinh trường THCS Huỳnh Thúc Kháng; Giải Ba cho dự án của học sinh trường THCS Hoàng Diệu; Giải Sáng tạo cho dự án của học sinh trường THCS Lê Thị Hồng Gấm.

Cộng đồng làm sạch bờ biển Quất Lâm, huyện Giao Thủy (Nam Định)

Sáng ngày 08/10, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Nam Định, UBND huyện Giao Thủy, huyện Đoàn Giao Thủy, UBND thị trấn Quất Lâm và các bên liên quan tổ chức sự kiện “Cộng đồng làm sạch bờ biển” tại khu vực bãi biển thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Sự kiện này là hoạt động tham gia chương trình quốc tế về Làm sạch bờ biển (viết tắt là ICC) được Tổ chức Bảo tồn Đại dương (Ocean Conservancy) khởi xướng hơn 30 năm trước đây tại Mỹ và hiện được thực hiện ở hàng trăm nước trên toàn cầu.

Hoạt động ICC đã được Trung tâm MCD phổ biến và thực hiện tại Nam Định từ nhiều năm qua. Đồng thời, đây là sự kiện hưởng ứng phong trào Chống rác thải nhựa do Thủ tướng phát động ngày 09/06/2019, góp phần thực hiện Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, và hưởng ứng kế hoạch của Bộ TN&MT và của UBND tỉnh Nam Định về các hoạt động “Chung tay làm cho thế giới sạch hơn” năm 2023.

tm-img-alt
Bà Hồ Thị Yến Thu, Phó Giám đốc thường trực Trung tâm MCD

Phát biểu về sự kiện, bà Hồ Thị Yến Thu, Phó Giám đốc thường trực Trung tâm MCD cho biết: “Hoạt động cộng đồng làm sạch bờ biển được MCD hỗ trợ các địa phương tổ chức thường niên tại các vùng ven biển và hải đảo, nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư và các bên liên quan ở vùng ven biển trong những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thúc đẩy hành động của mỗi người trong giảm thiểu rác thải biển, bảo tồn hệ sinh thái và môi trường biển".

MCD tin rằng, hoạt động “Cộng đồng làm sạch bờ biển” tại Quất Lâm là một trong những sáng kiến thiết thực đối với chương trình “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn” năm 2023 tại Nam Định và đóng góp một cách hiệu quả cho việc thúc đẩy thực hiện Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030”.

Tham dự sự kiện có các đại diện của Sở TN&MT Nam Định và các đơn vị Chi cục Bảo vệ Môi trường, Phòng biển, Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; đại diện UBND huyện Giao Thủy, Phòng TN&MT huyện Giao Thủy, huyện Đoàn Giao Thủy, UBND thị trấn Quất Lâm, Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy; các cơ quan đoàn thể huyện Giao Thủy và thị trấn Quất Lâm; các đơn vị truyền thông, báo chí và trên 250 tình nguyện viên là thanh niên, học sinh và cộng đồng địa phương. Các số liệu và thông tin thu được từ hoạt động “Cộng đồng làm sạch bờ biển” sẽ đóng góp cho bộ cơ sở dữ liệu ICC toàn cầu.

tm-img-alt
Ông Đỗ Quang Trung, Phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh Nam Định.

Ông Đỗ Quang Trung, Phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh Nam Định chia sẻ: “Sở TN&MT tỉnh Nam Định vinh dự là đầu mối hợp tác cùng MCD thực hiện nhiều dự án, hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại tỉnh Nam Định. Chúng tôi trân trọng cảm ơn các nỗ lực của MCD và sự ủng hộ của các nhà tài trợ đối với tỉnh Nam Định, đặc biệt là các hoạt động dành cho cộng đồng như tăng cường năng lực và truyền thông".

Phó Giám đốc Đỗ Quang Trung hi vọng rằng sự kiện này sẽ thu hút sự quan tâm, thúc đẩy hành động của các cơ quan, đoàn thể và cộng đồng về các vấn đề liên quan đến môi trường nói chung và rác thải nhựa đại dương nói riêng. "Ngày 11/9/2023 vừa qua, UBND tỉnh Nam Định có ban hành kế hoạch 123/KH-UBND về các hoạt động hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn và chúng tôi rất vui vì sự kiện này là một điểm nhấn trong các sáng kiến thực hiện kế hoạch đó và cũng góp phần thực hiện Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 04/02/2020 của UBND tỉnh Nam Định về QLRTNĐD đến năm 2030”.

tm-img-alt

Trao đổi về sự kiện này, ông Nguyễn Tiến Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Giao Thủy, cho biết: “Tình trạng rác thải tại bãi biển thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy đang là vấn đề nan giải. Rác thải từ nhiều nguồn như từ đất liền theo dòng chảy từ sông ngòi ra biển, từ ngoài biển dạt vào, từ du lịch xả ra và cũng do các hoạt động của cộng đồng dân cư sinh sống tại nơi đây. Chúng tôi cho rằng hoạt động “Cộng đồng làm sạch bờ biển” sẽ giúp toàn thể nhân dân, các lực lượng và các đoàn viên thanh niên huyện Giao Thủy có nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường và thúc đẩy thực hành việc thu gom, phân loại rác thải, tái sử dụng, tái chế, và không xả rác ra biển, đại dương”. 

Hoạt động này diễn ra trong khuôn khổ dự án “Giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa trên sông Hồng’’ do Tổ chức Bảo tồn đại dương tài trợ và Trung tâm MCD chủ trì thực hiện, phối hợp với Sở TN&MT và các địa phương và cơ quan liên quan tại Nam Định. 

Số nạn nhân thiệt mạng trong trận lũ quét tại Ấn Độ tăng gần gấp đôi

Trong báo cáo mới nhất công bố ngày 8/10, giới chức Ấn Độ cho biết, đợt lũ vừa qua đã gây hậu quả nghiêm trọng tại bang Sikkim, phá hủy hơn 1.200 nhà dân. Lũ lụt cũng đã phá hủy nhiều cầu đường, khiến hàng nghìn người vẫn đang bị cô lập giữa dòng nước lũ.

Lực lượng cứu hộ đã giải cứu hơn 2.500 người mắc kẹt trong vùng lũ. Hoạt động sơ tán người dân bị nạn gặp nhiều khó khăn do hệ thống cầu đường bị nước lũ tàn phá, hệ thống giao thông liên lạc mất tín hiệu.

Có 3.000 người mắc kẹt tại một số trung tâm lánh nạn ở phía Bắc của bang do máy bay sơ tán không thể cất cánh theo đúng kế hoạch do thời tiết xấu. Con số thương vong do mưa lũ ở Ấn Độ vẫn chưa dừng lại do hiện vẫn còn hơn 100 người mất tích.

Hôm 4/10, mưa lớn tại khu vực hồ Lhonak ở bang miền núi Sikkim đã khiến mực nước đập Chungthang ở thượng nguồn dâng cao, buộc cơ quan quản lý phải xả nước xuống hạ nguồn, gây lũ lụt và lũ quét ở khu vực hạ nguồn sông Teesta, gần biên giới của Ấn Độ với Nepal và Trung Quốc.

tm-img-alt
Đường phố ngập lụt nặng nề sau khi trận lũ quét qua. (Ảnh: India Today NE)

Đây là đợt thiên tai mới nhất gây thiệt hại về người và tài sản tại vùng núi Nam Á.

Lũ quét thường xảy ra trong mùa mưa, vốn kéo dài từ tháng 6 đến cuối tháng 9 tại Ấn Độ. Thông thường đến tháng 10 không còn những cơn mưa lớn tại Ấn Độ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, biến đổi khí hậu đang làm gia tăng tần suất và hậu quả nghiêm trọng của các trận mưa trong mùa mưa ở nước này.

Các nhà khoa học cảnh báo, thảm họa tương tự sẽ còn xảy ra với mức độ nghiêm trọng ngày càng gia tăng tại khu vực dãy Himalaya. Nguyên nhân là do nhiệt độ toàn cầu tăng đẩy nhanh tốc độ băng tan, khiến mực nước sông dâng cao và hình thành các hồ nước lớn dẫn tới nguy cơ lũ quét khi xảy ra hiện tượng thời tiết cực đoan.

Cùng với mưa lớn gây lũ lụt, các sông băng tan chảy cũng tạo ra một lượng nước lớn, trong khi việc xây dựng không theo quy hoạch tại các khu vực dễ xảy ra lũ làm gia tăng mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra.

Các sông băng trên dãy Himalaya đang tan chảy nhanh hơn bao giờ hết do Trái đất ấm lên, khiến các cộng đồng cư dân đối mặt với những thảm họa khó lường.

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 9/10/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề